Phương thức giao dịch là thỏa thuận hoặc khớp lệnh, thời gian dự kiến từ ngày 17/2 đến 16/3/2020. Hiện bà Trúc nắm giữ 0 cổ phiếu DTL và sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Đại Thiên Lộc lên 4,12% nếu giao dịch thành công.
Cũng trong khoảng thời gian trên, Công ty TNHH Sản xuất thép Tâm Đức, tổ chức có liên quan đến bà Nguyễn Thị Bích Liên, Phó chủ tịch HĐQT Đại Thiên Lộc đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu DTL. Nếu giao dịch thành công, tổ chức này sẽ nâng sở hữu tại DTL từ 11,05 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 18,23% lên 12,05 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 19,88%.
Hiện cá nhân có liên quan là ông Nghĩa đang nắm giữ 29,22 triệu cổ phiếu DTL, tương ứng tỷ lệ sở hữu 48,19%; còn bà Liên nắm giữ gần 7,9 triệu cổ phiếu DTL, tỷ lệ 13,03%. Ngoài ra, bà Nguyễn Thanh Loan và Nguyễn Thanh Dung là 2 chị gái của bà Trúc lần lượt nắm giữ 6,24 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,3% và 2,57 triệu cổ phiếu DTL, tỷ lệ 4,25%.
Trên thị trường, cổ phiếu DTL đã cắm đầu đi xuống sau khi lập đỉnh tại mức giá 55.400 đồng/CP khi đóng cửa phiên 9/4/2018. Chỉ tính trong hơn 1 tháng đầu năm 2020, giá cổ phiếu DTL đã giảm tới gần 60% từ mức giá 24.800 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 31/12/2019) xuống 10.300 đồng/CP (giá đóng cửa phiên 12/2/2020).
Kết thúc năm 2019, Đại Thiên Lộc ghi nhận doanh thu hơn 2.630 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với năm trước và hoàn thành 82,2% mục tiêu năm (3.200 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế âm 85,38 tỷ đồng, trong khi năm 2018 cloox 17,25 tỷ đồng và cách xa kế hoạch đã đề ra là 38 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Công ty kinh doanh thua lỗ.
Vào giữa tháng 11/2019, ĐHCĐ Công ty đã lấy ý kiến để thông qua nội dung hủy niêm yết tự nguyện tại HOSE và sẽ đăng ký giao dịch trên UPCoM. Tuy nhiên, nghị quyết này đã không được thông qua bởi chỉ có 0,02% số phiếu biểu quyết “đồng ý”.