Ảnh Internet

Ảnh Internet

Cấp, thoát nước cần 219.000 tỷ đồng đầu tư, phải tăng giá nước!

(ĐTCK) Tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai kết quả Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) diễn ra tại Hà Nội sáng 23/6, Bộ Xây dựng dự tính, giai đoạn 2014-2020, lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn đô thị cần nguồn vốn đầu tư khoảng trên 219.000 tỷ đồng.

Tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai kết quả Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) diễn ra tại Hà Nội sáng 23/6, Bộ Xây dựng dự tính, giai đoạn 2014-2020, lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn đô thị cần nguồn vốn đầu tư khoảng trên 219.000 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Tường Văn, Phó cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), hiện việc xử lý chất thải rắn đô thị chủ yếu vẫn là chôn lấp. Đặc biệt, chỉ có 121/458 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (chiếm 16,5%), 337 bãi không hợp vệ sinh (chiếm 83,5%).

Về cấp, thoát nước đô thị, ông Văn cho biết, hiện 80% người dân đô thị đã được sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung. Dù vậy, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch vẫn cao (chiếm bình quân 26%), trong khi hệ thống thoát nước hiện chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Năng lực thoát nước đô thị kém do hệ thống đã cũ kỹ, được đầu tư quá nhiều thời kỳ nên thiếu đồng bộ, nhiều đường ống xuống cấp…

Theo Bộ Xây dựng, trong 5 năm qua (2010-2014), cả nước đã đầu tư khoảng 42.000 tỷ đồng cho lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn đô thị. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm trên 80% (trong đó vốn vay ODA chiếm tới 45%), phần còn lại là vốn từ khu vực tư nhân.  

Giai đoạn 2014-2020, Bộ Xây dựng dự tính, lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn đô thị cần nguồn vốn đầu tư khoảng trên 219.000 tỷ đồng. Để thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, ông Văn cho biết, Bộ Xây dựng đang rà soát các quy định, chính sách để thu hút tư nhân tham gia.

Đặc biệt, trong tâm chương trình là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện quy định và lộ trình điều chỉnh giá nước sạch trên cơ sở tính đúng, tính đủ, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng; triển khai thực hiện dự án theo mô hình hợp tác công - từ (PPP)…

Tin bài liên quan