Vienna Concert Hall là một công trình như vậy, từ một biểu tượng của nghệ thuật của thành phố Vienna (Thủ đô Cộng hòa Áo) dưới công nghệ của Siemens đã trở thành một tòa nhà thông minh, đạt chuẩn tòa nhà xanh của châu Âu.
Vienna Concert Hall được biết đến như một trung tâm văn hóa – nghệ thuật lớn của Vienna. Khai trương vào tháng 10 năm 1913, Vienna Concert Hall đã trải qua hơn 100 năm thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là 2 cuộc chiến thế giới, nhiều thể loại âm nhạc và nghệ thuật tùy theo từng thời kỳ đã từng được biểu diễn tại đây, từ giao hưởng thính phòng, nhạc kịch, đến các thể loại âm nhạc đại chúng như pop, hay jazz,… đều chọn nhà hát là nơi cho các chương trình lớn nhất.
Tuy nhiên, Vienna Concert Hall vẫn được nhắc tới như một điểm biểu diễn lớn của các dàn nhạc giao hưởng thính phòng tại Vienne và châu Âu. Riêng mùa biểu diễn 2017/2018, có hơn 934 buổi biểu diễn tại đây, thu hút tới hơn 595.000 khán giả tới thưởng thức nghệ thuật.
Mỗi đêm diễn tại Nhà hát thu hút hàng nghìn khán giả tới xem
Theo giới thiệu của ông Gregor Glatz, Giám đốc giải pháp & dịch vụ về cơ sở hạ tầng thông minh của Siemens Áo thì công trình này đã nhiều lần được nâng cấp, sửa chữa hệ thống điều khiển vận hành để tạo môi trường phù hợp về độ ẩm, nhiệt độ (nóng lạnh), mức độ lưu thông không khí,… để có thể phục vụ tốt hàng nghìn người cho mỗi đêm biểu diễn. Nhưng để biến một công trình thế kỷ thành một tòa nhà thông minh (smart building) mà không làm thay đổi kết cấu công trình là một câu chuyện khác, Siemens bằng những giải pháp công nghệ mới nhất mới có thể “tạo nên kỳ tích” trong ngành xây dựng.
Cũng theo ông Gregor Glatz, một tòa nhà được coi là “thông minh” phải có lượng phát thải thấp nhất, đây là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu lớn nhất và khó nhất. Với công nghệ cũ, tòa nhà vẫn vận hành bình thường như hàng nghìn nhà hát khắp nơi trên thế giới, nhưng việc sử dụng năng lượng cho hệ thống thông gió, điện, nước, hệ thống sưởi ấm mùa đông và làm mát mùa hè,… không được tối ưu hóa, dẫn đến việc năng lượng bị sử dụng lãng phí, lượng phát thải ra môi trường ở mức cao.
Giải pháp được Simens áp dụng đó là hàng nghìn cảm biến (sensor) đã được lắp đặt, giúp việc tính toán số lượng khán giả trong nhà hát ở từng thời điểm được đo đếm chính xác theo thời gian thực, thông qua phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng để duy trì độ ẩm, khối lượng ô xi, nhiệt độ, ánh sáng… được tối ưu hóa theo nhu cầu. Hệ thống điều khiển trung tâm sẽ điều khiển hệ thống điện nước, ống dẫn khí, cửa sổ, rèm cửa đóng mở phù hợp với tình hình thời tiết bên ngoài và nhu cầu sử dụng bên trong.
Hệ thống vận hành vẫn là những thiết bị cũ....
“Toàn bộ hệ thống đường ống cấp nước nhiệt, đường dây điện, hệ thống thông gió,… vẫn là hệ thống cũ và chỉ cải tạo không đáng kể, nhưng đã được số hóa để ‘thông minh hơn’. Chẳng hạn hệ thông cung cấp không khí được cấp từ dưới mặt sàn thay vì các ống thông gió thổi thẳng vào sân khấu trung tâm, tạo cảm giác thông thoáng cho khán giả đến xem biểu diễn hơn trước kia nhưng năng lượng vận hành lại ít hơn. Hoặc như hệ thống làm mát được kết nối từ sân trượt băng gần đó để tận dụng năng lượng dư thừa từ hệ thống làm lạnh của sân băng vào mùa hè…”
... nhưng được kết nối và điều khiển tự động một cách thông minh
“Những chi tiết nhỏ nhất đều được tính toán theo hướng tối ưu hóa sử dụng năng lượng giúp tòa nhà có độ phát thải thấp nhất, đạt các chuẩn mực về tòa nhà thông minh theo chuẩn mực khắt khe nhất”, ông Gregor Glatz nói và cho biết.
Hệ thống ống thông gió được "giấu kín" trên nóc nhà hát
Công nghệ thành phố thông minh của Simens đang được ứng dụng khắp nơi trên thế giới từ Âu sang Á không chỉ tạo nên các thành phố theo chuẩn sống mới, mà còn mở rộng khả năng ứng dụng giúp cải thiện các thành phố cũ, các tòa nhà cũ thân thiện hơn với môi trường và người sử dụng. Công nghệ phục vụ cuộc sống, những nghiên cứu mới của Siemens đã mở rộng không gian ứng dụng vào nhiều lĩnh vực mà cư dân thậm chí chưa hình dung tới.
Công tác chuẩn bị cho buổi hòa nhạc tại Vienna Concert Hall
Hệ thống năng lượng thông minh của Siemens được thiết kế trên nền tảng các hệ thống năng lượng nhỏ-Microgrid. Trong đó hệ thống này tận dụng được năng lượng tái tạo, điện mặt trời áp mái, hệ thống nước nóng mặt trời cho tự dùng, tối đa giảm sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia… tạo cân bằng năng lượng giữa nhu cầu và thực tế sản xuất.
Hệ thống tòa nhà thông minh được phát triển trên nền tảng kế thừa hệ thống BMS nổi tiếng của Siemens, kết hợp với các hệ thống thông minh khác thông qua hạ tầng ICT. Trong các tòa nhà này, điển hình là tòa nhà trụ sở chính của Siemens ở Munic cũng như các tòa nhà trong dự án “Seestadt Aspern” ở Viên (Cộng hoà Áo), đã kết hợp giữa hệ thống điều khiển tòa nhà thông minh BMS để tối ưu việc đáp ứng các nhu cầu của tòa nhà để tiết kiệm năng lượng, cũng như hệ thống năng lượng thông minh để tối đa sử dụng điện mặt trời áp mái, nước nóng mặt trời cũng như hệ thống điều hòa-bơm nhiệt địa nhiệt /trữ nhiệt. Đây là tập hợp những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này. Điều này dẫn tới việc giảm đáng kể việc sử dụng điện lưới, giảm lượng phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng và tăng chất lượng sống của con người.