Dòng tiền toàn cầu dịch chuyển vào tài sản nào trong mùa đại dịch?

Dòng tiền toàn cầu dịch chuyển vào tài sản nào trong mùa đại dịch?

(ĐTCK) Để hỗ trợ nền kinh tế chống lại Covid-19, các chỉnh phủ trên toàn cầu đã bơm hơn 8 nghìn tỷ USD và hàng trăm tỷ USD từ các ngân hàng trung ương từ Washingon tới Wellington. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư đang tìm kiếm các cơ hội từ đầu tư trái phiếu tới cổ phiếu ở các thị trường mới nổi.

Trái phiếu rác (trái phiếu doanh nghiệp) của Trung Quốc

Sự yếu kém liên tục trong tăng trưởng của Trung Quốc đã tạo động lực thúc đẩy nhiều hành động hơn từ Bắc Kinh. Đối với nhà đầu tư, Trung Quốc có một số lợi thế so với Mỹ khi Trung Quốc đang tiến xa hơn trong việc mở cửa lại nền kinh tế.

Việc các doanh nghiệp hoạt động trở lại cũng sẽ giúp nhà đầu tư giảm bởi rủi ro và có khả năng kiếm lời cao hơn khi chuyển từ các kênh trú ẩn an toàn như vàng, trái phiếu chính phủ, đồng USD sang "trái phiếu rác", trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp Trung Quốc.

Pierre Chartres, Giám đốc đầu tư của M & G Investments tại Singapore nói rằng, sự vượt trội của trái phiếu cao cấp gần đây có nghĩa là có ít tiềm năng kiếm lợi nhuận hơn, trong khi ông thấy một số khoản trái phiếu có lợi tức cao càng hấp dẫn hơn.

“Tất nhiên rủi ro là cao hơn rất nhiều, đặc biệt đối với các nhà phát triển bất động sản nhưng tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc khá khả quan trong thời gian gần đây”, ông nói.

Thị trường mới nổi không được ưa thích

Dòng tiền toàn cầu dịch chuyển vào tài sản nào trong mùa đại dịch? ảnh 1

Biểu đồ định giá tương quan giữa cổ phiếu thị trường mới nổi và S&P 500

Khoảng cách định giá chứng khoán giữa các thị trường đang phát triển và thị trường phát triển đang là lớn nhất kể từ năm 2008 cho thấy sự không ưa thích của nhà đầu tư với cổ phiếu thị trường đang phát triển. Andrew McCaffery, Giám đốc đầu tư toàn cầu tại Fidelity International cho biết, ông giữ quan điểm thận trọng trên các thị trường mới nổi trên cả đầu tư cổ phiếu và trái phiếu.

“Những thị trường này thường có ít năng lực hơn để gia tăng các gói kích thích kinh tế, giữ lãi suất thấp và tránh được hiện tượng tài sản nhanh chóng chảy ra khỏi các quốc gia", ông nói.

Đặc biệt ở thị trường Trung Quốc, nơi có các chương trình nhắm đến mục tiêu hỗ trợ nhu cầu của người dân và được dự báo sẽ đi kèm với cắt giảm lãi suất.

Theo Sebastien Galy, Chiến lược gia vĩ mô cao cấp của Nordea Asset Management: “Các quyết định chính sách của Trung Quốc được đưa ra nhìn chung rất hiệu quả và họ có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự khôi phục của nền kinh tế, đây là điều mà nền kinh tế châu Âu chưa làm được.

Nhiều công ty Trung Quốc rất có thể rời khỏi Trung Quốc và chuyển sang các quốc gia khác ở châu Á và Mexico, nhưng lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển và đó là điều mà chính phủ khá quan tâm khi quốc gia này tăng dần chuỗi giá trị gia tăng”.

Rủi ro lạm phát

Các gói kích thích kinh tế từ cả chính phủ và các cơ quan tiền tệ trong cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự độc lập ít hơn tại các ngân hàng trung ương. Nếu xu hướng đó chạy xa hơn, lạm phát có thể tăng mạnh dẫn đến nhiều đồng tiền sẽ bị định giá thấp, theo Colin Harte, Giám đốc danh mục đầu tư đa tài sản tại BNP Paribas Asset Management.

“Nếu chính phủ các quốc gia tiếp tục in tiền và chi tiêu nhanh chóng thay vì nằm yên trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, điều này sẽ làm tăng lạm phát”, ông nói.

Tin bài liên quan