Tăng tốc chuyển đổi số đang tạo động lực cho các hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ.

Tăng tốc chuyển đổi số đang tạo động lực cho các hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ.

Covid-19 thay đổi thị trường M&A

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Covid-19 thúc đẩy hoạt động M&A trên phạm vi toàn cầu cũng như khuếch đại các xu hướng gần đây trên thị trường này.

Số liệu tổng hợp từ Refinitiv, Dealogic cho thấy, trong quý IV/2020, khối lượng và giá trị giao dịch M&A trên thị trường toàn cầu lần lượt tăng 2% và 18% so với cùng kỳ năm trước.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Á và châu Mỹ, hoạt động M&A trong nửa cuối năm 2020 tăng từ 17 - 20% so với nửa đầu năm. Các phân ngành công nghệ và viễn thông có mức tăng trưởng cao nhất về khối lượng và giá trị giao dịch.

Nhìn nhận về năm 2021, các chuyên gia đánh giá, hoạt động giao dịch M&A sẽ có nhiều cơ hội.

“Covid-19 đã cho các công ty cái nhìn hiếm hoi về tương lai của họ, dù nhiều người không thích những gì họ thấy. Việc tăng tốc số hóa và chuyển đổi doanh nghiệp trở thành ưu tiên hàng đầu, M&A là cách nhanh nhất để biến điều đó thành hiện thực, tạo ra nhiều động lực cho các giao dịch”, Lãnh đạo toàn cầu Khối tư vấn thương vụ của PwC nhận xét.

Nét mới trên thị trường hàng tiêu dùng

Các nhà bán lẻ lớn và các công ty hàng tiêu dùng nhanh cho thấy khả năng phục hồi và tập trung vào chiến lược tạo giá trị. Hoạt động giao dịch được ưa chuộng qua việc mua lại trong các danh mục, kênh và thị trường đang phát triển hoặc thông qua việc mua lại các thành phần kinh doanh mới và có kế hoạch rời khỏi các thị trường không chiến lược.

Các xu hướng được ưu tiên gồm số hóa, bán hàng đến người tiêu dùng, hội tụ công nghệ với trải nghiệm tại cửa hàng, các tùy chọn giao hàng và thanh toán không tiếp xúc và các yếu tố ESG như chuỗi cung ứng có đạo đức và quản lý thương hiệu.

Mức độ thanh khoản cao đến năm 2021 dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động M&A, quan hệ đối tác và hợp tác, gia tăng hoạt động tái cơ cấu trên thị trường tiêu dùng.

Tăng tốc kỹ thuật số

Chuyển đổi số là ưu tiên của nhiều công ty. Công nghệ để hỗ trợ làm việc từ xa, giáo dục, mua sắm và giải trí đã trở nên thiết yếu, tốc độ nhu cầu ngày càng tăng ủng hộ chiến lược mua so với xây dựng cho hầu hết các công ty. Điều này làm tăng sự cạnh tranh để có được cơ sở hạ tầng kinh doanh cần thiết và buộc phải định giá cao hơn.

Trong một cuộc khảo sát của PwC, 76% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, họ có kế hoạch phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt trong phân tích dữ liệu, tự động hóa, đám mây, trải nghiệm khách hàng và chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ.

Hơn nữa, 53% cho biết, họ sẽ phân bổ nhiều hơn cho hoạt động M&A như một cách để đạt được các ưu tiên chiến lược chính của mình.

IPO và các công ty mua lại có mục đích đặc biệt

Các thị trường IPO đang trở thành một lựa chọn thông minh, vì các chủ sở hữu công ty có thể chọn lối thoát khác thông qua thị trường cổ phiếu.

Trong nửa cuối năm 2020, nhu cầu của nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp đổi mới, có định hướng công nghệ tăng trưởng cao đã tràn vào thị trường IPO. Trong quý III/2020, 481 thương vụ IPO đã huy động được 122 tỷ USD, nhiều hơn cả hai quý trước đó cộng lại. Quý IV/2020 tốt hơn quý trước đó, với 528 thương vụ IPO và 129 tỷ USD tiền thu được.

Trong năm 2020, các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) đã huy động được khoảng 70 tỷ USD vốn và chiếm hơn một nửa tổng số IPO của Mỹ. Các công ty cổ phần tư nhân (PE) đóng vai trò quan trọng trong sự bùng nổ SPAC gần đây.

Theo dự báo sẽ có nhiều hoạt động SPAC hơn vào năm 2021, đặc biệt liên quan đến các tài sản như cơ sở hạ tầng sạc xe điện, lưu trữ điện và công nghệ chăm sóc sức khỏe.

Thay đổi mạnh giao dịch

Thông thường, các công ty lớn thường được giao dịch với bội số giá trên thu nhập thấp hơn so với các công ty nhỏ hơn, bởi vì các nhà đầu tư chiết khấu các giả định về tăng trưởng thu nhập và tạo ra giá trị tiềm năng so với quy mô của công ty lớn hơn.

Nhưng nay, việc định giá đang tăng vọt nhờ sự phục hồi của thị trường chứng khoán toàn cầu, nguồn vốn dồi dào và số lượng lớn các nhà đầu tư cạnh tranh nhau trong các giao dịch. Covid-19 đã khuếch đại xu hướng gần đây của các công ty lớn hơn, giao dịch với giá cao hơn, khi họ có được sức mạnh thị trường.

Xu hướng đó dường như đúng trên hầu hết các lĩnh vực, không chỉ công nghệ. Việc triển khai vắc-xin đang khôi phục niềm tin vào nền kinh tế và tạo ra kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận tăng, từ đó tạo thêm động lực cho bội số định giá mạnh.

Thông thường, một nền kinh tế mạnh hơn gây áp lực tăng lên đối với lãi suất và làm giảm định giá. Nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều kỳ vọng lãi suất thấp sẽ tiếp tục duy trì trong một thời gian.

Giao dịch tích cực hơn

Trong khi việc định giá cao hơn thường ngụ ý rủi ro cao hơn và dẫn đến các giao dịch có chọn lọc hơn, M&A hiện đang có xu hướng cạnh tranh lớn hơn đối với các tài sản cao cấp.

Nhu cầu tăng vọt, đặc biệt là đối với các công ty kỹ thuật số và công nghệ hoặc đối với các công ty có tác động chuyển đổi và đột phá trong ngành - đang tạo ra sự cấp bách để giành chiến thắng bằng hầu hết mọi giá. Do đó, tốc độ giao dịch cũng tăng lên.

Cạnh tranh trở nên gay gắt đến mức một số bên mua đã bỏ qua các bước truyền thống trong quy trình giao dịch, thậm chí nhảy qua quy trình đấu giá để bỏ giá thầu cao. Điều đó có nghĩa là họ dành ít thời gian hơn cho việc thẩm định, chấp nhận các điều khoản phi truyền thống để có được một thỏa thuận.

Thị trường nóng bỏng nhất đang thuộc về các công ty có mô hình kinh doanh theo định hướng công nghệ, sáng tạo hoặc đột phá, những công ty vượt qua được nghịch cảnh Covid-19 và được tin là sẽ tạo giá trị và khả năng tương thích của tổ chức…

Với nguồn vốn dồi dào trên thị trường, các doanh nghiệp tốt đang có xu hướng được giao dịch với định giá rất cao... và bên mua phải chấp nhận nếu muốn các thương vụ thành công. Dù vậy, nhu cầu tăng gấp đôi trong việc tạo ra giá trị khiến các doanh nghiệp coi đây là thời điểm phù hợp hơn bao giờ hết để M&A thành công.

Trả giá cao cho các giao dịch M&A, thậm chí cao hơn giá trị thị trường đang giao dịch, không sao, miễn là bên mua có chiến lược tạo ra giá trị rõ ràng.

Cũng có những lo ngại về bong bóng trên thị trường M&A. Họ lấy các ví dụ, vào cuối những năm 1990, khi nhiều thương vụ được thực hiện và đạt giá trị đáng kinh ngạc với những doanh nghiệp thiếu mô hình kinh doanh đã được chứng minh hiệu quả hoặc chưa tạo ra doanh thu.

Khi bong bóng công nghệ sụp đổ vào năm 2000, nhiều bên mua đã thiệt hại nặng nề. Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng, thị trường này hiện đã khác, bởi vì các công ty ngày nay đã chứng minh được mô hình kinh doanh và cơ sở khách hàng rộng rãi. Họ đang tạo ra doanh thu và trong một số trường hợp đã có lợi nhuận tích cực.

Thách thức chủ yếu mà các công ty phải đối mặt ngày nay là liệu họ có thể mở rộng quy mô, dựa trên tốc độ phát triển và sự gián đoạn thị trường nếu chẳng may xảy ra những ảnh hưởng khó lường như đại dịch Covid-19….

Quan niệm giá cao đã khác

Từ góc độ thẩm định, các nhà giao dịch cần xem xét Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính của mục tiêu để thiết lập EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) đáng tin cậy cho mục đích định giá. Nhưng đánh giá các dự báo tài chính của một mục tiêu thậm chí còn khó hơn đánh giá tác động của Covid-19 đối với thu nhập trước đây.

Quan niệm giá cao ngày nay đã khác. Trả giá cao cho các giao dịch M&A, thậm chí cao hơn giá trị thị trường đang giao dịch, không sao, miễn là bên mua có chiến lược tạo ra giá trị rõ ràng. Ngoài việc xem xét các yếu tố tài chính, các nhà giao dịch đang ngày càng đánh giá cao các yếu tố phi truyền thống như khả năng phục hồi của doanh nghiệp.

Tin bài liên quan