Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/2

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/2

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 2/2 của các công ty chứng khoán.

BVH: Khuyến nghị mua vào

CTCK MaritimeBank (MSBS)

* Điểm nhấn cơ bản:

Bảo Việt là tập đoàn tài chính  - bảo hiểm hàng đầu và lâu đời nhất tại Việt Nam với quy mô mạng lưới trải rộng tại 63 tỉnh thành trên cả  nước với 160 chi nhánh, 700 phòng phục khách hàng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Tốc độ tăng trưởng cao, tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2009  -  2013 của BVH đạt  13%. 9 tháng đầu năm 2014,  Bảo Việt  đã  hoàn thành 84% kế  hoạch năm. Doanh thu  thuần từ  hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 9.305  tỷ  đồng,  tăng  18% so với cùng kỳ, lợi nhuận  sau thuế  toàn  tập đoàn  cũng tăng 17%,  ghi nhận 938 tỷ đồng.

Năm 2014, Bảo Việt ước đạt 18.600 tỷ  đồng doanh thu hợp nhất, lợi nhuận trước thuế  hợp nhất đạt 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế  hợp nhất đạt 1.200 tỷ  đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Tỷ  lệ  trả  cổ  tức cao,  đều đặn: Năm 2012, 2013 BVH đều trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 15%. Năm 2014, công ty dự kiến sẽ tiếp tục trả cổ tức bằng tiền 13%.

Khối lượng cổ  phiếu giao dịch trung bình trong 21 phiên liên tiếp gần đây đạt 639.183 cổ phiếu/ngày.

* Phân tích kỹ thuật:

BVH là cổ  phiếu thích hợp với cả  phong cách đầu tư trung hạn và ngắn hạn.

BVH đang hình thành nền tảng tăng giá với việc giá cổ  phiếu chạm mốc 29.600 đ/cp  vào ngày 30/12  rồi bật lên vượt thẳng mốc Fibonacci 38,2% breakout khỏi kênh giảm giá trung hạn.

Hiện tại tổ  hợp nến ngày của BVH đang tích lũy quanh mốc Fibonacci 50% với khối lượng tích lũy mua vào.

Tín hiệu kỹ  thuật MACD, MFI, RSI, PSAR đều đang củng cố  cho 1 xu hướng tăng điểm sắp được thiết lập.

Chúng tôi cho rằng BVH sẽ sớm có phiên Breakout với thanh khoản đột biến vượt thẳng mốc 35.400 đ/cp (Fibonacci 50%) khởi đầu cho xu hướng tăng điểm.

PDR: Khuyến nghị tích lũy

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Kết thúc 2014, PDR ghi nhận kết quả khởi sắc với doanh thu và lợi nhuận sau thuế ghi nhận là 415 và 42 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với năm 2013. Năm 2015, công ty tự tin đặt kế hoạch cao khi hai dự án Everich 2&3 sẽ được bàn giao cho khách hàng. Cụ thể:

Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND)

Năm 2015

Ghi chú

Evrich 2 

20

Kinh doanh & bàn giao 200 căn còn lại block C

Everich 3 

150

Bàn giao 60 nền biệt thự đã bán

Khai thác cát 

95

Hoạt động khác thác & dịch vụ

Khác

35

Tổng

300

Nhận định:Với kế hoạch đề ra, ban lãnh đạo công ty khá tự tin về khả năng hoàn thành. Theo đó, EPS 2015 pha loãng trên vốn điều lệ mới 2,015 tỷ là 1,488 đồng/cp, tương đương P/E 2015 là 9.5 lần, khá hấp dẫn đối với cổ phiếu bất động sản. Tuy nhiên, điểm rơi lợi nhuận dự kiến sẽ trong quý III và quý IV/2015. Đồng thời, giá cổ phiếu đã tăng mạnh từ dưới 10,000 đồng/cp lên quanh 17,000 đồng/cp trong 2014 để phản ánh những thay đổi tích cực của 2014 và triển vọng 2015. Do đó, chúng tôi cho rằng động lực tăng giá ngắn hạn của PDR sẽ chưa nhiều, đồng thời, phương án phát hành sẽ tạo áp lực pha loãng khi lợi nhuận chưa kịp ghi nhận. Các nhà đầu tư nên chờ đợt phát hành hoàn tất để xem xét tích lũy cổ phiếu PDR cho mục tiêu trung và dài hạn.

PHR: Năm nay, lãi trước thuế ước đạt 120 tỷ đồng

CTCK MB (MBS)

CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) công bố kết quả kinh doanh năm 2014 với tổng doanh thu 1,642 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ, vượt 11% kế hoạch năm và lợi nhuận sau thuế đạt 271.3 tỷ đồng, giảm 26.9% so với cùng kỳ, vượt 66% kế hoạch.

Trong năm 2014, sản lượng cao su khai thác của Công ty đạt 19,186 tấn, sản lượng cao su thu mua đạt 12,296 tấn, sản lượng cao su tiêu thụ đạt 34,177 tấn. Tuy nhiên, giá cao su giảm mạnh so với cùng kỳ đã ảnh hương tiêu cực đến kết quả kinh doanh của Công ty. Giá bán cao su bình quân trong năm 2014 chỉ đạt mức 38.5 triệu VNĐ/ tấn, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Chúng tôi đánh giá, triển vọng giá cao su khó có thể sáng sủa trong tương lai gần khi nền kinh tế Trung Quốc, thị trường tiêu thụ cao su chính, đang có dấu hiệu suy giảm trong khi nguồn cung cao su thiên nhiên được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Trong năm 2015, PHR đặt ra kế hoạch khá thận trọng khi doanh thu kinh doanh cao su ở mức 917.6 tỷ đồng; lãi trước thuế 120 tỷ đồng, chỉ bằng 35% mức lãi trước thuế thực hiện năm 2014. Riêng trong quý 1/2015, Công ty dự kiến doanh thu 124 tỷ đồng, lãi trước thuế 20 tỷ đồng.

DPM: Xem xét mua vào

CTCK BIDV (BSC)

Kết quả  kinh doanh 2014 suy giảm mạnh:  theo báo cáo quản trị  năm 2014 được công bố  ngày 28.01.2015, DPM đạt 9,989 tỷ  đồng doanh thu và 1,157 tỷ  đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần  lượt 4% và 49%. Mặc dù sản lượng tiêu thụ  tăng nhẹ  1% đối với sản phẩm Đạm Phú Mỹ  và 5% đối với sản phẩm phân bón tự  doanh nhưng giá bán phân bón giảm mạnh trong năm do tình trạng dự  cung phân đạm tại thị trường Việt Nam cũng như thị  trường thế  giới. Hơn  nữa, giá khí đầu vào được áp dụng theo công thức mới từ 1/4/2014, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ 2013. Ngoài ra, việc thắt chặt trọng tải xe cơ giới cũng khiến chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh.

Triển vọng 2015 lạc quan:  dựa trên những căn cứ  sau: (1) chi phí khí đầu vào (chiếm khoảng 60-70% chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) của DPM được tính dựa trên 46% giá dầu FO trung bình tháng trước tại thị  trường Singapore nên nếu giá dầu tiếp tục giảm mạnh trong năm 2015 về  mức trung bình 60 USD/thùng sẽ  cải thiện kết quả  kinh doanh của DPM. (2) Kết quả  kinh doanh của công ty liên kết là PVTex Đình Vũ kỳ vọng sẽ được cải thiện trong năm 2015. Tuy nhiên chúng tôi cũng lưu ý đến việc giá phân bón urea trong nước có thể giảm mạnh hơn mức giảm chi phí giá khí đầu vào do dư cung tăng mạnh sau khi hoàn thành nâng cấp nhà máy đạm Hà Bắc.

Chúng tôi dự  báo năm 2015, DPM sẽ  đạt 8,134 tỷ  đồng doanh thu và 1,625 tỷ  đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương EPS 2015 đạt 4,147 đồng/cp.  BSC khuyến nghị nhà đầu  tư có thể  xem xét đầu tư cổ  phiếu DPM với giá mục tiêu 1 năm là 37,323 đồng/cp.

BMP: Lợi nhuận năm nay ước đạt 450 tỷ đồng

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Do thời gian tồn kho bình quân của CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) là từ 2-3 tháng và độ trễ của giá bột nhựa so với giá dầu nên hiệu ứng giá dầu chưa được phản ánh nhiều trong kết quả kinh doanh quý IV cũng như cả năm 2014.

Kết thúc năm 2014, doanh thu của BMP ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng ~19% so với năm 2013 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ ước đạt 375 tỷ đồng (+1,3%). Nguyên nhân do giá bột nhựa đã tăng mạnh ở thời gian giữa năm 2014 và công ty chi khoản lớn cho hội nghị khách hàng ở Singapore trong tháng Bảy. Tuy nhiên, tác động giá dầu giảm kỳ vọng sẽ tác động vào kết quả kinh doanh từ năm 2015. Chuyên viên ngành của chúng tôi ước tính sơ bộ BMP có thể đạt từ 2.800 tỷ đồng doanh thu và 450 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2015.

Liên quan đến vấn đề được nhiều cổ động của BMP quan tâm là khoản truy thu thuế TDNN tương đương 75 tỷ đồng mà BMP đã liên tục khiếu nay để xin được cơ quan thuế hoàn lại từ cuối năm 2013. Như đã đề cập trong bảng báo cáo cập nhật (tháng 10/2014), BMP đã được miễn toàn bộ số tiền phat do áp dụng sai ưu đãi thuế TDNN. Đồng thời, do đã chi trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước (SCIC) trong giai đoạn 2009-2010, Công ty cũng sẽ được cơ quan thuế khấu trừ một phần số tiền truy thu. Cụ thể, theo văn bản mới đây của Cục thuế Tp.HCM, BMP có thể được việc hoàn lại khoảng ~29 tỷ trong năm 2015. Như vậy, số tiền còn lại (hơn 41 tỷ đồng), nếu phải ghi nhận, cũng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả lợi nhuận sau thuế của BMP trong năm nay.

Cũng qua trao đổi, chuyên viên của chúng tôi được biết, nhà máy Nhựa Bình Minh mới ở Long An đã hoàn tất việc san lấp mặt bằng và đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng, nhà xưởng. Theo kế hoạch trước đây, máy móc cho dự án này được di dời từ nhà máy 2 (KCN Sóng Thần) để hoạt động với công suất thiết kế là 15.000 tấn/năm. Tuy nhiên, do nhận thấy thị trường ống nhựa đang có sự cải thiện tích cực, BMP cũng đã có thêm phương án đầu tư ~150 tỷ cho việc mua sắm máy móc nhằm nâng công suất nhà máy lên 30.000 tấn/năm. Tuy nhiên, nhà máy Long An dự kiến chỉ bắt đầu vận hành từ Quý 3/2015, chuyên viên của chúng tôi ước tính công suất thực tế của nhà máy này trong năm 2015 chỉ vào khoảng 5.000-10.000 tấn.

Trong 2015, trước sức ép cạnh tranh không những của các doanh nghiệp nhỏ lẻ mà cả những tập đoàn lớn như Hoa Sen, BMP đã lựa chọn giải pháp nâng tầm thương hiệu. Thay vì mở rộng kênh phân phối một cách ồ ạt như trước đây, Nhựa Bình Minh tập trung cải thiện chính sách bán hàng và nâng cấp hình ảnh trưng bày tại các đại lý. Chúng tôi cho rằng, giải pháp này có thể thích hợp khi đối phó với những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, trong dài hạn, một khi sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, một giải pháp căn cơ hơn sẽ là cần thiết để giữ vững vị thế hiện có của BMP.

Tin bài liên quan