Ngân hàng Standard Chartered luôn chủ động trong các phương án hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Ngân hàng Standard Chartered luôn chủ động trong các phương án hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Cùng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, ngân hàng là khối ngành hết sức tích cực trong công cuộc vực dậy và ổn định nền kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19. Nhiều biện pháp đã được triển khai như các chương trình hỗ trợ, tiếp vốn và kết nối, vv nhằm mang đến những hỗ trợ tối ưu cho khối doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

Hỗ trợ kịp thời

Trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát gây ra những ảnh hưởng nặng nề lên đời sống xã hội và nền kinh tế, Standard Chartered Việt Nam là một trong số những ngân hàng đưa ra những giải pháp hết sức kịp thời cùng với các chính sách và biện pháp hỗ trợ thiết thực dành cho dành cho nhiều đối tượng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh.

"Với lịch sử hơn 115 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi cam kết đồng hành cùng sự phát triển và tăng trưởng của Việt Nam trong dài hạn. Chúng tôi đã và đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân, góp phần xây dựng một tương lại tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người", ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á, nhấn mạnh cam kết của ngân hàng với Việt Nam.

Đây là video tương tác. Bạn có thể dừng video bằng cách chạm vào màn hình, sau đó nhấn vào các chấm xanh để có thêm thông tin chi tiết.

Standard Chartered Việt Nam đã đưa ra những giải pháp hỗ trợ như miễn hoặc giảm lãi vay, cung cấp tín dụng hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu thời hạn trả nợ, nhằm giúp khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhận giảm nhẹ gánh nặng tài chính.

Ở quy mô toàn cầu, Standard Chartered triển khai gói tài chính trị giá 1 tỷ USD dành cho các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng thời mở rộng phạm vi tới các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm có nhu cầu cấp thiết để ngăn chặn đại dịch.

Nhựa Duy Tân là doanh nghiệp mới nhất tại Việt Nam nhận được khoản giải ngân từ gói tài chính này để tăng cường hoạt động sản xuất chai nhựa cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất dung dịch sát trùng. Trước đó, Donagamex, Garco 10, Tecomen và May Bắc Giang LGG là các doanh nghiệp Việt đã nhận được nguồn vốn từ Standard Chartered cho mục đích hỗ trợ cuộc chiến chống lại COVID-19.

Ngoài ra, Standard Chartered Việt Nam cũng đã bắt tay với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC), thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để triển khai chương trình hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Trong khuôn khổ chương trình, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận gói vay ngắn hạn với tổng hạn mức tín dụng 25 triệu USD, cùng kỳ hạn lên đến 365 ngày, đi kèm với các khóa đào tạo miễn phí về giáo dục tài chính, cập nhật diễn biến thị trường và các buổi chia sẻ về các chủ đề đáng quan tâm.

"Thông qua chương trình , chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ các nữ doanh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này, đồng thời, tiếp cận tới nguồn vốn cùng các giải pháp tư vấn tài chính hàng đầu để phát triển hoạt động kinh doanh", ông Nirukt Sapru nhấn mạnh.

Kết nối cơ hội

Hướng tới sự phục hồi toàn diện của nền kinh tế hậu Covid-19, ngoài việc tiếp thêm vốn cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh, việc đón đầu các cơ hội đầu tư và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của khối doanh nghiệp trong tương lai.

Tận dụng thế mạnh của mạng lưới quốc tế và kinh nghiệm kết nối cơ hội đầu tư, trong tháng 8 và 9 vừa qua, Standard Chartered đã tổ chức một chuỗi các hội nghị trực tuyến trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh doanh ASEAN Standard Chartered 2020, nhằm thảo luận và khai phá các cơ hội tăng trưởng trong khu vực.

Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu khai mạc tại phiên mở đầu với chủ đề "Khai phá cơ hội tăng trưởng trong và sau đại dịch Covid-19" diễn ra vào cuối tháng 8.

Tại hội nghị trực tuyến chuyên sâu về Việt Nam với chủ đề "Tối ưu cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Covid-19" tổ chức sau đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thống đốc NHNN cũng đã thảo luận nhiều chiến lược để tận dụng các cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch, với lợi thế là một nước đi đầu trong khả năng kiểm soát dịch bệnh và ổn định tình hình kinh tế-xã hội.

Cùng với các hoạt động này, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát cũng như trong trạng thái bình thường mới, ngân hàng này cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến để cập nhật tới khách hàng những nhận định và phân tích mới nhất về thị trường toàn cầu, khu vực và trong nước, từ đó giúp khách hàng định hướng hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Và bên cạnh những sự hỗ trợ dành cho khách hàng, Standard Chartered Việt Nam cũng chú trọng hỗ trợ cho cộng đồng thông qua những khoản quyên góp bằng tiền mặt với giá trị lên tới 200.000 USD (tương đương khoảng 4,66 tỷ đồng) cùng các khoản đóng góp hiện vật khác, để hỗ trợ các nỗ lực phòng chống và cứu trợ Covid-19 trong nước. Số tiền quyên góp sau đó đã được phân bổ cho các bệnh viện và tổ chức từ thiện khác nhau để trang bị các thiết bị y tế cần thiết và hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn.

Tin bài liên quan