Theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 21/7/2015, vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải sẽ được điều chỉnh tăng phần vốn nhà nước tương ứng giá trị quyết toán dự án ODA tòa nhà Bệnh viện, đồng thời, sẽ tiếp tục bán phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần để duy trì tỷ lệ vốn điều lệ mà Nhà nước nắm giữ là 30%”.

Theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 21/7/2015, vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải sẽ được điều chỉnh tăng phần vốn nhà nước tương ứng giá trị quyết toán dự án ODA tòa nhà Bệnh viện, đồng thời, sẽ tiếp tục bán phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần để duy trì tỷ lệ vốn điều lệ mà Nhà nước nắm giữ là 30%”.

Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải sắp phải tăng vốn điều lệ

Việc tăng vốn điều lệ tương ứng với phần vốn nhà nước được xác định sau khi quyết toán dự án ODA tòa nhà bệnh viện sẽ làm đảo lộn tỷ lệ nắm giữ vốn của các cổ đông tại Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải.

Theo thông tin của baodautu.vn, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T - Nhà đầu tư chiến lược khẩn trương thực hiện ngay điều chỉnh tăng vốn điều lệ tương ứng với phần tăng vốn nhà nước được xác định sau khi quyết toán dự án ODA tòa nhà Bệnh viện theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

“Các đơn vị có văn bản chính thức trả lời Bộ Giao thông vận tải về vấn đề này trước ngày 11/5/2018“, công văn của Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 157/TB-VPCP ngày 3/5/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc thực hiện phương án thí điểm CPH Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải thực hiện giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước tại Công ty này sau khi điều chỉnh tăng vốn điều lệ tương ứng với phần tăng vốn nhà nước được xác định sau khi quyết toán dự án ODA tòa nhà Bệnh viện”.

Cần phải nói thêm rằng, trong trường hợp Dự án ODA tòa nhà Bệnh viện được quyết toán và quyết toán chi phí CPH, xác định lại phần vốn nhà nước thì vốn nhà nước  tại Công ty cổ phần Bệnh viện sẽ tăng thêm là 233,459 tỷ đồng.

Căn cứ Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về việc thí điểm CPH Bệnh viện GTVT Trung ương thì phần tăng vốn nhà nước này sẽ điều chỉnh tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bệnh viện.

Như vậy, vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải sẽ là 391.459.707.823 đồng (hiện tại, vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bệnh viện là 168.000.000.000 đồng), khi đó, vốn nhà nước sẽ chiếm tỷ lệ là 71,12% vốn điều lệ.

Do không thực hiện thoái vốn đúng lộ trình cam kết, tỷ lệ nắm giữ vốn điều nhóm cổ đông còn lại bao gồm có cả cổ đông chiến lược là Tập đoàn T&T sẽ giảm xuống chỉ còn chưa đầy 30%.

Được biết, trong thời gian qua, nhà đầu tư chiến lược đã từng bước thực hiện các cam kết nhằm đảm bảo giữ ổn định hoạt động của Công ty cổ phần Bệnh viện: Tổ chức và hỗ trợ toàn bộ bữa ăn tập thể buổi trưa cho cán bộ công nhân viên bệnh viện tạo sự yên tâm, gắn bó cho cán bộ công nhân viên;

Tết Nguyên đán 2017, Bệnh viện đã giữ nguyên mức thưởng cho cán bộ, công nhân viên, người lao động là 10.000.000 đồng/ người, đồng thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đã trực tiếp hỗ trợ thêm 2,4 tỷ đồng bổ sung vào tiền thưởng Tết (bình quân mỗi người lao động được thêm khoảng 10.000.000 đồng).

Tại cuộc họp Quý IV năm 2016, Hội đồng quản trị Công ty đã quyết định, trong năm 2017 sẽ tiếp tục tăng thu nhập cho người lao động trong đó có ưu tiên cho đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, dự kiến quỹ lương năm 2017 sẽ tăng khoảng 12,7 tỷ đồng (tương đương tăng 20% so với năm 2016 và gần 44% so với năm 2015).

Tổ chức mời các tổ chức tư vấn, chuyên gia đầu ngành các nước Singapore, Hàn Quốc, Tiệp Khắc đến khảo sát bệnh việc, nghiên cứu lập dự án đầu tư nâng cấp bệnh viện tương đương khu vực và thế giới về lĩnh vực sản, nhi, phẫu thuật thẩm mỹ. Đầu tư, mua sắm một số trang thiết bị theo đề xuất, nhu cầu của các khoa, phòng nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc thay đổi cơ cấu vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý các cổ đông và đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược, tạo khó khăn cho việc định hướng đầu tư, phát triển bệnh viện.

Hiện Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải đang gặp phải một số khó khăn, bất cập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, và người lao động trong doanh nghiệp, cụ thể:

Công ty cổ phần Bệnh viện là một doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế tài chính doanh nghiệp, nhưng giá dịch vụ khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế phải thực hiện áp dụng đồng hạng theo Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, trong đó theo lộ trình giá năm 2016 chưa được tính các yếu tố:

Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí quản lý bệnh viện; Chi phí tiền lương trong đơn giá dịch vụ khám chữa bệnh là tính trên tiền lương của viên chức sự nghiệp theo hệ số tiền lương của thang bảng lương hành chính sự nghiệp…

Tin bài liên quan