Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chậm trễ, các dòng chảy lớn chuyển dịch chậm như chuyển nông nghiệp – công nghiệp, dịch vụ; nông thôn sang thành thị, nhà nước sang tư nhân…  (ảnh minh họa)

Tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chậm trễ, các dòng chảy lớn chuyển dịch chậm như chuyển nông nghiệp – công nghiệp, dịch vụ; nông thôn sang thành thị, nhà nước sang tư nhân… (ảnh minh họa)

41% mục tiêu cho tái cơ cấu nền kinh tế khó hoàn thành

(ĐTCK) Những kết quả được công bố tại Hội thảo đánh giá giữa kỳ kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) vừa tổ chức ngày 5/9 cho thấy vẫn còn nhiều rào cản làm chậm quá trình tái cơ cấu kinh tế.

41% mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu khó hoàn thành

Theo số liệu được CIEM công bố, kết quả sơ bộ về tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2018 cho thấy, trong số 16 định hướng, chính sách lớn và 120 nhóm nhiệm vụ thực hiện ở cấp bộ ngành được Nghị quyết 27/NQ-CP đưa ra, chỉ có 25,8% nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng; 57,5% nhiệm vụ đang triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng; 16,7% nhiệm vụ đã triển khai và chưa ra kết quả.

Đáng chú ý, trong số các nhiệm vụ đang triển khai chậm hoặc chưa triển khai, có những nhiệm vụ đang tiến triển chậm như cơ cấu lại vùng kinh tế và thực hiện đô thị hóa mới triển khai được 50%, phát triển khu vực kinh tế tư nhân mới triển khai được 66,7%, phát triển và thúc đẩy chuyển giao công nghệ 66,7%, phát triển kết cấu hạ tầng 66,7%, cơ cấu lại DNNN thực hiện 75% khối lượng mục tiêu nhiệm vụ, cơ cấu lại các ngành công nghiệp thực hiện 75%. Nhiều hạng mục tuy đang triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng.

Đánh giá chung về 16 mục tiêu, định hướng lớn, CIEM nhận định 24% mục tiêu cơ cấu lại dự kiến hoàn thành; 32% có khả năng hoàn thành và tới 41% mục tiêu sẽ khó hoàn thành.

Trong số các mục tiêu khó hoàn thành đáng chú ý có hạng mục cơ cấu lại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước với tỷ lệ khó hoàn thành lên tới 67%, hạng mục dịch chuyển các nguồn lực nhân tố sản xuất với tỷ lệ khó hoàn thành là 57%, cơ cấu lại lĩnh vực nông nghiệp còn 44% khó hoàn thành, cơ cấu lại khu vực dịch vụ còn 43%, hạng mục cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công tuy có khả quan hơn song cũng còn tới 29% khó hoàn thành. Tương tự là hạng mục cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng tỷ lệ khó hoàn thành cũng lên tới 30%.

Đánh giá chung về 16 mục tiêu, định hướng lớn, CIEM nhận định 24% mục tiêu cơ cấu lại dự kiến hoàn thành; 32% có khả năng hoàn thành và tới 41% mục tiêu sẽ khó hoàn thành.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Ciem, thực trạng này cho thấy nhìn về tổng thể thì mặc dù chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cách thức tăng trưởng có thay đổi tích cực song chất lượng tăng trương chưa được cải thiện nhiều, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chậm trễ, các dòng chảy lớn chuyển dịch chậm như chuyển nông nghiệp – công nghiệp, dịch vụ; nông thôn sang thành thị, nhà nước sang tư nhân… 

Thủ tục hành chính chưa giảm, chi phí tuân thủ gia tăng

Luật sư Lê Văn Hà dẫn số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu Trung tâm tâm hành chính quốc gia thống kê cho thấy, hiện vẫn có trên 7.200 thủ tục hành chính với chi phí tuân thủ tốn kém và có xu hướng tăng, đặc biệt là các loại chi phí, lệ phí liên quan đến doanh nghiệp.

Một ví dụ cụ thể được luật sư Hà dẫn chứng là lệ phí đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp theo Thông tư 263/2016/BTC-TT tăng trung bình 150-200%  các loại lệ phí phổ biến, lệ phí công bố hợp quy – công bố sự phù hợp đối với thực phẩm công nghiệp, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng tăng 3 lần, tương đương 1,5 triệu đồng.

Không chỉ tăng về chi phí, lệ phí mà thời gian thực hiện và hoàn thành thủ tục hành chính vẫn tiếp tục tình trạng dây dưa, kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền Trademark thường xuyên bị kéo dài, vượt quá thời hạn quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Tính bất hợp lý của công tác “Chứng nhận của chứng nhận” trong đăng ký kinh doanh và Thủ tục công bố hợp quy với sản phẩm, biến các thủ tục này thành thủ tục “xin-cho”.

Cụ thể về điều kiện kinh doanh, hầu hết các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh đều có thủ tục Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, mặc dù các điều kiện kinh doanh ”về cơ bản là chứng chỉ- bằng cấp chuyên môn, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, chứng nhận về đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy..., để hợp thức hóa thường kèm theo những điều kiện mập mờ như: Có trang thiết bị phù hơp, phương án kinh doanh, sơ đồ mô tả khu vực kinh doanh... gây khó khăn cho doanh nghiệp

Về thủ tục công bố hợp quy, hợp chuẩn theo điều 45, 48, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật 2006 quy định doanh nghiệp phải  đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy taị cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên hiện nay các thủ tục này được quy định theo hướng thẩm định - cấp phép nhiều hơn là ”đăng ký”.

“Thủ tục hành chính vẫn là trọng tâm của hoạch định chính sách của người dân và dư luận xã hội. Nút thắt này dường như càng cố gắng tháo gỡ càng thắt chặt. Nếu không bỏ được nút thắt thì cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế sẽ gặp cản trở. Môi trường kinh doanh cho kinh tế số lại đáng lo ngại. Việt Nam vẫn bị xếp hạng thấp trong Asean”, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

Liên quan đến hoạt động thanh kiểm tra, kết quả thống kê cho thấy cụm từ “thanh tra, kiểm tra” có trong tất cả các văn bản Luật. Thanh tra là thủ tục tuân thủ Luật Thanh tra 2010. Hệ quả  của thủ tục “kiểm tra” có thể đem đến nhiều chế tài đối với tổ chức và cá nhân kinh doanh, bao gồm chế tài hành chính, chế tài hình sự. Không có Luật quy định về thủ tục kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến chuyên gia đề xuất bỏ thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, chuyển việc kiểm tra thủ tục kinh doanh sang hậu kiểm; “xã hội hóa” thủ tục đăng ký hợp quy, hợp chuẩn.

Đối với hoạt động thanh kiểm tra, cần ban hành Luật về Kiểm tra Doanh nghiệp, quy định thẩm quyền, thủ tục, nội dung, trình tự hoạt động kiểm tra, chỉ thực hiện kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Viện trưởng Ciem Nguyễn Đình Cung

Việc triển khai những giải pháp hiện có như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, xử lý nợ xấu cần phải tăng quy mô, tốc độ và đảm bảo tính thực chất, đầy đủ, không hình thức, nửa vời.

Phải có nhóm chuyên gia độc lập thẩm định các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành… trước khi trình Chính Phủ. Bỏ cách thức quản lý kinh tế can thiệp quá sâu vào nội bộ doanh nghiệp, phi thị trường.

Cải thiện việc phân bổ nguồn lực theo hướng thị trường hơn, phát triển các doanh nghiệp tư nhân theo hướng thực hiện các giải pháp hỗ trợ “người thắng cuộc”.

Theo đó, tập hợp các dự án đầu tư quy mô lớn của tư nhân trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch…, lựa chọn, chỉ đạo các địa phương, bộ có liên quan giải quyết ngay vướng mắc về đất đai, môi trường kinh doanh để đất đã giao đưa vào sử dụng. Giải quyết các bất hợp lý về thuế, nhập khẩu, các loại phí; xoá bỏ độc quyền của tổng công ty cảng hàng không, cho phép, vận động và hỗ trợ hãng hàng không tư nhân xây mới, hoặc đầu tư mở rộng sân bay hiện có… 

Tin bài liên quan