Chủ đầu tư Dự án cầu Vàm Cống đã khắc phục xong các sự cố và được thông xe vào giữa tháng 5/2019.

Chủ đầu tư Dự án cầu Vàm Cống đã khắc phục xong các sự cố và được thông xe vào giữa tháng 5/2019.

Hư hỏng tại 6 công trình giao thông tai tiếng đã khắc phục đến đâu?

Tư lệnh ngành GTVT cho biết, hiện 6 dự án giao thông từng xuất hiện những khiếm khuyết về chất lượng đã được cơ bản khắc phục xong.

Đây là một trong những nội dung trong Báo cáo số 5177/BC – BGTVT vừa được Bộ GTVT gửi các Đại biểu Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, bên cạnh những công trình chất lượng cao, tại một số dự án vẫn còn những khiếm khuyết về chất lượng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do năng lực thi công và ý thức của nhà thầu, chất lượng cục bộ tại một số gói thầu còn hạn chế; ngoài ra, vấn đề xe quá tải, mưa lũ, biến đổi khí hậu, mật độ tàu thuyền tăng cao dẫn đến ùn tắc gây sói lở bờ trên một số kênh đường thủy cũng là những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến dân sinh của người dân sinh sống trong khu vực.

Tư lệnh ngành GTVT cũng điểm mặt 6 dự án xuất hiện một số hư hỏng cục bộ đã được Bộ GTVT phát hiện và xử lý trong thời gian qua.

Hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Theo Bộ GTVT, sau khi được đưa vào khai thác sử dụng. Theo đó, sau hơn một năm đưa vào khai thác 65 km đầu tuyến thuộc đoạn Đà Nẵng - Tam Kỳ (từ ngày 02/8/2017), khoảng cuối tháng 9/2018 đã xuất hiện một số hư hỏng cục bộ lớp bê tông nhựa tạo nhám dày 03cm tại một số vị trí thuộc đoạn 65 km nêu trên với tổng diện tích hư hỏng (ổ gà) khoảng 70m2/3,1 triệu m2.

Những hư hỏng này đã được các đơn vị kiểm tra có Biên bản hiện trường và báo cáo ban quản lý dự án. Tuy nhiên, công tác sửa chữa và phân làn giao thông chưa được thực hiện kịp thời, triệt để đã phát sinh xuống lớp bê tông nhựa phía dưới tạo ổ gà, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; mặt khác, công tác cung cấp thông tin cho báo chí chưa đầy đủ, kịp thời đã gây dư luận xã hội không tốt.

Tư lệnh ngành GTVT khẳng định là đã chỉ đạo quyết liệt công tác sửa chữa, đến ngày 17/10/2018 đã khắc phục các hư hỏng mặt đường đã được sửa chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của Dự án và an toàn khai thác.

Đối với các công trình cầu, cống chui dân sinh với khoảng 46 vị trí/426 tổng số cầu, cống còn có khiếm khuyết chủ yếu do nước mưa thấm xuống dưới qua khe hở 2cm giữa hai đơn nguyên cầu và lan vào cánh dầm; một số cầu có rêu bám ở mố, trụ do nước mưa thấm xuống khi chưa hoàn thành khe co giãn; một số cầu do hư hỏng ống thoát nước, xô lệch phễu thu nước; tại một số cống chui dân sinh, do tấm ngăn nước giữa hai đốt cống bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông và do chưa hoàn thiện khe nối đúng yêu cầu (cắt mạch và chèn ma tít). Hiện tại, các khiếm khuyết về chất lượng công trình cầu, cống chui dân sinh đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục.

Hư hỏng mặt đường tại Quốc lộ 1 qua Phú Yên, Bình Định sau mưa bão năm 2016-2017. Bộ GTVT cho biết là việc khai thác công trình với mật độ, lưu lượng, tải trọng  lớn trên tuyến trong điều kiện mưa, lũ ngập lụt thường xuyên đã gây nên tình trạng hư hỏng mặt đường. Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo ban quản lý dự án, nhà đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện nghĩa vụ bảo hành, cơ bản hoàn thành công tác khắc phục, sửa chữa để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

Song song với việc sửa chữa hư hỏng mặt đường để đảm bảo an toàn giao thông, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có các biện pháp nhằm tăng cường khả năng chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt của khu vực. Kết quả đến tháng 5/2019, đoạn qua tỉnh Bình Định, Phú Yên sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã cơ bản hoàn thành theo nguồn vốn được bố trí; đối với 2 dự án BOT Bắc và Nam Bình Định, Bộ GTVT chỉ đạo ban quản lý dự án, nhà đầu tư khẩn trương triển khai, đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Nứt dầm ngang trên đỉnh trụ P28, P29 cầu Vàm Cống. Sự cố tại Dự án này xuất phát nguyên nhân nứt dầm ngang do sự kết hợp của các nhóm nguyên nhân gồm ứng suất tập trung, ứng suất dư và chất lượng đường hàn tại vị trí nứt. Theo kết quả nghiên cứu của tư vấn độc lập quốc tế, việc xảy ra vết nứt là rất hiếm gặp (với xác xuất rất thấp) và chỉ xảy ra khi có sự xuất hiện đồng thời cùng lúc của nhiều nguyên nhân, tại cùng một vị trí.

Do cầu Vàm Cống là công trình cầu dây văng có khẩu độ lớn, kết cấu phức tạp nên việc nghiên cứu giải pháp khắc phục được tiến hành thận trọng, khắc phục toàn bộ các nguyên nhân và an toàn trong quá trình thi công; đồng thời, quá trình thi công phải tuân thủ chặt chẽ đúng trình tự nên việc xử lý khắc phục mất nhiều thời gian. Hiện nay, công trình cầu Vàm Cống đã được nghiệm thu nhà nước và đưa vào khai thác, sử dụng. Ngày 19/5/2019 dự án chính thức được thông xe, nối liền huyết mạch phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện tượng nứt tại một số trụ, bản mặt phần cầu cạn gói J2, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Theo Bộ GTVT, trong quá trình thi công phần cầu cạn các gói J2, J2 và J3 đã xảy ra hiện tượng nứt xà mũ, bản mặt cầu tại một số vị trí. Nguyên nhân nứt do tư vấn đã sử dụng phương pháp thiết kế theo triết lý dự ứng lực bán phần. Bộ GTVT đã chỉ đạo nghiên cứu điều chỉnh thiết kế thành kết cấu dự ứng lực toàn phần. Hiện nay, việc điều chỉnh thiết kế đã đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và ổn định lâu dài của công trình.

Bên cạnh những công trình còn tồn tại về chất lượng như nêu trên, cục bộ tại một số dự án có gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân quanh khu vực sau khi dự án đi vào khai thác sử dụng, cụ thể như sau:

Hiện tượng xói lở tại Dự án kênh Chợ Gạo. Theo Bộ GTVT, Dự án được phân kỳ đầu tư làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 của Dự án được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2015 đáp ứng nhu cầu vận tải trước mắt; giai đoạn 2 của Dự án vẫn chưa được triển khai do gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Sau khi bàn giao đưa vào khai thác Giai đoạn 1, mật độ tàu, thuyền tăng cao, tuyến đường thủy này đến nay đã quá tải và xảy ra ùn tắc trong thời gian cao điểm, đồng thời gây xói lở bờ, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân hai bên bờ kênh.

Trong phạm vi thuộc giai đoạn 1 của dự án không xảy ra hiện tượng sạt lở, hầu hết bờ kênh sạt lở nằm trong phạm vi sẽ được xây dựng các công trình gia cố bảo vệ trong giai đoạn 2 của Dự án. Với việc sạt lở như trên, giải pháp tạm thời trước mắt đã được địa phương thực hiện như kè một số đoạn sạt lở nghiêm trọng bằng kết cấu hàng cừ tràm kết hợp với đất đắp.

Bộ GTVT đánh giá việc đầu tư dự án Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - Giai đoạn 2 là rất cần thiết và cấp bách. Vì lẽ đó, Bộ GTVT đã hoàn thiện các thủ tục trình bổ sung dự án vào Kế hoạch trung hạn 2016-2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chỉ đạo Ban quản lý các dự án Đường thuỷ thực hiện rà soát, điều chỉnh dự án theo quy định.

Hiện tượng sạt lở bờ tại Dự án Luồng sông Hậu. Bộ GTVT cho biết, về tổng thể Dự án Luồng sông Hậu gồm các hạng mục xây lắp nạo vét luồng, đê chắn sóng, kè bảo vệ bờ trên kênh Quan Chánh Bố, đường dân sinh, 2 khu nước tránh tàu và một số công trình phục vụ quản lý, khai thác.

Do nguồn kinh phí bố trí để thực hiện đầu tư đồng bộ các hạng mục xây lắp không đủ, dẫn đến việc phải lựa chọn những hạng mục quan trọng, ưu tiên đầu tư trước; trong đó hạng mục kè bảo vệ bờ trên kênh Quan Chánh Bố cũng phải lựa chọn những đoạn xung yếu đầu tư trong giai đoạn bố trí vốn đợt 1.

Sau khi bàn giao đưa vào khai thác tuyến luồng, các tàu thuyền lớn di chuyển trên luồng tạo ra sóng tác động vào bờ, biên độ giao động của thủy triều lớn hình thành dòng chảy mạnh, bên cạnh đó là việc biến đổi khí hậu những năm gần đây, cùng việc một số đoạn chưa có kết cấu kè bảo vệ bờ, nền địa chất yếu nên đã xảy ra hiện tượng sạt lở trên một số đoạn.

Vị trí sạt lở một số đoạn vượt qua ranh giới đã được cắm mốc giải phóng mặt bằng trong giai đoạn 1. Trước mắt, Bộ GTVT đã phối hợp với địa phương thực hiện đền bù thỏa đáng cho các hộ bị ảnh hưởng. Việc sớm bố trí kinh phí để đầu tư theo quy mô dự án được duyệt là cần thiết và cấp bách. Hiện nay, đang chờ Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép sử dụng nguồn vốn còn dư đợt 1 để triển khai xây dựng trước hệ thống kè bảo vệ bờ trên kênh

âng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, chuẩn bị dự án đầu tư. Thực hiện chặt chẽ khâu tuyển chọn các đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của dự án để chuẩn bị dự án.

Đặc biệt, đối với các dự án, công trình lớn, công nghệ mới, phức tạp phía Việt Nam chưa tự chủ được cần thuê tư vấn, chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để đưa ra các giải pháp quy hoạch, thiết kế, xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp (ví dụ như đối với dự án đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, lựa chọn nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cầu Mỹ Thuận 2... vừa qua, Bộ GTVT đều mời các tư vấn quốc tế lớn, có kinh nghiệm tham gia, tư vấn cho các dự án).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, để nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động đối với các chủ thể tham gia dự án, Bộ sẽ gắn trách nhiệm người đứng đầu các chủ thể đối với kết quả, hiệu quả thực hiện các dự án, đồng thời kiên quyết loại bỏ, xử lý nghiêm các nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng, tư vấn vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng. 

Bộ này cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự kiểm tra, giám sát của xã hội; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, thông tin đến xã hội, người dân được biết để từ đó huy động và duy trì sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong việc tham gia giám sát, phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án để cơ quan chức năng có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo tiến độ và chất lượng, tránh bức xúc trong dư luận.

Tin bài liên quan