Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/11

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/11

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/11 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DHC với giá mục tiêu 62.200 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DHC của CTCP Đông Hải Bến Tre với giá mục tiêu 62.200 đồng trên cơ sở: (i) nhu cầu đối với các sản phẩm giấy/bao bì tăng mạnh khi hoạt động xuất khẩu cải thiện nhờ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, (ii) việc Trung Quốc ngừng nhập RCP từ năm 2021 khiến nhu cầu nhập khẩu giấy/bao bì thành phẩm tăng, tác động tích cực tới giá bán giấy/bao bì và giảm giá đối với OCC, và (iii) gia tăng sản lượng tiêu thụ nhờ Nhà máy Gia Long giai đoạn 2 đưa vào hoạt động.

Doanh nghiệp vẫn còn 30% cổ tức đã thông qua tại ĐHCĐ 2020 chưa chốt quyền. Chúng tôi kỳ vọng việc này sẽ diễn ra trong quý IV hoặc quý I/2021.

Tiêu điểm đầu tư: Gia tăng tiêu dùng và xuất khẩu giấy bao bi từ năm 2021khi (i) Trung Quốc ngừng nhập khấu giấy tái chế RCP từ đầu năm 2021 làm tăng khả năng nhập khẩu thành phẩm giấy bao bì tại đây, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giấy bao bì của các DN Việt Nam, và (ii) gia tăng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản và dệt may khi các Hiệp định EVFTA và CPTPP có hiệu lực.

Giá bán đối với giấy bao bì kỳ vọng tăng nhẹ trong năm 2021 khi kinh tế toàn cầu dần phục hồi sau đại dịch.

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nhà máy giấy Giao Long giai đoạn 2 và nhà máy Bao bì mới. Năng lực sản xuất giấy kraft của DHC tăng gấp 3,7 lần so với trước đây, đạt 280.000 tấn/năm trong khi bao bì carton tăng từ 96% từ 47 triệu SP lên 92 triệu SP. Mặt khác, nợ vay đang có xu hướng giảm dần khi Nhà máy Giao Long GĐ2 đi vào hoạt động.

Giá OCC tại thị trường châu Á đã giảm >10% so với mức cao nhất trong tháng 5và kỳ vọng đi ngang hoặc giảm tiếp trong năm 2021 khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu RCP.

Định giá: Chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu DHC vào khoảng 62.200 đồng/CP dựa trên kết hợp phương pháp so sánh P/E và EV/EBITDA. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 10,1 lần.

>> Tải báo cáo

Khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu 17.300 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

Quan điểm đầu tư đối với cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh: Lợi nhuận năm 2021-2022 hồi phục mạnh nhờ bàn giao hàng loạt dự án và mức nền thấp trong năm 2020.

Bên cạnh đó, doanh số bán hàng năm 2020 và 2021F dự kiến phục hồi mạnh ước đạt lần lượt 4.912 tỷ đồng (tăng trưởng 30% so với năm trước) và 5.955 tỷ đồng (tăng trưởng 21,2%).

Ngoài ra, kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ pháp lý tại Hồ Chí Minh từ năm 2021, qua đó tháo gỡ các dự án đang bị hoãn lại (Gem Riverside).

BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2020 của DXG lần lượt đạt 3.751 tỷ đồng (giảm 35,5% so với năm trước) và 302 tỷ đồng (giảm 75%). EPS 2020 = 552 đồng/cp.

Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2021 ước đạt 7.906 tỷ đồng (tăng 110,8% so với năm trước) và 1.315 tỷ đồng (tăng trưởng 335%). EPS 2021 FW =2.462 đồng/cp. PE 2021 FW = 5.4 lần.

BSC tiếp tục duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu DXG và tăng giá mục tiêu lên 17.300 đồng/CP (tăng 36,2% so với mức giá đóng cửa ngày 11/11/2020) dựa trên phương pháp RNAV (tăng 12,4% so với giá mục tiêu cũ, do điều chỉnh cập nhật bổ sung thêm thông tin một số dự án) dựa trên phương pháp RNAV với mức chiết khấu WACC = 15% cho các dự án và mức 20% cho rủi ro ảnh hưởng từ pháp lý dự án hoặc nhu cầu thị trường bất động sản ở khu vực tỉnh suy yếu.

Cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu HBC tiệm cận vùng 14-15

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu HBC của CTCP Tập đoàn Hòa Bình đang hồi phục từ ngưỡng giá 10.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku trong phiên hôm nay 12/11, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 11.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 14-15, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 10.0.

Khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 24.900 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) công bố phát hành thành công 394 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 5 năm cho các cổ đông hiện hữu (Trái phiếu A), tương ứng với 33% tổng lượng trái phiếu dự kiến phân phối. Các trái phiếu chuyển đổi này có lãi suất 11%/năm.

Sau đợt phát hành này, CII sẽ phát hành thêm 1,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm kèm chứng quyền (Trái phiếu B) thông qua phát hành công khai khi điều kiện để phát hành Trái phiếu B là nếu khi CII không thể phát hành thành công tối thiểu 800 tỷ đồng Trái phiếu A.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 24.900 đồng/CP.

Khuyến nghị khả quan dành cho PHR với giá mục tiêu 64.700 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) công bố Nghị quyết HĐQT bao gồm mục tiêu lợi nhuận quý 4/2020 và một số nội dung chính đã được thông qua.

Theo Nghị quyết này, công ty mẹ PHR đặt mục tiêu ghi nhận tổng thu nhập (bao gồm doanh thu, thu nhập tài chính và thu nhập khác) đạt 1,25 nghìn tỷ đồng và thu nhập ròng đạt 382 tỷ đồng trong quý 4/2020.

Dù PHR chưa công bố kế hoạch hợp nhất, chúng tôi cho rằng các mục tiêu của công ty là cao hơn dự báo của chúng tôi, chủ yếu nhờ mảng cao su tự nhiên có diễn biến kinh doanh tích cực hơn.

Kế hoạch quý 4/2020 này cũng tương ứng với việc PHR sẽ nhận được khoản bồi thường còn lại trị giá khoảng 309 tỷ đồng đến từ chuyển đổi đất cao su sang Khu công nghiệp Nam Tân Uyên 2 Mở Rộng (NTU3) trong quý 4/2020, phù hợp với kỳ vọng hiện tại của chúng tôi.

Ngoài ra, PHR đã trình đề xuất cho tập đoàn mẹ – Tập đoàn Cao su Việt Nam (HOSE: GVR) – để được phê duyệt chủ trương trở thành chủ đầu tư trực tiếp của các dự án khu công nghiệp, dân cư và dịch vụ Hội Nghĩa và Bình Mỹ, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi cho rằng PHR sẽ sở hữu 100% các Khu công nghiệp Hội Nghĩa và Bình Mỹ.

Bên cạnh đó, PHR bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới, bao gồm đầu tư điện mặt trời và xử lý chất thải. Theo ban lãnh đạo, PHR đã đầu tư dự án điện mặt trời áp mái để cung cấp điện cho các nhà máy của công ty; vốn xây dựng cơ bản yêu cầu cho các khoản đầu tư này là không đáng kể.

Đối với kế hoạch năm 2021, PHR chỉ công bố kế hoạch liên quan đến mảng cao su tự nhiên, với sản lượng chế biến đạt 21.600 tấn trong năm 2021 (giảm 21% so với mục tiêu năm 2020) và giá bán trung bình (ASP) đạt 33 triệu đồng/tấn (tăng 2% so với mục tiêu năm 2020).

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho PHR với giá mục tiêu 64.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 11,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,5%.

Khuyến nghị mua dành cho VTP với giá mục tiêu 112.600 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ngày 11/11/2020, Tập đoàn Viettel đã bán hết 6% cổ phần đăng ký bán trước đó tại Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) cho 13 nhà đầu tư thông qua đấu giá công khai.

Giá trúng trung bình là 105.907 đồng/CP so với mức giá khởi điểm là 105.500 đồng/CP. Sau giao dịch này, Tập đoàn Viettel vẫn đang nắm giữ khoảng 61% cổ phần tại VTP.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VTP với giá mục tiêu 112.600 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 6%, bao gồm lợi suất cổ tức 1%, theo giá đóng cửa hôm nay.

Tin bài liên quan