Cổ phiếu cần quan tâm ngày 5/5

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán lược trích phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 15/5 của một số công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 5/5

PXS: Khuyến nghị mua vào

(CTCK Vietcombank – VCBS)

CTCP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (mã PXS) đặt mục tiêu thấp năm 2014 cao hơn so với thực hiện năm 2013 với doanh thu đạt 1.400 tỷ đồng (+37,2% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng (-7,8% so với năm trước).

PXS đã công bố doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý I đạt 375 tỷ đồng (+189% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 21% kế hoạch) và 21 tỷ đồng (+310% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 26% kế hoạch), theo đó, EPS trailing đến cuối quý I là 2.148 đồng/cp, P/E trailing là 9,7 lần.

Công ty mới tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng trong tháng 12/2013, nên EPS 2013 và trailing đến quý I/2014 chưa phản ánh hết mức độ pha loãng cổ phiếu do phát hành thêm. Do đó đến cuối năm 2014, với mức lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng dự phóng dựa trên tỷ suất lợi nhuận 2014 đạt ít nhất 7,5%, EPS 2014 sẽ được tính trên toàn bộ 50 triệu cổ phiếu là 2.100 đồng/cp, P/E forward = 9,9 lần. Đây là mức P/E hợp lý với kỳ vọng hiện nay về tình hình TTCK Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu PXS.

>> Tải báo cáo

SRC: Xem xét mua vào

(CTCK Vietcombank – VCBS)

CTCP cao su Sao Vàng (mã SRC) là một trong ba doanh nghiệp trong nước sản xuất săm lốp lớn nhất, có thị trường tiêu thụ chính là miền Bắc. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ cạnh tranh, xu hướng chuyển sang sử dụng lốp radial tăng mạnh nên sản lượng tiêu thụ sản phẩm chính của SRC – lốp ôtô bias cỡ lớn bị sụt giảm mạnh mà chưa có sản phẩm chiến lược thay thế trong khi đó CSM và DRC đều đã và đang hoàn tất đầu tư dự án lốp mới radial.

Năm 2014 SRC đặt kế hoạch doanh thu tăng 6% nhưng lợi nhuận trước thuế giảm 19%, EPS đạt 3.039 đồng/CP. Tuy nhiên, nhờ những thuận lợi chung của ngành, chúng tôi cho rằng lợi nhuận sau thuế năm 2014 của SRC sẽ chỉ giảm nhẹ hoặc tương đương năm 2013, EPS vẫn ở mức khá, đạt khoảng 3.400-3.600 đồng/CP. Theo đó PE hiện nay khoảng 6,5-6,9 lần, đồng thời SRC dự kiến sắp tới trả cổ tức bằng tiền mặt 2.000 đồng/CP với mức giá 23.500 đồng ngày 25/4/2013 thì lợi suất cổ tức khá ở mức khá (8,5%).

Trên các cơ sở đó, chúng tôi cho rằng có thể xem xét MUA cổ phiếu SRC với mục tiêu đầu tư ngắn hạn để hưởng cổ tức.

>> Tải báo cáo

SD5: Khuyến nghị mua vào đầu tư dài hạn

(CTCK Vietcombank – VCBS)

Kết quả kinh doanh năm 2013 của CTCP Sông Đà 5 (SD5 – sàn HNX) khả quan nhưng do ảnh hưởng của việc thoái vốn và đầu tư vào công ty con khiến lợi nhuận sau thuế hợp nhất sụt giảm.

ĐHCĐ thông qua kế hoạch năm 2014 với tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 1.600 tỷ đồng (-33,7% so với năm trước).Doanh thu là 1.444 tỷ đồng (-28,3% so với năm trước). Lợi nhuận sau thuế là 60 tỷ (+88,1% so với năm trước). Đây là một kế hoạch tương đối thận trọng. Mức cổ tức dự kiến cho năm 2014 là 12%.

SD5 cũng định hướng phát triển theo hướng từng bước giảm dần chỉ tiêu doanh thu đối với xây dựng các công trình thủy điện lớn do tiềm năng về thủy điện đã được khai thác gần hết, sẽ ưu tiên đấu thầu, chào giá làm thầu phụ hoặc tổng thầu xây dựng (EPC) các thủy điện quy mô nhỏ, và mở rộng ra các thị trường lân cận.

SD5 đưa ra phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho Tổng công ty Sông Đà và phát hành thêm 10% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

Sản lượng của năm 2014 khả năng sẽ được duy trì ở mức tương đương năm 2013, kỳ vọng tạo sự tăng trưởng ổn định. Việc tái cơ cấu SD5 vẫn đang được tiến hành. EPS forward kế hoạch (đã xem xét cả việc pha loãng cổ phiếu do phát hành thêm) là 2.307 đồng/CP, theo đó P/E forward đạt 7 lần. Chúng tôi khuyến nghị MUA dài hạn SD5.

>> Tải báo cáo

CSM: Khuyến nghị mua vào

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

Với việc tâm lý thị trường bất ổn trong những phiên gần đây, giá cổ phiếu CSM của CTCP Công nghiệp Cao su miền Nam đã giảm rất đáng kể, đạt 40.200 đồng/cp vào cuối phiên 28/4/2014.

BVSC cho rằng đây là mức giá hấp dẫn đối với một cổ phiếu có cơ bản tốt và tiềm năng tăng trưởng lớn như CSM, chưa kể đến khả năng ghi nhận khoản lợi nhuận khác đột biến, ước khoảng 70 đồng, từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trong quý III hoặc quý IV/2014. Như vậy lợi nhuận cả năm ước đạt 380 tỷ đồng, EPS 5.650 đồng/cổ phiếu và P/E dự phóng 7,1 lần.

Do đó, chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với CSM với giá mục tiêu 53.200 đồng/cổ phiếu.

>> Tải báo cáo

NLG: Khuyến nghị Trung lập

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

BVSC duy trì đánh giá lạc quan về triển vọng từ năm 2015 của NLG của CTCP Đầu tư Nam Long. Quan điểm này căn cứ trên tiến độ kinh doanh các dự án, quỹ đất sạch mà công ty đang sở hữu, thương hiệu và cấu trúc sản phẩm phù hợp, ban quản trị minh bạch và cơ cấu cổ đông lớn có tiềm lực tài chính tốt.

Trong ngắn hạn, điểm hạn chế của NLG là tốc độ tăng vốn trong giai đoạn từ 2011 – 2014 khá nhanh (từ 410 tỷ lên 1.360 tỷ) trong khi lợi nhuận không kịp mang lại làm cho chỉ số định giá chưa hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân. Năm 2014, lợi nhuận bắt đầu tăng trưởng nhưng áp lực pha loãng vẫn cao do phát hành thêm 40,5 triệu (25,5 triệu riêng lẻ và 15 triệu hoán đổi) nên P/E và P/B vẫn chưa nhiều cải thiện. Ngoài ra, thanh khoản thấp là yếu tố làm cho cổ phiếu NLG chưa thu hút các nhà đầu tư cá nhân. Điều này làm cho giá cổ phiếu NLG chưa phản ánh kịp thời triển vọng của công ty. Từ những phân tích trên, chúng tôi giữ đánh giá NEUTRAL đối với cổ phiếu NLG ở hiện tại.

>> Tải báo cáo

VNS: Khuyến nghị mua vào

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Kết quả kinh doanh quý I/2014 của CTCP Ánh Dương Việt Nam (VNS – sàn HOSE) tăng trưởng tốt so với cùng kỳ.

Tiếp tục mở rộng thị phần, mục tiêu Nha Trang

Năm 2014, Doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng GPS taxi (mới có ở London và Singapore) tại Đà Nẵng, giúp VNS giảm được chi phí nhân sự, chống thất thoát DT và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Với EPS 2014 dự phóng đạt 7.461 đồng/cp, PE 2014 ở mức 6,7x, thấp hơn trung bình lịch sử 4năm là 12,4x. Khuyến nghị đầu tư dài hạn.

>> Tải báo cáo

VCG: PE giao dịch dự phóng 10,7x

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

ĐHCĐ Vinaconex ngày 25/4/2014 đã thông qua Kết quả kinh doanh công ty mẹ và hợp nhất năm 2013. Công ty mẹ ghi nhận doanh thu 4.916 tỷ, đạt 91% kế hoạch và giảm 4% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 284,5 tỷ, đạt 62,9% kế hoạch và cải thiện đáng kể so với số lỗ ròng 646,3 tỷ năm 2012. Tỷ lệ cổ tức tiền mặt điều chỉnh giảm từ 8% theo kế hoạch xuống 4%. Kết quả kinh doanh hợp nhất ghi nhận doanh thu 11.104 tỷ, giảm 12% so với 2012, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 496 tỷ, tăng 468% so với 2012 chủ yếu là kết quả của việc thoái vốn tại CTCP Xi măng Cẩm Phả.

Trong ĐHCĐ, Vinaconex chỉ đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ với doanh thu 4.010 tỷ, giảm 18% và lợi nhuận trước thuế 305,2 tỷ, tăng nhẹ 1% so với năm trước. Tổng công ty đặt mục tiêu không chạy theo doanh thu, chú trọng những công trình hiệu quả, có nguồn vốn rõ ràng, ổn định. Theo Tổng Giám đốc cho biết, trong quý I/2014, công ty mẹ ghi nhận 44 tỷ đồng lợi nhuận. Như vậy, lợi nhuận công ty mẹ quý I/2014 giảm khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Việc thoái vốn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu dòng tiền thu về đạt khoảng 572 tỷ trong năm 2014. Tổng công ty sẽ tiếp tục triển khai thoái vốn tại Công ty tài chính cổ phần VVF, Công ty phát triển thương mại chợ Mơ, Công ty ITC. Riêng đối với dự án liên doanh Splendora, trước đây Tổng công ty tập trung theo hướng thoái vốn từ dự án, ở ĐHCĐ lần này Tổng công ty đưa ra phương án thoái vốn hoặc mua lại cổ phần.

 Chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế thuế hợp nhất của VCG năm 2014 đạt khoảng 760 tỷ, tăng 6,7% so với năm trước. Cổ phiếu VCG giao dịch với PE dự phóng 10,7x so với trung bình ngành khoảng 14x.
Tin bài liên quan