Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, hiện nay nhiều nước đã  nói KHÔNG với nhập khẩu phế liệu và lộ trình của Việt Nam cũng cần phải như vậy.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, hiện nay nhiều nước đã nói KHÔNG với nhập khẩu phế liệu và lộ trình của Việt Nam cũng cần phải như vậy.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Cần có lộ trình nói không với nhập khẩu phế liệu

Bước sang ngày chất vấn thứ 2, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trần Hồng Hà tiếp tục trả lời chất vấn các đại biểu về những vấn đề liên quan đến quản lý đất đai và ô nhiễm môi trường.

Nửa buổi chiều 4/6, Bộ tưởng đã trả lời 18 đại biểu quốc hội và 8 ý kiến tranh luận.

Trả lời chất vấn về xử lý chất thải rắn, ông Trần Hồng Hà cho biết, vừa qua Bộ Tài nguyên Môi trường đã tham mưu lãnh đạo Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch và tổ chức thanh tra. Bộ Xây dựng được phân công phê duyệt thiết kế các nhà máy xử lý rác, phân cấp một phần cho địa phương. Bộ Khoa học & công nghệ chịu trách nhiệm về công nghệ xử lý. 

"Chúng ta đang có khoảng trống là chưa hướng dẫn được công nghệ thích hợp. Thời gian qua sự phối hợp giữa các bộ không tốt. Nếu để một bộ làm sẽ không đủ năng lực xử lý, cần có sự phối hợp tốt hơn", ông Hà thừa nhận.

Rác thải Việt Nam khác với thế giới. Nhiều công nghệ xử lý rác thải hiện đại, tiên tiến sang Việt Nam chạy 3-4 tháng không đáp ứng nhu cầu. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên, với thành phần rác hiện nay thì công nghệ đó chưa đáp ứng được. 

Trong khi công nghệ xử lý rác thải trong nước cũng chưa đáp ứng nhu cầu trong vận hành, chỉ tiêu kỹ thuật, môi trường.

Tiếp mạch chất vấn của các đại biểu liên quan đến sự cố Formosa từ chiều 4/6, Bộ trưởng Trần Hồng Hà  khẳng định: “Chúng ta đã thay đổi toàn bộ phương pháp quản lý Formosa, có 3 nấc để đề phòng sự cố, và hiện nay hồ sinh học có thể tái sử dụng nước. Với cách làm như vậy, thì không có ngành nghề nào có thể xảy ra ô nhiễm môi trường được".

Trước câu hỏi của đại biểu Phan Anh Khoa (Phú Yên), chiều 4/6 về tình trạng không ít khu công nghiệp mang yếu tố nước ngoài đã xả chất thải gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân trong thời gian qua, giải pháp khắc phục đồng thời không làm cản trở việc tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trách nhiệm và giải pháp của Bộ trưởng.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận, Kỳ họp thứ 2, khi xảy ra sự cố Formosa, đấy là khu công nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài. Cách thức giải quyết, đương nhiên đây phải là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội, trung ương, địa phương và các bộ, ngành.

“Đến nay bài học đó và cách làm đó, chúng ta đã từng bước thể chế để thay đổi cách thức quản lý của chúng ta hiện nay. Nếu hiện nay chúng ta làm tốt, nhận dạng được các loại hình công nghiệp ô nhiễm, chúng ta nên loại ra, trước khi đưa vào đầu tư. Từ khâu đánh giá tác động môi trường phải xác định trình độ công nghệ và loại hình”.

Từ bài học này, chúng tôi cho rằng khâu đánh giá tác động môi trường cần phải làm thực chất để vừa đánh giá công nghệ sản xuất, xác định các công nghệ xử lý, kiểm soát và phòng ngừa sự cố.

Nếu chúng ta làm được như vậy thì các nhà đầu tư không chỉ nước ngoài mà trong nước, với cách làm như vậy cũng đảm bảo kiểm soát được an toàn về môi trường và tạo ra làn sóng đầu tư với chất lượng cao hơn, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và hiệu quả cao hơn.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) chất vấn Bộ trưởng về tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp có chiều hướng gia tăng;

Đánh giá về quản lý kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chưa thật hiệu quả. Một số tổ chức cá nhân lợi dụng nhập khẩu phế liệu đưa các chất thải nguy hại vào Việt Nam.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, đúng là nếu chỉ nói biện pháp thanh tra, kiểm tra không xuể. Vì trên thực tế chúng ta không đủ năng lực, để giải quyết với tầm nhìn, chúng ta cần phải phân loại dự án và chúng ta cần phải đưa những quy định đầu tư để những dự án ngay từ đầu là những dự án thân thiện, công nghệ cao, chúng ta phải làm tốt các khâu phòng ngừa trước.

Vấn đề phế liệu nhập khẩu, đây là một vấn đề mà đại biểu nêu vào thời điểm rất đúng. Bên cạnh chúng ta có nhiều nước láng giềng đã nói không với nhập khẩu phế liệu.

Hiện tượng này hiện nay chúng ta mặc dù đã có rất nhiều quy định, chúng ta kiểm soát từng lô hàng nhập nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều con đường để phế liệu ô nhiễm về đất nước ta, nên tôi nghĩ có lẽ chúng ta phải tính đến lộ trình lựa chọn đối với phế liệu nào có thể có ý nghĩa đóng góp trong quá trình sản xuất, còn phế liệu có nguy cơ ô nhiễm thì chúng ta không cho nhập nữa.

Việc xử lý phế liệu, tái chế tại chỗ chúng ta cũng là đủ rồi, nên tôi rất đồng tình, các quy định về nhập phế liệu sắp tới trong luật phải có quy định cụ thể hơn.

Trước đây có những lúc chúng ta mở, bởi vì nhu cầu phát triển kinh tế như vậy, nhưng đến lúc này tình hình ô nhiễm là không thể chấp nhận sử dụng các công nghệ ô nhiễm mà trong đó có không ít tỉ lệ chất thải về nguy hại mà chúng ta phải xử lý, trong khi việc đầu tư công nghệ xử lý có thể rất đắt đỏ.

Đương nhiên, thế giới nhiều khi xử lý môi trường cũng là một ngành, như Thụy Điển, nhưng chúng ta trình độ như thế này thì không nên nhập.

Tin bài liên quan