Một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong thế kỷ 21 là vừa phải cung cấp đủ năng lượng cho toàn thế giới vừa phải đồng thời giảm lượng phát thải khí CO2 và giảm giá thành sản xuất năng lượng. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong thế kỷ 21 là vừa phải cung cấp đủ năng lượng cho toàn thế giới vừa phải đồng thời giảm lượng phát thải khí CO2 và giảm giá thành sản xuất năng lượng. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Điện gió: Xu hướng tất yếu của phát triển bền vững

Với nhu cầu điện năng ngày càng tăng, Việt Nam cũng đang từng bước coi việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, trong đó có phong điện là “chìa khóa” để giải quyết bài toán về an ninh năng lượng, qua đó góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển xanh của đất nước.

Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế.

Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia.

Cuộc chạy đua khai thác nhiên liệu hoá thạch bằng mọi giá của con người đang tiến đến trần giới hạn chịu đựng của tự nhiên, khiến môi trường sống bị ô nhiễm, khí hậu biến đổi, gây nên những bất ổn đối với an sinh xã hội và trở thành một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, đe dọa sự tồn vong của nhân loại.

Ý thức được điều đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang chuyển từ sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo để hướng đến phát triển bền vững. Ở nhiều khu vực, nguồn điện năng từ các dự án năng lượng tái tạo đã tương đương lượng điện năng từ các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phá vỡ ngưỡng giới hạn mà chúng ta từng tin là bất khả thi.

Trong Quy hoạch điện Quốc gia điều chỉnh giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/3/2016, mục tiêu phát triển điện gió của Việt Nam được đặt ra là tổng công suất nguồn điện gió đạt 800 MW vào năm 2020, đạt 2.000 MW năm 2025 và đạt khoảng 6.000 MW năng lượng gió vào năm 2030.

Hiện, tại khu vực châu Âu, gần 50% các dự án phát triển điện mới là dự án điện gió. Tại Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, trong tháng 3 vừa qua, chính quyền nước này cũng đã cho đóng cửa nhà máy nhiệt điện chạy than cuối cùng tại thủ đô Bắc Kinh để chuyển sang dùng điện tái tạo và điện chạy bằng khí gas.

Theo Báo cáo mới nhất của IEA, trên phạm vi toàn cầu, trong năm 2016, đầu tư vào phong điện và điện mặt trời đã đã lớn gấp 2 lần đầu tư vào điện sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch. Cũng theo Báo cáo này, ước tính phong điện, điện mặt trời và điện khí gas sẽ thay thế hoàn toàn điện than trong 25 năm tới.

Tại Việt Nam, sự khởi sắc của nền kinh tế từ sau Đổi Mới làm nhu cầu về điện gia tăng đột biến trong khi năng lực cung ứng chưa phát triển kịp thời.

Bộ Công thương đã đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng điện sản xuất bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 là 10,7%/năm và giai đoạn 2021-2025 là 8,6%/ năm.

Và để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức, Chính phủ Việt Nam đánh giá việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược xét trên mọi khía cạnh cả về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và phát triển bền vững, giảm thiểu tác động môi trường.

Hầu hết các chuyên gia đều nhận định Việt Nam có tiềm năng lớn đối với loại hình năng lượng điện gió. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong khu vực, vượt qua Lào, Campuchia và Thái Lan.

Theo đó, trữ lượng gió của Việt Nam ước tính đạt 513.360 MW, hơn gấp 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020. Nghiên cứu của WB cũng cho thấy, 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn. Con số tương ứng của Campuchia là 0,2%, Lào là 2,9% và Thái Lan là 0,2%.

Chính vì vậy, trong Quy hoạch điện Quốc gia điều chỉnh giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/3/2016, mục tiêu phát triển điện gió của Việt Nam được đặt ra là tổng công suất nguồn điện gió đạt 800 MW vào năm 2020, đạt 2.000 MW năm 2025 và đạt khoảng 6.000 MW năng lượng gió vào năm 2030. Nhiều chuyên gia cho biết đây vẫn là mức thấp so với tiềm năng về điện gió khổng lồ tại nước ta.

Để thúc đẩy đầu tư phát triển điện gió đáp ứng được mục tiêu đã đề ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, trong đó quy định giá điện FiT cho điện gió và quy định Bên mua điện phải bao tiêu toàn bộ sản lượng điện gió phát lên hệ thống.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các tổ chức như WB, GIZ và KfW đang tiến hành Chương trình đo gió tại khoảng 30 điểm trên toàn quốc nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tiềm năng gió đầy đủ và cập nhật bản đồ gió Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục hoàn chỉnh khung chính sách pháp lý, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức và phương thức quản lý trong lĩnh vực điện gió. Đặc biệt thực hiện chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ, Bộ Công Thương đã tổ chức nghiên cứu sửa đổi giá bán điện gió ở các mức khác nhau cho các khu vực dự án trong đất liền và trên biển để thống nhất áp dụng cho tất cả các dự án điện gió trên phạm vi cả nước theo hướng tăng giá mua điện gió quy định tại Quyết định 37/2011/QĐ-TTg.

Điện gió: Xu hướng tất yếu của phát triển bền vững ảnh 1

Mục tiêu phát triển điện gió của Việt Nam được đặt ra là tổng công suất nguồn điện gió đạt 800 MW vào năm 2020, đạt 2.000 MW năm 2025 và đạt khoảng 6.000 MW năng lượng gió vào năm 2030. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet 

Nắm bắt xu hướng chung của thế giới cũng như định hướng khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Chính Phủ, đã có khoảng 50 dự án điện gió được đăng ký đầu tư tại Việt Nam và đã có 4 dự án với tổng công suất 159.2 MW đã đi vào vận hành thương mại.

Mới đây nhất, Dự án phong điện Phương Mai 3 tại Khu kinh tế Nhơn Hội (Quy Nhơn – Bình Định) có công suất 21 MW - 28 MW, bao gồm 14 tuabin với tổng mức đầu tư từ 40 – 50 triệu USD cũng đã được công ty HALCOM cùng đối tác quốc tế bắt tay đầu tư.

Với diện tích 140 ha, dự án dự kiến sẽ cung cấp lên lưới khoảng 72 triệu Kwh điện/năm và giảm phát thải khoảng 40.000 tấn CO2/năm.

Đại diện HALCOM cho biết, dự án sẽ  được triển khai trong năm 2017 – 2018. Khi hoàn thành đi vào vận hành, doanh thu dự kiến của có thể đạt 150 tỷ/năm.

Tin bài liên quan