Cổ phiếu hàng không làm nóng thị trường chứng khoán đầu năm

Cổ phiếu hàng không làm nóng thị trường chứng khoán đầu năm

(ĐTCK) Bản cáo bạch của Vietjet đã được Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (Hose) công bố trên website, chấp thuận niêm yết. Tuy nhiên chưa đến ngày niêm yết chính thức những ngày đầu năm nay, cổ phiếu Vietjet đã “làm mưa, làm gió” trên thị trường OTC với mức giá có thời điểm ghi nhận tới 120.000 đồng/CP.

Việc Vietjet được giới đầu tư định giá ở mức giá cao nằm ở 2 yếu tố chính đó là hiệu quả hoạt động  cao và tiềm năng tăng trưởng lớn.

Hiệu quả hoạt động

Trong bản cáo bạch mà Vietjet vừa công bố, có sự xuất hiện của Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore với tỷ lệ cổ phiếu năm giữ 5,5%, và nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác với tỷ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ của Vietjet, ngoài ra còn có tỷ lệ sở hữu 3,9% của Quỹ VEIL thuộc Dragon Capital.

Việc tham gia của các đối tác nước ngoài trong cơ cấu cổ đông của Vietjet trước khi chào sàn Hose mang đến lợi thế lớn cả về thương hiệu và tài chính cho hãng hàng không đang trên đà tăng trưởng này.

Theo báo cáo đã kiểm toán của Vietjet, tính tới cuối năm 2016, vốn điều lệ của Công ty 3.000 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cuối năm 2015. Điều đáng chú ý là vốn chủ sở hữu năm 2016 là 4.524.703, tăng tới 110,7% so với năm 2015.

Hiệu quả hoạt động của Vietjet dẫn đầu trong 4 hãng hàng không đang hoạt động tại Việt Nam và trong nhóm doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Cụ thể, doanh thu 2016 của Vietjet đạt 27.532.073, tăng 38,7% so với năm 2015. Trong đó, riêng doanh thu về vận chuyển hàng không đạt 15,523 tỷ đồng năm 2016. Hệ số sử dụng ghế ở mức độ cao bình quân cả năm 2016 cũng ở mức cao nhất thị trường là 88% mỗi chuyến bay.

Cổ phiếu hàng không làm nóng thị trường chứng khoán đầu năm ảnh 1

 Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Vietjet

Về lợi nhận, năm 2016 Vietjet đạt xấp xỉ 2.290 tỷ đồng, tăng trưởng 96,5% so với 2015, giúp tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) lên tới 8.726, mức giá chào sàn dự kiến là 90.000 đồng/CP là phù hợp.

Đây là một lựa chọn khôn ngoan bởi trên thực tế, trong phiên giao dịch đầu tiên khi niêm yết, với biên độ dao động giá +/-20%, thì mức giá trần của cổ phiếu Vietjet có thể lên tới 108.000 đồng/CP.
Đây là mức giá hoàn toàn có thể đạt được vì thị trường chứng khoán Việt Nam đang khá sôi động với VN-Index đã vượt trên ngưỡng 700 điểm, mức cao nhất từ năm 2008 và quan trọng hơn cổ phiếu Vietjet được xếp vào nhóm “tiết cung” với lượng có thể bán khá thấp bởi tỷ trọng lớn cổ phiếu đang nằm trong nhóm cổ đông lớn và sẽ không được bán ra.
Cổ phiếu hàng không làm nóng thị trường chứng khoán đầu năm ảnh 2

Tuy nhiên, yếu tố cung cầu cổ phiếu chỉ là một phần, điều khiến Vietjet được “săn” trên thị trường OTC suốt mấy tháng vừa qua là tiềm năng tăng trưởng của hãng hàng không thế hệ mới này trong tương lai.

Chưa cần nhìn vào kế hoạch từ nay tới năm 2020, mà chỉ cần nhìn vào 5 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, Vietjet đã làm lên nhiều kỷ lục như: có lãi ngay từ năm thứ hai hoạt động (rất ít hãng hàng không thế giới làm được điều này); gần đây đã vươn vị trí dẫn đầu về thị phần bay nội địa.

Phát triển theo mô hình hãng hàng không thế hệ mới (chi phí thấp) đã mang lại cho Vietjet hiệu quả kinh doanh vượt trội về các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, đồng thời giúp Vietjet mở rất nhanh về quy mô vốn (xem bảng) tạo nền tảng tài chính mạnh cho sự phát triển trong gia đoạn tới.

Quá trình tăng vốn rất nhanh của Vietjet
Năm
Vốn điều lệ
Phương thức

2007

600

Thành lập

5/2013

800

Phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 3:1

3/2015

1.000

Chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%

10/2015

1.450

Phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 45% (và được cấn trừ với cổ tức bằng tiền mặt nêu trên)

6/2016

2.000

Phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ 100:33 (cổ phiếu thưởng)

9/2016

2.500

Chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 25%

Phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 25% (và được cấn trừ với cổ tức bằng tiền mặt nêu trên)

11/2016

3.000

Phát hành cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 20% (cổ phiếu thưởng)

(Đơn vị: tỷ đồng) 

Cơ hội tăng trưởng tốt

Đặc trưng của Vietjet nằm ở mô hình hoạt động “chi phí thấp”. Điều này được cụ thể hóa trong khá nhiều mặt của hãng hàng không ngày. Chẳng hạn ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong điều hành (hiện Vietjet sử dụng tới 20 phần mềm tiên tiến quản lý hoạt động của mình) theo mô hình E-company; sử dụng đồng loại máy bay (Airbus 320, 321) giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, vận hành, quản lý nhân sự…

Tính đến ngày 31/12/2016, độ tuổi trung bình của đội máy bay Vietjet đang khai thác là 3,03 năm và là một trong những đội máy bay trẻ nhất trong số những hãng hàng không chi phí thấp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Máy bay trẻ hơn có xu hướng tiết kiệm nhiên liệu hơn và chi phí bảo dưỡng thấp hơn.

Một thước đo quan trọng của các hãng hàng không khi xét về hiệu quả là “Chi phí lao động trên một đơn vị sản lượng ghế kilômét cung ứng - ASK)”, với Vietjet, con số này là 92 đồng (0,42 cent) trong năm 2015, nằm trong nhóm thấp nhất trong số các hãng hàng không chi phí thấp trên toàn cầu theo nghiên cứu của SAP.

Nếu như mô hình hoạt động chuẩn mực và được thực thi đúng đắn mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Vietjet thì cơ hội thị trường là điều kiện đủ để đảm bảo khả năng tăng trưởng của hãng hàng không còn khả trẻ này.

Theo nhận định của IATA,  khu vực khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai với tốc độ tăng trưởng 6% giai đoạn 2015 – 2035.

Riêng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng ngành hàng không sẽ cao hơn so với bình quân trong khu vực nhờ có lợi thế trung tâm, cho phép sử dụng máy bay thân hẹp bay đến tất cả các thành phố chính trong khu vực Bắc Á, Đông Nam Á, và Ấn Độ, với giờ bay trung bình khoảng 5 giờ từ Tp.HCM hoặc Hà Nội.

Theo thống kê thì, khách nội địa đi lại trong Việt Nam tăng ở mức 13,7% từ 2011-2014, trong khi khách quốc tế đi lại tăng ở mức CARG 9,8% trong cùng kỳ.

Cổ phiếu hàng không làm nóng thị trường chứng khoán đầu năm ảnh 3

Số lượng máy bay của Vietjet sẽ tăng lên tới con số 78 vào năm 2019 

Theo phân tích của SAP, việc đi lại bằng máy bay tính theo đầu người ở Việt Nam về cơ bản còn rất thấp so với các quốc gia phát triển, và các nước đang phát triển khác trong khu vực. Điều này cho thấy rằng thị trường hàng không Việt Nam vẫn rất tiềm năng. Với mức GDP trên đầu người của Việt Nam thấp, đạt mức 2.053 USD so với mức trung bình của ASEAN là 9.159 USD vào năm 2014, Việt Nam càng có cơ hội để phát triển giao thông hàng không khi thu nhập đầu người tăng lê

Tiềm năng lớn là cơ sở quan trọng cho Vietjet đặt kế hoạch đầu tư lớn để đưa Công ty thành hãng hàng không lớn trong khu vực. Đội máy bay của Vietjet tại thời điểm 31/12/2016 gồm 41 máy bay, trong đó gồm 30 máy bay Airbus A320-200 và 11 máy bay Airbus A321-200, với 180 và 220-230 ghế ngồi và được thiết kế phù hợp cho mô hình kinh doanh hàng không chi phí thấp

Tại thời điểm 31/12/2016, Vietjet còn đơn đặt hàng cho thêm 77 tàu Airbus dòng A320/A321 với quyền chọn thuê thêm và 100 tàu 737MAX 200, được giao từ 2019 đến 2023. Thêm vào đó, trong tháng 9/2016, Vietjet đã ký hợp đồng với Airbus mua thêm 20 máy bay với thời gian giao hàng dự kiến từ 2017 đến 2020.

Số lượng máy bay của Vietjet sẽ tăng lên tới con số 78 vào năm 2019, và sẽ tiếp tục tăng khi đơn hàng với Airbus và Boeing sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2023.

Tin bài liên quan