Lập kỷ lục tiêu thụ 29 triệu tấn trong năm 2018, nhiều nhà máy chạy vượt công suất, Vicem vẫn lo cạn dư địa tăng trưởng năm 2019

Lập kỷ lục tiêu thụ 29 triệu tấn trong năm 2018, nhiều nhà máy chạy vượt công suất, Vicem vẫn lo cạn dư địa tăng trưởng năm 2019

Lập kỷ lục tiêu thụ 29 triệu tấn, Vicem vẫn lo cạn dư địa tăng trưởng năm 2019

Lần đầu tiên lập kỷ lục tiêu thụ 29 triệu tấn sản phẩm trong năm 2018, nhiều nhà máy chạy vượt công suất, nhưng nhà sản xuất nắm thị phần xi măng lớn nhất trên thị trường, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) vẫn lo cạn dư địa tăng trưởng trong năm 2019.

Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) vừa tổ chức họp báo thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019.

Nhìn vào những con số về sản xuất, tiêu thụ, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho thấy, 2018 là một năm thành công vượt sức mong đợi của doanh nghiệp xi măng có vốn nhà nước này. Sản xuất clinker lần đầu tiên đạt 10,425 triệu tấn, vượt công suất thiết kế 1,5 triệu tấn, so với quy mô công suất thiết kế sản xuất clinker chỉ 18,9 triệu tấn. Sản xuất xi măng cũng đạt 24,7 triệu tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ.

Doanh thu thuần đạt trên 35.201 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 2.799 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch năm và bằng 94,5% so với cùng kỳ.

Ông Bùi Hồng Minh, Tổng giám đốc Vicem phân tích, nhờ sự ổn định của kinh tế vĩ mô, GDP ước tăng trưởng 6,8%, quy mô nền kinh tế ước đạt 5,55 triệu tỷ đồng, tương đương 240,5 tỷ USD...đã tiếp sức cho tăng trưởng của ngành xi măng, trong đó có Vicem.

Ngoài sản xuất, tổng sản phẩm tiêu thụ kỷ lục 29,3 triệu tấn, gần như là năm đầu tiên Vicem có tồn kho thấp nhất, chỉ khoảng 900 ngàn tấn, tương đương 10 ngày sản xuất.

2018 cơ bản đã qua đi với những kỷ lục về sản xuất và tiêu thụ, cùng các chỉ tiêu tài chính, nhưng bài toán tăng trưởng 2019 của Vicem đã phát lộ nhiều vấn đề đáng lo.

"Năm 2019 sẽ có nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là đối mặt với cạn khả năng tăng trưởng. Bởi, suốt những năm qua, đặc biệt là 2018, các nhà máy đã chạy hết công suất rồi, tăng trưởng trong nhiều năm, 2018 vượt công suất, nên rất lo cho 2019, để làm sao xi măng đóng góp cho tăng trưởng chung của đất nước", ông Minh lo ngại.

“Để đảm bảo phát triển bền vững của Tổng công ty thì phải có tăng trưởng, như vậy, đi song song với mở rộng thêm năng lực nghiền xi măng, thì phải tăng trưởng theo chiều sâu: tăng doanh thu, tăng cơ cấu sản phẩm, tạo nên doanh thu cao hơn, năng suất cao hơn, để duy trì đóng góp cho tăng trưởng kinh tế”, ông Minh nêu đường hướng của năm 2019.

Quan ngại về dư địa tăng trưởng của ông Minh trong năm 2019 dường như đã lộ rõ. Trước hết, sản xuất xi măng tiếp tục đối mặt với tăng chi phí đầu vào, đó là năng lượng, điện, than, trong đó, khả năng không nhỏ là thiếu năng lượng cho sản xuất.

“Ngành điện to thế còn kêu thiếu than, huống hồ xi măng, dù 2018, trước áp lực thiếu than, ngàng xi măng đã phải tự lo bằng nhập khẩu. Nhưng, năm 2019 dự báo giá than còn tăng do tác động bởi trượt giá, tác động của lãi suất..., nên chúng tôi rất lo than cho sản xuất trong năm 2019", ông Minh nói.

Phân tích thêm về những "chướng ngại vật" trong tăng trưởng của năm tới, lãnh đạo Vicem cho rằng,  2019 sẽ không như mọi năm, thị trường xi măng tiếp tục cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi Vicem tiếp tục rà soát các dây chuyền, đánh giá các tiêu chí phù hợp với thị trường để nâng cao cạnh tranh.

Một vấn đề nữa là thách thức lao động. Năm qua, năng suất lao động tại các nhà máy đều tăng trên 10%, và 2019 có những đơn vị tăng 15-20%, muốn hiệu quả phải tăng năng suất lao động. Thì đây tiếp tục cũng là vấn đề mà Vicem phải đối mặt trong năm 2019.

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã bắt đầu tác động đến thương mại chung, mà những thứ gì nhập khẩu bị tác động về giá, đây cũng là nỗi lo của Vicem, khi cho rằng, ảnh hưởng dây chuyền từ cuộc chiến tranh thương mại là giá vận tải quốc tế lên, thạch cao trong nước giá cũng lên, giá than có thời điểm lên cao, cuộc chiến này còn tác động đến tỷ giá ngoại tệ, ngoại tệ có trượt giá, …những thứ nhập khẩu đều bị tác động.., sẽ kéo tụt lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giải pháp của Vicem 2019 phải tập trung tối ưu hóa các dây chuyền công nghệ, cải thiện những nút thắt trong công nghệ để nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí.

"Trong năm 2019, Vicem triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng về chất lượng, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, xây dựng bộ tiêu chí để kiểm soát hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp, gắn liền với chiến lược "Phát triển bền vững", ông Minh nhấn mạnh.

Trong đó, đích ngắm là đưa tổng sản phẩm tiêu thụ tăng từ 6-8%, đặc biệt triển khai các giải pháp để tăng tiêu thụ xi măng ở mức 10% và tăng doanh thu 12-14%.

Tin bài liên quan