Dự báo đà hồi phục của năm 2020 so với 2 đợt khủng hoảng giai đoạn 2001 và 2009

Dự báo đà hồi phục của năm 2020 so với 2 đợt khủng hoảng giai đoạn 2001 và 2009

(ĐTCK) Đợt hồi phục sau 2 cuộc suy thoái gần nhất có thể giúp xác định những điều sẽ diễn ra tiếp theo cho đợt tăng điểm của thị trường gần đây.

Lakshman Achuthan, người đồng sáng lập Viện nghiên cứu chu kỳ kinh tế (ECRI) đã chỉ ra con đường hồi phục dưới 2 kịch bản hồi phục của 2 sự kiến lớn: Sự sụp đổ bong bóng dot-com và khủng hoảng tài chính 2008.

Achuthan đã xây dựng giả thuyết của mình dựa vào biểu đồ S&P 500 cho thấy mối tương quan giữa hiệu suất trong các đợt phục hồi 2009 đến 2010 và 2001 đến 2003.

“Nếu xem xét hai đợt phục hồi chu kỳ kinh tế gần đây nhất, tôi nghĩ mọi người đều hy vọng rằng đợt phục hồi đang diễn ra của thị trường sẽ giống như giai đoạn 2009 đến 2010. Theo đó, nền kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục và đó là điều mà thị trường chứng khoán cũng đang thể hiện”.

Dự báo đà hồi phục của năm 2020 so với 2 đợt khủng hoảng giai đoạn 2001 và 2009 ảnh 1

Biểu đồ diễn biến của chỉ số S&P 500 trong 2 giai đoạn

Vào giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính, Achuthan đã nhấn mạnh sự hồi phục sau đó đã không xuất hiện những yếu tố nghiêm trọng nào như cuộc suy thoái diễn ra vào năm 2001.

Bên cạnh đó, tại thời điểm này, Achuthan cũng cảnh báo rủi ro từ làn sóng lây nhiễm thứ hai của Covid-19 và tình trạng bất ổn xã hội có thể kéo sự phục hồi đợt này tiến gần hơn với sự phục hồi của giai đoạn bong bóng dot-com, thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm sâu hơn sau đó.

“Đây có thể là một sự phục hồi đáng thất vọng cho một loạt các lý do. Các chỉ báo mang tính dẫn dắt (leading indicator - chỉ báo phản ánh trước chu kỳ kinh tế) sẽ cho chúng ta biết xu hướng sắp tới”, ông nói.

Tuy nhiên, Phố Wall có vẻ như đang hài lòng với đà hồi phục của thị trường cho đến nay. Kể từ mức thấp ngày 23/3, S&P 500 đã tăng gần 43%. Nhưng chỉ số này hiện tại vẫn chưa đến 10% so với mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 19/2/2020.

“Sắp tới, chúng ta sẽ đón nhận một dữ liệu kinh tế phản ánh đồng thời với thực tại nền kinh tế như dữ liệu GDP, số liệu việc làm. Tăng trưởng năng suất lao động sẽ không cao. Đó là điều khiến tôi lo lắng về sức mạnh của đà hồi phục sẽ bị yếu đi”, ông nói.

Tin bài liên quan