Thị trường tăng cao hơn hoàn toàn trái ngược với một nền kinh tế đang phát triển chậm lại.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn và hơn 10,7 triệu người thất nghiệp, theo số liệu hàng tháng của Bộ Lao động Mỹ.
Mặc dù vậy, thị trường chứng khoán đã tăng cao hơn khi được thúc đẩy bởi kỳ vọng về một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi vắc xin được phân phối rộng rãi và nền kinh tế mở cửa trở lại hoàn toàn.
Chính những kỳ vọng đó đã giúp thu hút một nhóm các nhà đầu tư khác nhau, nhiều người trong số họ còn trẻ và mới tham gia đầu tư. JMP Securities ước tính có thêm hơn 10 triệu tài khoản chứng khoán mở mới ở Mỹ vào năm 2020, riêng Robinhood có thể chiếm khoảng 6 triệu.
Michael Arone, chiến lược gia đầu tư tại State Street Global Advisors cho biết: “Một trong những điều mà đại dịch đã nhấn mạnh hơn bất cứ điều gì khác là thị trường chứng khoán là một cơ chế hướng tới tương lai. Đó là khẩu hiệu suốt cả năm khi các nhà đầu tư tiếp tục vò đầu bứt tai tự hỏi tại sao thị trường chứng khoán lại có thể hoạt động mạnh mẽ trong khi nền kinh tế, thị trường lao động phải đối mặt với những thách thức như vậy. Đó là về những kỳ vọng trong tương lai hơn là điều kiện hiện tại. Đó là điều mà các nhà đầu tư luôn nhận thức rõ ràng”.
Thị trường lao dốc và sự phục hồi của nó cũng song song với phản ứng của Mỹ đối với virus.
Có một cú sốc và sợ hãi, sau đó là hy vọng về sự hồi phục nhưng có một số thất bại trong suốt chặng đường, khi virus tiếp tục lây lan trong khi các nhà đầu tư còn trông đợi vào vắc xin.
Luôn luôn có một sự tách rời kỳ lạ giữa chứng khoán và nền kinh tế ngoại trừ trong giai đoạn đầu của suy thoái
Năm 2020 bắt đầu không như dự kiến, và sau đó mọi thứ trở nên tồi tệ nhanh chóng vào cuối tháng 2 và tháng 3 khi đại dịch lây lan. Các quan chức chính phủ trên toàn thế giới cũng như ở Mỹ phải đóng cửa hoạt động kinh tế.
“Thường phải có một sự kiện không lường trước được sẽ khiến thị trường bị chấn động và không ai đoán được rằng chúng ta sẽ gặp vấn đề với virus vào năm 2020. Mọi người đều tạo ra dự báo hàng năm của họ vào đầu tháng 12 của năm trước, vì vậy nếu thị trường vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 19/2, rõ ràng là phần lớn mọi người tiếp tục nghĩ rằng đó sẽ là một năm tốt và ngay cả khi có virus trong nền kinh tế cũng không phải là một sự kiện thay đổi thế giới, và chúng ta đã sai như thế nào”, Sam Stovall, trưởng chiến lược gia đầu tư tại CFRA.
“Mọi thứ diễn ra quá nhanh. Chúng tôi đã đi từ đỉnh đến đáy trong 33 ngày, nhanh gấp 3 lần so với thị trường gấu năm 1987. Ngày 19/2 với mức đỉnh kỷ lục, sau đó đã giảm 34% trong 33 ngày kế tiếp. Fed cho biết sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết, thị trường nói rằng bạn không chống lại Fed và chúng tôi phải hòa vốn vào ngày 18/8, điều này khiến thị trường phục hồi nhanh kỷ lục và sau đó chúng tôi đã ghi được 19 mức cao mới kể từ sau đó”, Sam Stovall cho biết.
Tại sao áp lực điều chỉnh luôn rình rập
Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 65% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3 và gần 16% trong năm nay. Chỉ số Nasdaq cao hơn 44% trong năm. Stovall và các chiến lược gia khác cho biết sẽ không có gì ngạc nhiên khi chứng kiến sự sụt giảm vào đầu năm mới, nhưng ông và những người khác kỳ vọng thị trường cuối năm sẽ đóng cửa ở mức cao hơn.
“Luôn luôn có một sự tách rời kỳ lạ giữa chứng khoán và nền kinh tế ngoại trừ trong giai đoạn đầu của suy thoái, khi nền kinh tế giảm mạnh. Các yếu tố hiện tại đang cho thấy nền kinh tế đang sụp đổ nhưng thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh, nhưng sự phục hồi của nền kinh tế sẽ lâu hơn nhiều so với chứng khoán”, Chris Rupkey, nhà kinh tế tài chính trưởng tại MUFG Union Bank cho biết.
“Sự khác biệt duy nhất trên thị trường chứng khoán này là các chỉ số chứng khoán đã đạt đến mức giá mà chúng tôi gần như chưa từng thấy trước đây. Chúng tôi đã không thấy định giá kể từ trước khi bong bóng dotcom vào cuối những năm 1990. Các cổ phiếu hiện tại sẽ vẫn ổn nếu các công ty vẫn kiếm được nhiều tiền trong năm tới”, ông nói.
Cách các nhà đầu tư nhìn vào thị trường cũng đã thay đổi, và đó có thể là kết quả trực tiếp của việc đại dịch đã tác động đến nền kinh tế như thế nào.
“Thông thường, khi chúng ta trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế, mọi người chuyển sang các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng, tiện ích và chăm sóc sức khỏe. Trong thời kỳ suy thoái truyền thống, bạn đã chọn các cổ phiếu phòng thủ”, Tobias Levkovich, Giám đốc chiến lược cổ phiếu Hoa Kỳ tại Citigroup cho biết.
Khi thị trường chứng khoán tăng điểm cũng là lúc bùng nổ các đợt IPO với làn sóng phát hành mạnh nhất từ trước đến nay. Các nhà đầu tư cũng đang nắm giữ mức vay ký quỹ đang ở mức cao nhất mọi thời đại, một cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn.
Levkovich cũng cho biết sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy thị trường đang tăng sẽ nhanh chóng thu hẹp trở lại trong năm mới. Ông cho biết khả năng thị trường điều chỉnh 10 - 12%.