Đầu tư thế nào để hiệu quả trong bối cảnh thị trường phái sinh hàng hoá bước vào siêu chu kỳ tăng giá "supercyce"?

Đầu tư thế nào để hiệu quả trong bối cảnh thị trường phái sinh hàng hoá bước vào siêu chu kỳ tăng giá "supercyce"?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giá cả nhiều loại hàng hóa quốc tế tăng mạnh trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế ủng hộ cùng tâm lý dòng tiền cởi mở vào thị trường phái sinh hàng hóa giai đoạn này, theo đánh giá của hanghoa24.com, cả bên mua và bên bán đều có thể hành động quyết liệt hơn với chiến lược giao dịch bám theo vùng dao động.

Thị trường hàng hóa tuần vừa qua dù vẫn chịu nhiều biến động với hệ quả từ thông tin tàu Ever Given bị mắc kẹt tại kênh đào Suez, dẫn tới việc đứt gãy giao thương của 13% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới. Thế nhưng, về cơ bản, nhiều loại hàng hóa vẫn duy trì được đà tăng khi vẫn đón nhận kỳ vọng của giới đầu tư toàn cầu trong xu hướng Supercyle.

Sau một năm 2020 đầy cố gắng, mặc dù GDP giảm tới 3,5%, kinh tế Mỹ đã sẵn sàng cho một sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 nhờ chương trình tiêm chủng đang được đẩy nhanh.

Gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD đầy tham vọng của nước Mỹ đã được Tổng thống Joe Biden ký ban hành, đang là một chỉ báo tốt với xu hướng hàng hóa quốc tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Bởi khi đó, người Mỹ chi tiêu nhiều hơn thông qua việc mua hàng hóa nước ngoài.

Ghi nhận của Sàn giao dịch hanghoa24.com, nhóm nguyên liệu công nghiệp, Robusta, dầu đậu, vẫn đang được giới đầu tư đặt cược tăng trưởng giá trong dài hạn, trong khi đó ở nhóm nông sản, kim loại, ngô hay kim loại đồng vẫn nằm trong các cuộc bàn tán xôn xao trên phố Wall, đặc biệt là tại Mỹ trong tuần vừa qua.

Giá đậu tương biến động sau chuỗi ngày tăng giá

Giá đậu tương biến động sau chuỗi ngày tăng giá

Một số mặt hàng khác có chiều hướng giảm nhẹ sau chuỗi tăng giá liên tục, nhưng biên độ giảm đã dần thu hẹp lại, do đo, nhiều khả năng chưa đủ lý do để các nhà đầu tư phái sinh hàng hóa toàn cầu đóng vị thế mua trong dài hạn khi vẫn còn nhiều dự đoán lạc quan về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và thế giới với những dấu hiệu ổn định.

Tối ngày 31/3, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ công bố hai báo cáo lớn trong năm là báo cáo Prospective Planting và Grains Stocks. Xu hướng chậm lại để chờ đợi 2 báo này thường thấy hàng năm bên cạnh việc vắng bóng các đơn hàng từ Trung Quốc sau một thời gian dài nhập khẩu ồ ạt để phục hồi đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi và để tích trữ cũng sẽ là thông tin để các nhà đầu tư cân nhắc hơn trong việc lựa chọn chiến lược đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.

Tính riêng thị trường Việt Nam, theo thống kê của Gở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tính từ đầu tháng 3/2021, lượng tiền giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh từ các nhà đầu tư Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng khi đã đạt tới ngưỡng 2.700 tỷ đồng/ phiên, tăng gần 25% so với hồi cuối năm 2020.

Về mặt vĩ mô, dù đồng USD đã có đà tăng trở lại, nhưng xu thế này vẫn chưa rõ ràng và xét trong thời gian vừa qua, đồng tiền này vẫn đang trong giai đoạn suy yếu. Từ đó, các mặt hàng bạc, đồng, bạch kim vẫn có thể kỳ vọng vào xu hướng giá tăng trong tương lai, nhất là khi nhu cầu về năng lượng tái tạo và làn sóng phổ cập xe điện vẫn đang rất lớn.

Các kim loại đồng, nickel, bạc và platinum (bạch kim), những vật liệu quan trong đối với pin xe điện, trạm sạc pin xe điện và mạng lưới điện tăng lên. Các chuyên gia dự báo sẽ mất rất nhiều thời gian để mở rộng sản lượng các kim loại này, đáp ứng nhu cầu ‘năng lượng xanh’ đang gia tăng.

Ở góc độ khác, nhiều quốc gia lớn tại châu Âu đã bắt đầu tiêm chủng vaccine trở lại sau khi EMA khẳng định tính an toàn và hiệu quả của vaccine AstraZeneca. Đây là yếu tố tích cực hỗ trợ việc tăng giá cho các mặt hàng năng lượng trong thời gian tới, vì châu Âu là 1 khu vực tiêu thụ lớn.

Với các nhà đầu tư hàng hóa phái sinh Việt Nam hiện nay, theo nhìn nhận của hanghoa24.com, tâm lý nhất quán và đồng thuận lớn cùng việc việc giao dịch thuận theo xu hướng sẽ giúp các nhà đầu tư tăng tỷ lệ chiến thắng cao hơn.

Trong thị trường giá cả hàng hóa biến động “lình xình” tăng như hiện tại, chiến lược giao dịch trong trung hạn nên duy trì vị thế mua và quản trị rủi ro. Xen kẽ các vị thế mua trung và dài hạn, có thể cân nhắc thêm vị thể mua bổ sung (lướt ngắn hạn) ở một số mặt hàng đang có nhu cầu thiết yếu với lượng tiền vừa đủ để đảm bảo gia tăng lợi nhuận của mình.

Tuy nhiên, gia tăng thêm các vị thể mua bổ sung cần có sự chủ động linh hoạt ứng biến với các sự kiện, tin tức mới là điều mà nhà đầu tư nên có sự chuẩn bị. Đồng thời, cũng cần cân nhắc dựa vào báo cáo đánh giá từ các nhóm chuyên gia hay các đơn vị môi giới chuyên nghiệp.

Nhìn chung, động lực thúc đẩy cho thị trường hiện tại là các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Mỹ, tín hiệu từ vaccine Covid 19 và sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sẽ là tín hiệu dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và giá của các loại hàng hóa.

Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ FTV là thành viên top đầu của Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Và là số ít trong danh sách các thành viên tham gia từ ngày thành lập Sở được kinh doanh tất cả các mặt hàng trong danh mục đầu tư hàng hóa. Với đội ngũ chuyên gia có 7-9 năm kinh nghiệm trong thị trường tài chính nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng. Chúng tôi cung cấp đến khách hàng những thông tin chính xác - kịp thời để đảm bảo lợi ích cao nhất của khách hàng.

Quý khách có nhu cầu mở tài khoản và tư vấn giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ:

Hotline: 0983 668 883

Website: Ftv.com.vn – hanghoa24.com

Tin bài liên quan