“Quý hồ tinh…”
So với thông lệ quốc tế, nhất là với các nước trong khu vực, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) nhìn nhận, Dự thảo Nghị định chưa đưa ra được những đòi hỏi khắt khe về chuẩn mực và chất lượng hoạt động mà các công ty ĐMTN phải đáp ứng. Những khoảng trống này được thể hiện ít nhất qua 3 điểm chính.
Điều kiện thành lập công ty định mức tín nhiệm trong dự thảo rất đơn giản
Thứ nhất, theo Dự thảo, điều kiện để thành lập công ty ĐMTN gồm: được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có vốn thực góp tối thiểu 20 tỷ đồng, có phương án kinh doanh khả thi… Những điều kiện này chẳng khác gì một DN bình thường hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi thiếu những quy định mang tính định lượng về chất lượng hoạt động mà một công ty ĐMTN phải đảm bảo.
Thứ hai, mô hình của công ty ĐMTN theo dự thảo là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Cổ đông hoặc thành viên góp vốn của công ty ĐMTN không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần của công ty ĐMTN… Với quy định này, thì NĐT nhỏ lẻ, chẳng có chuyên môn gì về ĐMTN cũng có thể góp vốn thành lập công ty ĐMTN.
Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, công ty ĐMTN thường có cổ đông chiến lược chuyên hoạt động trong lĩnh vực ĐMTN và nắm cổ phần chi phối là các hãng ĐMTN có uy tín trên thế giới, hoặc tối thiểu phải là tổ chức ĐMTN hàng đầu trong khu vực. Điều này để đảm bảo cho công ty ĐMTN sau khi ra đời hoạt động thực sự khách quan, độc lập, trung thực… Thế nhưng, hiện Dự thảo Nghị định lại không đặt ra yêu cầu này.
Thứ ba, Dự thảo thiếu vắng các quy định nhằm định hình mô hình cạnh tranh có tính đặc thù theo thông lệ quốc tế cho các công ty ĐMTN. Với điều kiện đặt ra khá dễ dãi trong Dự thảo, liệu có xuất hiện trào lưu đua nhau thành lập công ty ĐMTN? Trong khi đó, vì tính chất đặc thù của dịch vụ ĐMTN, nên không thể “thả cửa” cho họ cạnh tranh, bởi điều này sẽ dẫn đến kết quả ĐMTN khó đảm bảo khách quan, trung thực, đủ tin cậy. Đây là lý do giải thích tại sao, các nước thường chọn mô hình cạnh tranh “song mã”. Theo đó, cùng với cho phép một trong các hãng ĐMTN uy tín trên thế giới hoặc khu vực đặt văn phòng đại diện, các nước thường lập thêm một công ty ĐMTN nội địa. Tuy mang tính chất nội địa, nhưng với đặc thù đòi hòi rất cao về trình độ nhân sự và công nghệ, công ty ĐMTN này vẫn cần thu hút các hãng định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới tham gia với tư cách là cổ đông chiến lược, nắm cổ phần chi phối. Cổ đông này sẽ là chủ thể chính chuyển giao nhân sự và công nghệ, đảm bảo cho công ty ĐMTN hoạt động khách quan, trung thực, độc lập. Điều này giải thích tại sao trên quy mô toàn cầu, cũng chỉ có 3 hãng định mức tín nhiệm lớn là Fitch, Moody’s và Standard&Poor’s. Các nước trong khu vực như
Thiếu “đất dụng võ”
Vì tính chất đặc thù không nên thành lập nhiều công ty ĐMTN, để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, tác động tiêu cực đến chất lượng ĐMTN, nên hành lang pháp lý cần tạo “đất dụng võ” cho công ty ĐMTN phát triển. Thế nhưng, điều này đã không được thể hiện rõ nét trong Dự thảo Nghị định.
Một chuyên gia trong lĩnh vực trái phiếu cho rằng, thay vì quy định chung chung là công ty ĐMTN cung cấp thông tin tiêu chuẩn có tính tham chiếu về khả năng và sự sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng hạn của các tổ chức phát hành công cụ nợ, dự thảo cần quy định cụ thể các đối tượng phải ĐMTN như: các DN khi phát hành trái phiếu tăng vốn, DN trong lĩnh vực bảo hiểm, hay một số đối tượng khác theo thông lệ quốc tế… Điều này sẽ giúp công ty ĐMTN có thị trường rộng hơn để hoạt động. Nếu để “trắng” các đối tượng phải ĐMTN như dự thảo, cộng với thị trường trái phiếu DN quá èo uột, thị trường ĐMTN chưa phát triển như hiện tại, thì khó thu hút NĐT bỏ vốn, công sức ra thành lập công ty ĐMTN.