Trong tháng 5/2019, trào lưu truyền tải vẫn theo hướng từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam với sản lượng điện truyền tải ước đạt 17,87 tỷ kWh.

Trong tháng 5/2019, trào lưu truyền tải vẫn theo hướng từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam với sản lượng điện truyền tải ước đạt 17,87 tỷ kWh.

Nhiều dự án chậm tiến độ, khả năng thiếu điện cao hơn

Các năm từ 2021-2025, mặc dù huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu nhưng hệ thống điện nhiều khả năng không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam.

Hàng chục dự án chậm tiến độ, cùng với việc khó khăn trong cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào phát điện dẫn đến nguy cơ thiếu điện đang hiện hữu, đặc biệt với các tỉnh, thành khu vực phía Nam. 

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW; trong đó, các nguồn điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư là 7.185 MW (chiếm 33,2%), các nguồn điện do các doanh nghiệp khác đầu tư là 14.465 MW (chiếm 66,8%).

Hiện nay, các dự án nguồn điện được thực hiện theo 3 hình thức đầu tư gồm: các dự án do tập đoàn nhà nước gồm EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) là chủ đầu tư; các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT); các dự án đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập (IPP).

TTXVN dẫn Báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện các dự án điện trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy, tổng hợp tình hình tiến độ thực hiện 62 dự án có công suất lớn trên 200 MW thì 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Vẫn theo báo cáo từ Bộ Công Thương, hiện việc đảm bảo nguồn nhiên liệu cho các dự án điện còn tiềm ẩn rủi ro.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 60.000 MW. Đến năm 2025 con số này tương ứng là 96.500 MW và đạt 129.500 MW vào năm 2030.

Trong giai đoạn 2016 -2020 sẽ đưa vào vận hành tổng cộng 21.651 MW; giai đoạn 2021-2025 sẽ đưa vào vận hành 38.010 MW; giai đoạn 2026 -2030 sẽ đưa vào vận hành tổng cộng 36.192 MW công suất các nguồn điện.

Tuy nhiên trên thực tế, tổng công suất các nguồn điện có khả năng đưa vào vận hành cả giai đoạn 2016-2030 dự kiến khoảng 80.500 MW, thấp hơn so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh là hơn 15.200 MW; trong đó, chủ yếu thiếu hụt trong các năm từ 2018-2022 với tổng công suất trên 17.000 MW. Nhiều dự án giai đoạn này bị chậm sang giai đoạn 2026-2030 và hầu hết là dự án nhiệt điện tại miền Nam.

Theo tính toán, với các dự án nguồn điện đưa vào vận hành năm 2019-2020, hệ thống điện có thể đáp ứng được nhu cầu điện toàn quốc. Tuy nhiên, cần huy động thêm nguồn nhiệt điện chạy dầu với sản lượng tương ứng 1,7 tỷ kWh vào năm 2019 và 5,2 tỷ kWh vào năm 2020. Trong trường hợp các tổ máy phát điện không đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu cho phát điện, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020.

Các năm từ 2021-2025, mặc dù huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu nhưng hệ thống điện nhiều khả năng không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỷ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỷ kWh (năm 2022). Mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh và sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh năm 2024 và 3,5 tỷ kWh năm 2025.

Nguyên nhân chính dẫn tới việc thiếu điện tại miền Nam tăng cao hơn so với tính toán trước đây được Bộ Công Thương chỉ ra là do tiến độ các dự án khí Lô B, Cá Voi Xanh đều bị chậm so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm. Các dự án Nhiệt điện Kiên Giang 1&2 không đáp ứng tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, thậm chí lùi sau năm 2030. Dự án Ô Môn III lùi tiến độ đến năm 2025. Trong trường hợp dự án điện Long Phú 1 không đáp ứng tiến độ hoàn thành năm 2023, tình trạng thiếu điện tại miền Nam trong các năm 2024-2025 sẽ càng trầm trọng hơn.

Hiện Bộ Công Thương đã chủ động đẩy nhanh tiến độ các dự án cung cấp khí, nhà máy nhiệt điện... nhằm đảm bảo cung ứng điện cho giai đoạn sắp tới; đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tìm cách tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu về điện cho phát triển kinh tế -xã hội trong những năm tới.

Đưa vào vận hành hơn 30 nhà máy điện mặt trời

Liên quan tới các dự án năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho hay, đến nay, đã phê duyệt 130 dự án điện mặt trời với công suất khoảng 8.500 MW và các dự án điện gió công suất khoảng 2.000 MW. Tuy nhiên, các dự án năng lượng tái tạo đều tập trung ở nơi có phụ tải thấp, hạ tầng lưới điện 110 -500kV tại các khu vực này chưa đáp ứng được yêu cầu truyền tải.

Bộ Công Thương cũng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch một số dự án lưới điện truyền tải 220kV, 500kV khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận để giải tỏa công suất các dự án điện từ năng lượng tái tạo. Hiện EVN đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất các dự án.

Theo báo cáo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 6 này, Tập đoàn dự kiến sẽ đưa tiếp hơn 30 nhà máy điện mặt trời vào vận hành, nâng tổng số lên khoảng hơn 80 nhà máy.

Hiện nay, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) đã chuẩn bị các phương án thi công đấu nối và thử nghiệm các nhà máy điện mặt trời; chuẩn bị nguồn dự phòng riêng cho miền Trung và miền Nam tùy theo khả năng của các dự án năng lượng tái tạo. Đồng thời A0 cũng có chế độ vận hành phù hợp các đường dây 500 kV, giám sát chất lượng điện năng... đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện.

Tính đến ngày 31/5/2019, cả nước đã có 50 nhà máy điện mặt trời vào vận hành với tổng công suất lắp đặt là 2.481,4 MW, sản lượng đã phát trong tháng 5 là 185,33 triệu kWh; 7 nhà máy điện gió đã được đưa vào vận hành với tổng công suất lắp đặt là 331 MW và các nhà máy điện gió đã phát trong tháng 5 là 14,5 triệu kWh.

Với nhận định tháng 6 là tháng cao điểm mùa khô và nắng nóng, EVN dự kiến sản lượng điện bình quân toàn hệ thống trong tháng 6/2019 dự kiến ở mức 701 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất khoảng 39.040 MW.

Mục tiêu vận hành là đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy lưới điện truyền tải, đặc biệt là hệ thống 500 kV Bắc - Nam trong điều kiện truyền tải cao cho miền Nam; tiếp tục huy động cao các nguồn nhiệt điện than, tuabin khí, đồng thời khai thác các hồ thủy điện theo nước về, đảm bảo yêu cầu cấp nước cho hạ du cho các địa phương.

Các tổ máy nhiệt điện cần chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu như than, dầu..., vật tư, thiết bị, nhân lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia.

Báo cáo của EVN cho hay, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 5/2019 đạt 21,25 tỷ kWh (trung bình 685,5 triệu kWh/ngày); sản lượng ngày lớn nhất đạt 759,2 triệu kWh (ngày 18/5/2019) và công suất lớn nhất toàn hệ thống là 36.945 MW. Lũy kế 5 tháng sản lượng toàn hệ thống đạt 95,61 tỷ kWh, tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN tháng 5/2019 ước đạt 17,52 tỷ kWh và lũy kế 5 tháng năm 2019 ước đạt 81,66 tỷ kWh, tăng 9,77% so cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng điện thương phẩm nội địa tăng 9,63%.

Trong tháng 5/2019, trào lưu truyền tải vẫn theo hướng từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam với sản lượng điện truyền tải ước đạt 17,87 tỷ kWh. Công suất truyền tải cao nhất trên trên các đường dây 500 kV Bắc - Trung là 2.060 MW và Trung - Nam là 3.330 MW. Sản lượng điện truyền tải vào miền Nam là 34,4 triệu kWh/ngày (tương đương 12% nhu cầu điện miền Nam)...

Tin bài liên quan