Bộ ba Uniqlo - H&M - Zara sẽ thống trị thị trường thời trang “mỳ ăn liền” ở Việt Nam

Bộ ba Uniqlo - H&M - Zara sẽ thống trị thị trường thời trang “mỳ ăn liền” ở Việt Nam

Với 3 tầng, tổng diện tích 3.000 m2, cửa hàng đầu tiên của Uniqlo sẽ được đặt tại trung tâm thương mại Parkson Saigon Tourist Plaza (quận 1, TP.HCM), được cho là một trong những cửa hàng lớn nhất Đông Nam Á của Uniqlo.

Thông tin hãng thời trang "mỳ ăn liền" lớn nhất Nhật Bản sẽ chính thức đổ bộ vào Việt Nam cuối năm nay được đưa ra khiến thị trường lại được phen náo loạn. Trước đó, thông tin mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam đã được đại diện Uniqlo xác nhận vào cuối năm 2018. 

Đồng Giám đốc điều hành Uniqlo Việt Nam chia sẻ, cửa hàng dự kiến hoạt động từ mùa Thu - Đông năm nay với các sản phẩm Lifewear phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Từ tháng 4/2019, trung tâm thương mại này đã bắt đầu được sửa chữa và nâng cấp.

Ông Tadashi Yanai, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành của Tập đoàn Fast Retailing (đơn vị sở hữu Uniqlo), cho biết, việc gia nhập thị trường Việt Nam là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển và tiếp cận sâu hơn thị trường tiềm năng Đông Nam Á.

Tập đoàn bán lẻ quần áo Nhật Bản đã đăng ký công ty Uniqlo Việt Nam có trụ sở tại TP.HCM dưới hình thức liên doanh 100% vốn nước ngoài. Trong đó, Fast Retailing tại Singapore chiếm 75% vốn và Công ty Mitsubishi Corporation giữ 25% vốn.

Khi mới thành lập, người đại diện cho công ty tại Việt Nam là Phó chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Fast Retailing, ông Satoshi Hatase.

Đây là một phần trong kế hoạch tăng mức độ nhận diện thương hiệu của Uniqlo trên toàn cầu. Ngoài Việt Nam, Uniqlo dự kiến cũng mở các cửa hàng đầu tiên tại Đan Mạch, Italy và Ấn Độ năm nay.

Năm 2018, Fast Retailing đạt doanh thu hơn 896 tỷ yen, tương đương khoảng 8 tỷ USD và lợi nhuận hơn 1 tỷ USD. Hãng đã khai trương 100 cửa hàng tại Trung Quốc và 50 cửa hàng tại châu Á Thái Bình Dương năm ngoái.

Trước đó, Uniqlo vừa chi hàng chục triệu USD để mua lại 35% cổ phần của CTCP Elise - đơn vị sở hữu hơn 100 cửa hàng thời trang nữ trên toàn quốc. 

Hiện nay, Việt Nam là thị trường lớn của nhiều hãng thời trang nhanh như Zara, H&M, Pull&Bear, Stradivarius... Trong đó, cuộc đua rõ nhất nằm ở  Zara (Tây Ban Nha) và H&M (Thụy Điển). Tuy vào Việt Nam từ tháng 9/2016, nhưng số lượng cửa hàng của Zara đã bị H&M (Thụy Điển) ra mắt vào tháng 9/2017 vượt mặt gấp 3 lần, với 7 cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

Dù chỉ gia nhập vào thị trường thời trang ăn liền trong các năm gần đây, nhưng những hãng thời trang trên đều mang về những lợi nhuận. Trong năm 2018, H&M cũng thu về 176 tỷ đồng trong quý I/2018 và 148 tỷ đồng trong quý II/2018. Như vậy, trung bình thương hiệu này thu về khoảng hơn 1,8 tỷ đồng mỗi ngày tại Việt Nam.

Bộ ba Uniqlo - H&M - Zara sẽ thống trị thị trường thời trang “mỳ ăn liền” ở Việt Nam ảnh 1

Chiến dịch của Uniqlo là một dấu hiệu khác cho thấy TikTok đang thu hút sự chú ý giữa các thương hiệu mong muốn tổ chức các cuộc thi thu hút giới trẻ

Zara cũng không hề kém cạnh, khi thu về hàng trăm tỷ đồng. Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ nửa đầu năm 2018, doanh thu của Zara tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 133% so với cùng kỳ lên mức gần 950 tỷ đồng. Tính bình quân mỗi ngày doanh thu từ Zara và các thương hiệu khác của Inditex tại Việt Nam đạt gần 5,3 tỷ đồng.

Nghiên cứu của Statistics Portal – một công ty nghiên cứu thị trường của Đức dự báo, tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của thời trang Việt Nam giai đoạn 2017-2022 là 22,5%. Nhờ  mức tăng trưởng này, thị trường có thể đạt doanh thu 988 triệu USD vào năm 2022.

Việc Uniqlo chính thức mở cửa hàng ở Việt Nam được cho là sẽ khiến cuộc đua này trở nên sôi động hơn. Thậm chí nhiều người còn cho rằng bộ ba này sẽ thống trị thị trường thời trang "mỳ ăn liền" của Việt Nam. Đặc biệt, mới đây, Uniqlo lần đầu kết hợp cùng Tiktok thách thức người dùng thể hiện cá tính.

Gần đây, Uniqlo đã phát động một chiến dịch thách thức người dùng ứng dụng video TikTok đăng tải những đoạn video ngắn quay cảnh họ mặc trang phục Uniqlo yêu thích. Video chiến thắng sẽ có cơ hội xuất hiện trên màn hình video tại các cửa hàng Uniqlo trên toàn thế giới và trên các tài khoản truyền thông xã hội của thương hiệu.

Đối tượng của TikTok chủ yếu bao gồm những người am hiểu về điện thoại di động dưới 30 tuổi. TikTok trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các nhà tiếp thị di động đang muốn thu hút Gen Z.

TikTok, thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance, là một trong số ít các ứng dụng không thuộc sở hữu của Facebook hay Google đứng đầu bảng xếp hạng các lượt tải xuống trên toàn thế giới, báo cáo của Sensor Tower.

Thách thức quan trọng đối với TikTok chính là kiếm tiền từ đối tượng thanh thiếu niên sử dụng ứng dụng miễn phí. Mặc dù thanh thiếu niên có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của cha mẹ, họ cũng có sở thích hay thay đổi.

Ngoài ra, các thương hiệu vẫn đang thận trọng xem xét về sự an toàn của TikTok trong bối cảnh các cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của trẻ em và hiển thị nội dung “phản cảm”. TikTok hiện hạn chế tải xuống cho trẻ em dưới 13 tuổi như một phần của thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ.

Tin bài liên quan