Thống kê thực tế vận hành điện mặt trời trên toàn hệ thống điện cũng cho thấy, hiện tại, sản lượng điện mặt trời có ngày đã sụt xuống còn 17 triệu kWh do miền Nam đã bước vào mùa mưa.

Thống kê thực tế vận hành điện mặt trời trên toàn hệ thống điện cũng cho thấy, hiện tại, sản lượng điện mặt trời có ngày đã sụt xuống còn 17 triệu kWh do miền Nam đã bước vào mùa mưa.

Điện mặt trời: Chọn giá cố định hay đấu giá?

Mặc dù phương án giá điện mặt trời mới chỉ còn một vùng vừa được Bộ Công thương trình Chính phủ, song chuyện đấu thầu để chọn mức giá điện mặt trời tốt nhất vẫn được tính tới.

Lại quy về một mức giá

Bộ Công thương đã đề xuất phương án áp dụng một mức giá điện mặt trời trên toàn quốc với việc lấy giá mua điện mặt trời tương đương với giá vùng III của phương án 4 vùng đã từng được bộ này trình lên Chính phủ trước đó.

Phương án này có ưu điểm là đơn giản do chỉ có một mức giá, không cần hỗ trợ cao hơn tại các vùng có tiềm năng bức xạ thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là không khuyến khích các dự án tại khu vực miền Bắc, miền Trung để góp phần giải quyết nguy cơ thiếu điện giai đoạn đến năm 2023 của khu vực miền Nam.

Ngoài ra, do chỉ có một giá, nên sẽ vẫn tiếp tục có sự tập trung nhiều dự án điện mặt trời tại các khu vực tiềm năng bức xạ tốt hiện nay, dẫn đến nguy cơ quá tải lưới truyền tải. Do các dự án điện mặt trời chỉ tập trung tại một vùng, nên khả năng vận hành điều độ hệ thống truyền tải, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng... cũng sẽ khó khăn hơn.

Cùng với việc đưa ra mức giá mới để áp dụng từ ngày 1/7/2019, Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung Quy hoạch Phát triển các dự án điện mặt trời mới đến năm 2023 là 6.300 MW.

Việc đề xuất mức giá mới của Bộ Công thương theo yêu cầu của Chính phủ để áp dụng từ ngày 1/7/2019 đã được cộng đồng các nhà đầu tư rất quan tâm bởi ảnh hưởng lớn tới quá trình đầu tư vào điện mặt trời.

Nhiều thành viên cho hay, mức giá mới được đề xuất tương đương 7,09 UScent/kWh với dự án điện mặt trời nối lưới vẫn tốt ở những vùng có bức xạ cao, nắng tốt. Tuy nhiên, để khắc phục hiệu quả vận hành của điện mặt trời, nhà đầu tư phải tính toán tới việc đầu tư thêm pin lưu trữ.

Nguồn tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, hiện vẫn chỉ có 88 dự án với tổng công suất 4.500 MWp được công nhận vận hành thương mại (COD). Đây cũng là con số đã có trước thời điểm 30/6/2019. Như vậy, trong gần 3 tháng qua, không có thêm dự án nào đạt được COD.

Thống kê thực tế vận hành điện mặt trời trên toàn hệ thống điện cũng cho thấy, hiện tại, sản lượng điện mặt trời có ngày đã sụt xuống còn 17 triệu kWh do miền Nam đã bước vào mùa mưa. Trước đó, hệ thống đã từng huy động được 25 triệu kWh/ngày từ điện mặt trời.

Tính chuyện đấu giá chọn nhà đầu tư

Câu chuyện Dự án Công viên điện mặt trời quốc gia tại Campuchia do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ giao dịch và tài chính đã mang lại kết quả ấn tượng khi nhà thầu Thái Lan đã trúng thầu với mức giá 3,877 UScents/kWh đang trở thành vấn đề được nhiều nơi quan tâm, bởi giúp hạ giá thành điện sản xuất và tạo ra sự minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư.

Trong tờ trình phương án giá điện mặt trời mới, Bộ Công thương cho biết, bộ này đang tích cực phối hợp với các tổ chức quốc tế như WB, USAID, GIZ... nghiên cứu cơ chế đấu thầu phát triển năng lượng tái tạo dự kiến áp dụng sau năm 2021. Nhà đầu tư phát triển được lựa chọn sẽ là nhà đầu tư đưa ra giá bán điện từ dự án năng lượng tái tạo thấp nhất. Thực hiện cơ chế này mất nhiều thời gian hơn, nhưng sẽ công bằng, minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa phát triển các dự án năng lượng tái tạo và lưới truyền tải.

Tuy nhiên, để thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư phát triển dự án, các chuyên gia đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về đầu tư, đấu thầu và đối tác công - tư (PPP) nhằm đảm bảo xây dựng mô hình công bằng, minh bạch và khả thi để thúc đẩy phát triển các nguồn điện mặt trời và tối ưu hóa chi phí.

Lý do là, tại Điều 9, Nghị định 63/2018/NĐ-CP, trình tự thực hiện dự án PPP cần phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo tiền khả thi) trước khi thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư. Trong khi đó, việc đấu thầu dự án điện mặt trời có giá bán điện khi lựa chọn chủ đầu tư. Do đó, trong giai đoạn lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi chưa có giá bán điện, thì không thể thực hiện được công việc này.

Ngoài ra, với việc bố trí quỹ đất, chi phí giải phóng mặt bằng và chuẩn bị hạ tầng, căn cứ vào chủ chương đầu tư, UBND cấp tỉnh lập, tổng hợp, đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm của tỉnh (Điều 13, Nghị định 63/2018/NĐ-CP), nhưng việc bố trí vốn ngân sách cho chuẩn bị hạ tầng yêu cầu thời gian dài.

Tin bài liên quan