Sử dụng năng lượng sạch vì một môi trường bền vững

Sử dụng năng lượng sạch vì một môi trường bền vững

Giấc mơ năng lượng sạch Việt Nam: Bước đầu hiện thực hóa nhờ các doanh nghiệp tư nhân

(ĐTCK) Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng sạch, nhưng đến nay, nguồn năng lượng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Sự “mạnh dạn” của các doanh nghiệp tư nhân sẽ giúp thị trường này phát triển tương xứng với tiềm năng.

Triển vọng của ngành năng lượng sạch

Từ cuối thế kỉ XX, việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn nhiên liệu hóa thạch đã khiến trữ lượng các nhiên liệu này giảm xuống mức báo động và góp phần làm trầm trọng thêm hiện tượng ấm lên trên toàn cầu.

Trước tình hình trên, năng lượng tái tạo (năng lượng sạch) đang trở thành sự lựa chọn ít tốn kém nhất đối với các quốc gia. Đây thực sự là một nguồn năng lượng tương lai đầy hứa hẹn cho cả khả năng phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

Ngành Năng lượng sạch nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng là xu thế tất yếu trong kỷ nguyên phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt trong thời buổi cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.

Tờ Bloomberg New Energy Finance (BNEF) dự báo, năm 2018 sẽ có 330 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch dù chi phí vốn cho lĩnh vực này đang giảm. Trong đó, Trung Quốc và các quốc gia Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi được dự đoán là những khu vực có mức tăng trưởng cao.

Tiềm năng từ thị trường Việt Nam

Việt Nam với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, tổng số giờ nắng bình quân hằng năm luôn đạt trên 2.500-3.000 giờ là điều kiện thuận lợi để phát triển và sử dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời mà cụ thể là máy nước nóng năng lượng mặt trời.

Ngành năng lượng sạch tại Việt Nam cũng được Nhà nước dành nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động và phát triển như quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, trong đó có nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Nhiều triệu sản phẩm Thái Dương Năng của SHE đã được người tiêu dùng sử dụng và đánh giá cao.

Nắm bắt xu hướng này, nhiều doanh nghiệp ngoại đã và đang thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Công ty TNHH DooSung Vina (Hàn Quốc) đầu tư 66 triệu USD cho nhà máy công suất 30 MW tại Bình Thuận. Tập đoàn SY (Hàn Quốc) ký Biên bản ghi nhớ với Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu về thỏa thuận hợp tác phát triển dự án nhà máy điện mặt trời và nuôi trồng thủy sản khoảng 450 triệu USD. Liên doanh BCG Băng Dương và tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) đang xúc tiến dự án công suất 100 MW với kinh phí đầu tư gần 100 triệu đô la Mỹ…

Không chỉ các doanh nghiệp ngoại, lĩnh vực năng lượng sạch cũng thu hút  các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực của Việt Nam tham gia sân chơi này.

Chẳng hạn, năm 2003, sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời đầu tiên được Công ty cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Hà (SHE) – công ty thành viên thuộc Tập đoàn Sơn Hà giới thiệu ra thị trường với nhãn hiệu độc quyền Thái Dương Năng.

Mặc dù là ngành mới tại Việt Nam, nhưng các sản phẩm của SHE không hề thua kém về chất lượng so với các sản phẩm nhập khẩu từ mẫu mã, cho tới chất lượng. Bởi với ưu thế là một công ty nội địa và kinh nghiệm từ tập đoàn mẹ, SHE hiểu tâm lý người tiêu dùng và đặc điểm của thị trường Việt. Các sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời của SHE đang được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm hàng đầu Việt Nam.

Giấc mơ năng lượng sạch Việt Nam: Bước đầu hiện thực hóa nhờ các doanh nghiệp tư nhân ảnh 2

 SHE ký kết hợp tác với Tập đoàn ASV (Ấn Độ) về việc phân phối hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sân chơi hội nhập càng ngày càng yêu cầu những tiêu chuẩn cao về môi trường và công nghệ năng lượng sạch mà chúng ta cần đáp ứng.

Không chỉ nỗ lực cải tiến chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm với các dòng Thái Dương Năng mới như Thái Dương Năng Nano, Thái Dương Năng chịu áp lực, Thái Dương Năng kết hợp bơm nhiệt - Heatpump, Thái Dương Năng dàn tổng sử dụng trong các nhà máy, bệnh viện, trường học…, SHE còn “bắt tay” với Tập đoàn ASV - một trong hai tập đoàn sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn của Ấn Độ để phân phối sản phẩm máy phát điện mặt trời trên mái nhà.

Đặc biệt, dự tính trong quý đầu năm 2018, SHE sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để minh bạch trong quản lý và tạo động lực phát triển, thu hút thêm vốn vào các dự án lớn về năng lượng sạch như solar farm hay rooftop (điện năng lượng mặt trời trên mái nhà).

Có thể nói, thị trường năng lượng sạch ở Việt Nam đang rất rộng mở với nhiều cơ hội và thách thức nhưng các doanh nghiệp Việt cũng cần một tầm nhìn chiến lược để hiện thực hóa giấc mơ năng lượng sạch.

Tin bài liên quan