VNSteel là tổng công ty 91 đầu tiên thực hiện cổ phần hoá - Ảnh: Hoài Nam

VNSteel là tổng công ty 91 đầu tiên thực hiện cổ phần hoá - Ảnh: Hoài Nam

Cổ phần hoá nhìn từ “hoa tiêu” VNSteel

(ĐTCK-online) Là tổng công ty 91 đầu tiên thực hiện cổ phần hoá (CPH), kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) ngày 10/6 gợi ra những điều đáng suy tính cho tiến trình CPH các DNNN lớn.

VNSteel tự cho mình là “dũng cảm” khi tiến hành IPO trong bối cảnh TTCK “thoi thóp”, nhưng với kết quả chỉ bán được hơn nửa số cổ phần đưa ra đấu giá, thương vụ IPO VNSteel khó có thể nói là đã thu hái được kết quả khả quan.

Chưa đến 10% cổ phần trong tổng số 6.800 tỷ đồng vốn điều lệ được đưa ra IPO và chỉ bán được non 60% trong số 10% cổ phần đó, với mức giá 10.100 đồng/CP. Dù lạc quan đến mấy cũng không thể phủ nhận một thực tế là sự quan tâm của NĐT đến đợt IPO của VNSteel còn khiêm tốn. Điều này được minh chứng rõ hơn khi số NĐT tham dự phiên đấu giá diễn ra sáng 10/6 tại Sở GDCK Hà Nội có thể đếm trên đầu ngón tay và đa phần trong số đó là “người nhà” của VNSteel và đơn vị tư vấn là CTCK Vietinbank.

Trả lời câu hỏi, nếu không có sự tham gia của các NĐT, đối tác thân cận, liệu số lượng cổ phần đấu giá thành công có đạt 39,1 triệu cổ phần, ông Lê Phú Hưng, Tổng giám đốc VNSteel nói: “Nếu đối tác, NĐT thân thiết không nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của VNSteel, thì họ cũng không bỏ tiền đầu tư vào Tổng công ty”.

Điều đáng nói, theo ông Hưng, tại các cuộc roadshow do VNSteel tổ chức ở Hà Nội và TP. HCM diễn ra trước thời điểm IPO có sự tham gia của khá đông NĐT, trong đó có cả NĐT nước ngoài. Tuy nhiên, vào thời điểm quyết định là đăng ký tham gia IPO, thì không một NĐT nước ngoài nào có mặt. Điều này thêm một lần nữa cho thấy, cuộc bán đấu giá đã không thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài, NĐT có tên tuổi.

Thành công khiêm tốn của đợt IPO có khiến VNSteel tiếc nuối, vì đã chọn thời điểm TTCK không thuận lợi để tiến hành? Ông Hưng chia sẻ, tiến trình CPH Tổng công ty được đặt ra từ năm 2009, nhưng do việc tiến hành các bước trong quá trình CPH, đặc biệt là xác định giá trị DN gặp không ít khó khăn, nên kế hoạch CPH được dời sang năm 2010 và cuối cùng thì mọi việc đã hoàn tất vào đầu năm 2011, nên VNSteel tiến hành IPO ngay, mặc dù nhận diện được những tác động bất lợi của TTCK.

“Đợt IPO này ít có cơ hội để đặt nặng việc bán được nhiều cổ phần với mức giá cao, do TTCK không thuận lợi, mà mục tiêu chính của đợt bán đấu giá này là sớm đưa VNSteel chuyển đổi mô hình hoạt động sang DN cổ phần, để tạo tiền đề cho một mục tiêu lớn khác sau CPH là tìm kiếm cổ đông chiến lược. VNSteel ưu tiên tìm kiếm cổ đông nước ngoài có tiềm lực về tài chính, công nghệ và đặt biệt là có khả năng hỗ trợ Tổng công ty trong nâng cao năng lực quản trị DN”, ông Hưng nói.

Nhìn nhận về đợt IPO, Tiến sĩ Quách Đức Pháp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, nếu đặt trong mối tương quan giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của DN và lợi ích của thị trường, thì đợt IPO VNSteel mới chỉ phần nào mang lại lợi ích cho DN. Với số lượng cổ phần bán thành công không nhiều, với mức giá khó có thể tốt hơn trong bối cảnh TTCK suy giảm sâu, thì không mang lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho Nhà nước. Chưa kể, việc triển khai IPO các DN lớn như VNSteel làm tăng áp lực nguồn cung lên TTCK vốn đang bội thực, trong khi dòng tiền bị teo đi do tín dụng vào chứng khoán đang bị siết thêm. Do đó, cần hài hoà tiến độ CPH các DNNN lớn với các lợi ích nêu trên, nếu không sẽ khó mang lại thành công cho các đợt IPO sắp tới. Muốn đạt mục tiêu này, cần ưu tiên hoàn chỉnh tư duy CPH trong một bối cảnh mới với đặc trưng là các DN quy mô lớn, đang nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các lĩnh vực của nền kinh tế trong Nghị định sửa đổi Nghị định 109 để sớm ban hành và thực thi.

Tiếng nói của những người trong cuộc tiến hành CPH VNSteel cho thấy, với cơ chế  hiện hành, việc xác định giá trị DN sao cho chuẩn xác, minh bạch tiếp tục là vấn đề lớn thử thách khả năng tìm kiếm cổ đông chiến lược. Đơn cử như việc tìm kiếm cổ đông chiến lược, các quy định hiện hành thiên về đặt ra các điều kiện mà NĐT phải đáp ứng nếu muốn đầu tư vào DN, thậm chí đòi hỏi họ quá nhiều về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng quản trị DN, trong khi chưa tính nhiều đến việc tạo ra các điều kiện hấp dẫn để thu hút họ tham gia đầu tư.

Những “nút thắt” này vẫn chưa có lối thoát khi dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 109 theo kế hoạch đã được ban hành vào cuối năm 2010, nhưng theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), sau khi trình Chính phủ xem xét vào đầu năm nay, Chính phủ vừa yêu cầu Bộ hoàn chỉnh thêm một số nội dung và thời điểm ban hành vẫn còn để ngỏ.

Tiếp sau VNSteel, tiến trình CPH các DNNN lớn bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc, khi Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang rục rịch lên kế hoạch IPO. Chất lượng CPH các DNNN lớn trong thời gian tới đang phụ thuộc nhiều vào tiến trình gỡ “nút thắt” và lấp “khoảng trống” pháp lý nêu trên.

 

Ông Phan Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Dragon Capital

 

 

Một quan ngại nữa là tỷ lệ cổ phần tại các DN lớn đưa ra bán quá thấp, đơn cử như tại Petrolimex chỉ bán có 2,7% vốn. Vì vậy, gọi là chuyển đổi phương thức hoạt động nhưng quản trị của công ty khó có gì thay đổi và đây là lý do chính khó có thể thuyết phục NĐT tổ chức nước ngoài bỏ vốn vào DN.

 

 

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Xuất nhập khẩu Vinaconex

 

 

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN):

 

 

Để cổ phần hóa thành công, một yếu tố theo tôi rất quan trọng, là tính quyết liệt, quyết tâm cao, từ lãnh đạo của Tập đoàn đến lãnh đạo các đơn vị thành viên, người lao động trong DN. Tập đoàn đã thành lập Ban đổi mới DN, có sự tham gia đầy đủ của cấp uỷ Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và lãnh đạo chính quyền. Để bám sát tình hình thực hiện tại các đơn vị, Ban đổi mới DN của Tập đoàn họp định kỳ cùng các đơn vị để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hàng năm, Tập đoàn đều tổ chức tổng kết công tác đổi mới  DN trong toàn Tập đoàn, đánh giá hiệu quả, những mặt hạn chế, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị để hoạt động này được tốt hơn. Công tác đổi mới DN ở đây không chỉ ở việc chuyển đổi mô hình hoạt động, thay đổi cơ cấu sở hữu vốn của đơn vị mà còn các đổi mới trong công tác quản trị DN.

 

Tuy vậy, công tác cổ phần hóa trong 10 năm qua của PVN được đánh giá thành công nhưng trên thực tế tỷ lệ vốn của Nhà nước nắm giữ tại  DN vẫn còn nhiều, có DN lên đến gần 97% như Tổng công ty Khí (PV Gas). Việc thoái vốn của PVN để tập trung vào lĩnh vực sản xuất cốt lõi cũng chưa thể làm tốt ngay được do việc nhìn nhận đánh giá đâu là lĩnh vực mũi nhọn, lĩnh vực chính còn phụ thuộc vào thời điểm nhất định và hiệu quả nhất định của nền kinh tế.

Theo đánh giá của chúng tôi, hiệu quả của công tác cổ phần hóa DNNN là rất lớn. Hoạt động của các đơn vị sau cổ phần hoá đều có hiệu quả tốt, thể hiện bằng các chỉ tiêu chính như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước đều có tăng trưởng tốt, đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho NĐT và người lao động. Một số đơn vị thành viên của PVN, trước khi cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh rất khó khăn, nhưng sau khi chuyển đổi, cổ phần hoá, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh đã rất hiệu quả như PVC, PVD, PVE.

Cổ phần hoá nhìn từ “hoa tiêu” VNSteel ảnh 2

Từ những thí điểm tại Vinaconex, chúng tôi thấy rằng cổ phần hóa đem lại lợi ích rất lớn cho DN. Lợi ích không chỉ ở xã hội hóa về nguồn vốn mà còn là xã hội hóa về quản lý. Cổ phần hóa giúp DN đa sở hữu. Đơn cử  tại Vinaconex, hơn một vạn cổ đông là trên một vạn ý kiến tham gia quản lý DN, ý kiến nhiều chiều tạo ra một chuẩn mực quản trị tiến bộ hơn, ít nhất là DN cũng phải báo cáo minh bạch tình hình hoạt động. Ngoài ra, cổ phần hóa góp phần xã hội hóa về lợi ích. Khi còn là DNNN, chỉ có một lợi ích, DN cổ phần hóa là đa sở hữu thì cũng đa lợi ích, khi lợi ích bị đụng chạm là cổ đông có ý kiến. Nhà quản lý DN sẽ phải làm sao để hài hòa lợi ích Nhà nước, cổ đông và người lao động. Khi xã hội tham gia quản lý DN thì DN có điều kiện tốt để sản xuất hiệu quả hơn.

Chúng tôi rất quan tâm đến các đợt IPO DNNN lớn như MobiFone, Petrolimex, Vietnam Airlines, các ngân hàng và công ty trong ngành dầu khí. Tuy nhiên, do cơ chế bán cổ phần hiện tại đều thông qua IPO nên các NĐT tổ chức đều không chủ động trong kế hoạch đầu tư. Cụ thể, chúng tôi phải chờ đến khi DN đó có phương án IPO rõ ràng (có bản cáo bạch - PV) mới có thể xem xét có nên tham gia hay không, đồng thời vì bán qua đấu giá như vậy nên số lượng cổ phần NĐT muốn mua chưa chắc đã đạt được.