Vũ Hán, tỉnh đóng góp 69% GDP của Trung Quốc tiếp tục đóng cửa hơn 1 tuần nữa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán truyền thống bởi tình hình dịch bệnh căng thẳng. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà máy nghỉ làm, cửa hiệu và quán ăn ngừng hoạt động, những con thuyền nằm dài chờ được cập cảng và chi tiêu cá nhân đình trệ.
Lệnh hạn chế di chuyển đối với tỉnh Vũ Hán tác động tới hơn 48 triệu người địa phương, tại khu vực vốn được xem là trung tâm sản xuất và logistic khổng lồ.
Các cơ sở sản xuất lớn tại Vũ Hán
Hàng trăm nhà sản xuất lớn tại đây có mối quan hệ chặt chẽ với chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Robert Bosch GmbH, nhà sản xuất phụ kiện ô tô lớn nhất thế giới đã phải đóng cửa 2 nhà máy với 800 nhân công tại Vũ Hán. Các nhà sản xuất linh phụ kiện khác trong ngành ô tô bao gồm Honda Motor Co Ltd, Nissan Motor Co Ltd… cũng phải đóng cửa cơ sở của mình tại Vũ Hán.
Chính bởi lý do này, những mối nối của chuỗi cung ứng bị đứt gãy và tạo tác động lan tỏa sâu rộng hơn. Các tỉnh ven biển, nơi tập trung hoạt động xuất khẩu hàng hóa kéo dài chuỗi ngày nghỉ, trong khi doanh nghiệp toàn Trung Quốc tích cực chuẩn bị để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng hóa trung gian lớn nhất thế giới, nơi bán ra các loại hàng hóa được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác, hoặc được các ngành trao đổi qua lại. Đây là lý do vấn đề tại Trung Quốc nhanh chóng lan rộng ra chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thực tế, sự phụ thuộc của thị trường thế giới đối với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên 20% kể từ năm 2005 cho tới 2015.
Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của một số nền kinh tế năm 2015
Chuỗi sản xuất – cung ứng hàng hóa tại châu Á, vốn đang nhập khẩu khoảng 40% các loại nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa từ Trung Quốc là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên, theo các chiến lược gia của Bloomberg Economics, dựa trên số liệu thu thập được gần đây bởi OECD. Trong khi đó, Mỹ nhập khẩu khoảng 10% các loại hàng hóa trung gian từ các nhà sản xuất Đại lục.
“Việc tìm kiếm nhà cung cấp thay thế trong bối cạnh hiện tại là rất khó khăn, bởi Trung Quốc đang thống thị thị trường toàn cầu ở phân khúc này”, Maeva Cousin, nhà kinh tế của Bloomberg cho biết.
Ngay cả trong kịch bản dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát, tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc vẫn có thể giảm xuống còn 4,5%. Đây sẽ là mức giảm khá mạnh so với con số tăng trưởng 5% quý I/2019 và là mức thấp nhất kể từ khi các số liệu được ghi nhận vào năm 1992.
Dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế khi dịch cúm do virus Corona bùng phát
Nền kinh tế Trung Quốc hiện chiếm khoảng 17% GDP toàn cầu và là đối tác thương mại lớn nhất với đa số các quốc gia lân cận. Những nền kinh tế càng phụ thuộc thì càng chịu tổn thất lớn. Chẳng hạn, Hàn Quốc và Việt Nam – vốn đang hưởng lợi từ chuỗi cung ứng hàng hóa của Trung Quốc, cùng dòng khách du lịch đông đảo nhiều khả năng sẽ chứng kiến tăng trưởng kinh tế giảm khoảng 0,4% trong ngắn hạn.
Australia và Brazil, cả hai đều là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Trung Quốc, sẽ chịu thiệt hại khi tăng trưởng kinh tế giảm khoảng 0,3% so với khi không có dịch bệnh.
Dự báo tác động tới tăng trưởng của một số nền kinh tế trên toàn cầu trong quý I
Hiện tại, nhà quản lý cũng như các CEO cho rằng còn quá sớm để đánh giá hết mọi tác động, tuy nhiên, phải thừa nhận rằng dịch cúm này đã tạo cơn gió dữ thổi tới mọi nơi trên thế giới. Nike Inc đã đóng cửa khoảng một nửa cửa hàng tại Trung Quốc và dự báo chịu thiệt hại rõ ràng do dịch bệnh. Starbucks Corp đóng cửa khoảng 2.000 quán cà phê, trong khi Apple Inc cho biết chuỗi cung ứng của hãng bị ảnh hưởng.
Điều xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc dịch bệnh được kiểm soát nhanh tới mức nào.
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2020 khi đối mặt virus Corona
Theo các số liệu tổng hợp và tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh do virus Corona “là rất nghiêm trọng”. Nếu dịch được kiểm soát trong quý I thì mức độ tăng trưởng cả năm chỉ còn 6,27%. Nếu dịch kéo dài và chúng ta kiểm soát trong quý II, tăng trưởng giảm còn 6,09%.