“Đối thủ” này không phải là Iran với kế hoạch tham vọng sớm trở lại mức sản lượng trước khi bị cấm vận, hay là Nga, địch thủ lâu năm.
Câu trả lời chính xác là: ngay cả khi việc sản xuất dư thừa chấm dứt, kho dầu dự trữ hơn 1 triệu thùng được tích tụ từ năm 2014 sẽ vẫn được duy trì và đè nặng lên giá dầu.
Kho dự trữ dầu của các quốc gia sản xuất dầu hàng đầu sẽ vẫn chất đống cho tới cuối năm 2017, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và phải mất hàng năm trời để có thể tiêu thụ lượng dầu này.
“Chúng ta có thể đạt được sự cân bằng cung – cầu vào cuối năm nay, tuy nhiên, thị trường cũng chẳng có nhiều khác biệt. Bởi chúng ta sẽ lại chứng kiến các kho dầu dự trữ gây lụt trên thị trường dầu mỏ. Việc giảm bớt sản lượng xuống mức phù hợp với nhu cầu là không đủ”, Mike Wittner, giám đốc thị trường dầu mỏ tại Societe Generale SA tại New York cho biết.
Trước đó, lịch sử đã từng chứng minh điều này. Goldman Sachs Group Inc chỉ ra rằng, trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1998-1999, khi nhu cầu sụt giảm vì khủng hoảng tài chính châu Á, giá dầu thô vẫn tiếp tục giảm ngay cả khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cắt giảm sản lượng 2 lần vào tháng 3 và tháng 6/1998. Giá dầu chỉ ngừng giảm khi các kho dự trữ dầu tại các nền kinh tế phát triển bắt đầu được tiêu thụ bớt vào đầu năm 1999 và đà hồi phục của nguyên liệu thô này bắt đầu.
Kho dự trữ dầu tại các quốc gia đang phát triển liên tục tăng mạnh từ năm 2014
Vào khoảng cuối năm 2014, kho dầu dự trữ của các quốc gia phát triển ở mức trung bình và cho tới cuối năm nay, các kho dự trữ trên toàn cầu đã chất thêm khoảng 1,1 tỷ thùng, theo số liệu của IEA. Trong năm 2017, sẽ có thêm 37 triệu thùng dầu nữa được cất vào các kho dự trữ. Như vậy, theo tính toán của IEA, và ước tính của Energy Aspescts Ltd rằng 290 triệu thùng dầu sẽ chảy vào kho dự trữ của Trung Quốc, phải tới tận năm 2021 số dầu dư thừa tại các kho dự trữ mới bắt đầu cạn.
Ả Rập Xê út trong tuần trước đã nhắc lại rằng, quốc gia này sẽ không tăng tốc quá trình cân bằng lại cung cầu trên thị trường bằng cách cắt giảm sản lượng của mình. Trong khi vương quốc này và các thành viên OPEC khác đã đồng ý với Nga về việc giữ nguyên sản lượng ở mức hiện tại, việc hợp tác để cắt giảm sản lượng “sẽ không xảy ra”, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê út Ali al-Naimi cho biết tại Hội nghị HIS CERAWEEK diễn ta tại Houston.
“Thị trường dầu mỏ sẽ có một thời gian khó khăn và chỉ giao dịch ở mức giá cao hơn khi nguồn cung và nhu cầu chuyển sang trạng thái thâm hụt, khi các kho dự trữ dư thừa hiện tại được kéo về mức bình thường”, Jeff Currie, giám đốc nghiên cứu thị trường hàng hóa tại Goldman Sachs cho biết.