Nhà máy sản xuất của TFC có diện tích 10.000 m2, công suất 16 tấn/ngày

Nhà máy sản xuất của TFC có diện tích 10.000 m2, công suất 16 tấn/ngày

TFC: cổ phiếu tiềm năng trong lĩnh vực thực phẩm

(ĐTCK) Ngày 3/12, Công ty cổ phần Trang (TFC) sẽ niêm yết 11 triệu cổ phiếu phổ thông trên Sở GDCK Hà Nội (HNX), với giá khởi điểm 35.000 đồng/cổ phiếu. TFC là doanh nghiệp chuyên sản xuất thực phẩm giá trị gia tăng đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, có tiềm năng tăng trưởng lớn.

Gần 180 sản phẩm

TFC được thành lập tháng 7/2004, nhà máy sản xuất có diện tích 10.000 m2 tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, TP. HCM, công suất 16 tấn/ngày. Công ty sản xuất gần 180 sản phẩm, bao gồm: thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh, thực phẩm sơ chế và bánh ngọt, mặn dùng sẵn. Trong đó, 5 nhóm sản phẩm chính là: tôm tẩm bột, tôm filo, cá biển, xiên que và dim sum.

Hiện TFC có 173 cổ đông, trong đó 167 nhà đầu tư trong nước nắm giữ 62% cổ phần, 6 nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 38% cổ phần. Có 3 cổ đông đang nắm trên 5% cổ phần TFC là: ông David Hồ, Chủ tịch HĐQT TFC (nắm 23% cổ phần), ông Hồ Văn Trung, thành viên HĐQT kiêm Cố vấn chiến lược TFC (nắm 18% cổ phần), bà Nguyễn Minh Nguyệt, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc TFC (nắm 11% cổ phần). Công ty dự kiến sẽ nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên mức tối đa 100%, đồng thời chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng 2 năm tới.

Sản phẩm của TFC từ lâu đã được người tiêu dùng ở các nước phát triển đón nhận, khẳng định chất lượng sản phẩm và thương hiệu trên thị trường quốc tế, khởi nguồn từ cổ đông sáng lập có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm tại Úc.

Cụ thể, đó là nền tảng của một công ty gia đình người Việt tại Úc từ những năm 1980, bán sản phẩm cho nhà hàng và đông đảo các cửa hàng nhỏ trên phố. Sự thành công ở thị trường nước ngoài của cổ đông sáng lập đã góp phần hình thành nên tên tuổi TFC ngày nay, trở thành nhà cung cấp uy tín cho các nhà phân phối thức ăn và hệ thống siêu thị lớn trên thế giới.

Sản phẩm truyền thống và chủ đạo của TFC là nhóm sản phẩm từ tôm, đóng góp vào tổng doanh thu từ 70 - 80%/năm. Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu lớn tiếp theo là nhóm sản phẩm làm từ cá (đóng góp 11,8%) và nhóm sản phẩm làm từ rau củ (đóng góp 8,6%).

Chiến lược trong tương lai của TFC, nhóm sản phẩm tôm vẫn đóng vai trò chủ đạo, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2015 - 2020 dự kiến ở mức 7%.

Sản phẩm truyền thống và chủ đạo của TFC là nhóm sản phẩm từ tôm, đóng góp vào tổng doanh thu từ 70 - 80%/năm 

Đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa

Về thị trường tiêu thụ, TFC đang phân phối sản phẩm của mình tại các chuỗi siêu thị Costco, Walmart (Mỹ), Sainbury's, Iceland (Anh), Woodworths (Úc), Semiwon Food (Hàn Quốc), KFC châu Á... Từ năm 2015, Công ty đẩy mạnh việc đưa sản phẩm vào thị trường châu Á, trong đó, trọng điểm là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông.

Đối với nguồn cung đầu vào, bên cạnh nguồn nguyên liệu trong nước, TFC còn nhập khẩu nguyên liệu, nhất là tôm, từ Ấn Độ và Indonesia. Công ty đang trong quá trình đàm phán mua một công ty thủy sản trong nước để tận dụng lợi thế nguồn nguyên liệu.

Đáng chú ý, mức thuế mà các sản phẩm của TFC phải chịu khi xuất khẩu sang Mỹ, Úc gần như bằng 0%, trong khi thuế xuất khẩu vào châu Âu khoảng 7%. Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, mức thuế này sẽ về 0%.

TFC hiện có 2 công ty con là Công ty TNHH Thực phẩm Dary (tỷ lệ sở hữu 65%) và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thực phẩm Dasumy (tỷ lệ sở hữu 75%).

Hoạt động chính của Dary là cung cấp kho lạnh và thực hiện khâu sơ chế cho TFC cũng như các công ty khác, tạo ra các mặt hàng giá trị gia tăng để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Dary được đầu tư với tổng vốn ban đầu là 150 tỷ đồng, công suất thiết kế 4.000 tấn/năm đối với các mặt hàng sơ chế và hơn 3.000 tấn/năm đối với các món ăn dùng sẵn, thức ăn chế biến sẵn.

Nhà máy của Dary sẽ được đưa vào vận hành cuối tháng 9/2016, giúp TFC có được quy trình sản xuất tự động hóa khép kín và tận dụng tất cả các nguồn nguyên liệu một cách hiệu quả. Theo đó, biên lợi nhuận gộp cho toàn hệ thống sẽ gia tăng.

Ngoài các sản phẩm truyền thống mà TFC đang thực hiện, Dary còn sản xuất các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe theo xu hướng tiêu dùng mới nhất. Những sản phẩm này hứa hẹn mang lại hiệu quả cao cho TFC về mặt doanh thu cũng như lợi nhuận trong thời gian tới.

TFC: cổ phiếu tiềm năng trong lĩnh vực  thực phẩm ảnh 2

Ngoài các sản phẩm truyền thống mà TFC đang thực hiện, Dary còn sản xuất các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe theo xu hướng tiêu dùng mới nhất. 

Còn Dasumy chuyên sản xuất các loại bánh ngọt, mặn có thể dùng cho bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Sản phẩm của Dasumy hiện được phân phối thông qua chuỗi bán lẻ của Công ty, các kênh phân phối và đối tác của TFC. TFC có kế hoạch xây dựng một nhà máy bánh cho nhãn hiệu Dasumy bên cạnh việc phát triển hệ thống bán lẻ của nhãn hàng này trong tương lai gần.

Chiến lược của TFC trong thời gian tới là ngoài việc duy trì các thị trường hiện hữu sẽ tiếp tục khai thác các thị trường mới. Đồng thời, tập trung khai thác thị trường Mỹ - nơi mà thức ăn chế biến sẵn được người dân ưa chuộng.

Tăng trưởng vượt bậc và triển vọng lớn

Với nỗ lực khẳng định chất lượng sản phẩm và thương hiệu trên thị trường thế giới, TFC đã có những bước tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua. Nếu như năm 2013, Công ty sản xuất và tiêu thụ trên 2.163 tấn sản phẩm, doanh thu đạt 331 tỷ đồng, thì bước sang năm 2014, thị trường tiếp tục được mở rộng, khối lượng tiêu thụ đạt gần 2.679 tấn, doanh thu đạt 443 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2015, TFC đưa ra thị trường hơn 1.800 tấn sản phẩm, doanh thu đạt 330 tỷ đồng, tăng 12%; lợi nhuận sau thuế đạt 40 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái; EPS đạt 4.500 đồng. Với kết quả này, TFC hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu và 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2015. TFC dự kiến chi cổ tức năm 2015 ở mức 25% bằng cổ phiếu.

Ngày 3/12, Công ty cổ phần Trang (TFC) sẽ niêm yết 11 triệu cổ phiếu phổ thông trên Sở GDCK Hà Nội (HNX), với giá khởi điểm 35.000 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, trong tháng 3/2015, TFC đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại, tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng. Sau đó, Công ty huy động thành công 30 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu trong đợt phát hành tháng 7/2015, nâng vốn điều lệ lên 110 tỷ đồng.

Các điều kiện thuận lợi và kết quả hoạt động khả quan trong 3 năm qua là một trong những minh chứng cho năng lực và triển vọng của TFC.

Việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK sẽ giúp TFC huy động được các nguồn lực từ thị trường, từ đó, nâng cao sức mạnh tài chính, tiếp cận với mô hình quản trị tiên tiến nhằm triển khai thành công các chiến lược phát triển. TFC cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các dự án nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại, qua đó không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp, mang lại những lợi ích thiết thực cho cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, cũng như người lao động.

CTCK TP. HCM (HSC) dự báo, doanh thu hợp nhất của TFC có thể đạt mức tăng trưởng CAGR 8,4% trong giai đoạn 2015 - 2020. Lợi nhuận gộp sẽ tăng trưởng nhanh hơn, CAGR đạt 13,6% trong cùng giai đoạn do có sự đóng góp của nhà máy Dary để hoàn thiện chuỗi sản xuất thực phẩm chế biến sẵn gần như khép kín. Trong khi đó, Dary còn cung cấp dịch vụ kho bãi và gia công sơ chế cho TFC cũng như một số công ty bên ngoài, loại hình kinh doanh này sẽ cho biên lợi nhuận cao, giúp cải thiện lợi nhuận biên của Công ty mẹ.

Đánh giá về tiềm năng phát triển của TFC trong tương lai gần, HSC dựa trên xu thế phát triển thức ăn chế biến đông lạnh của hai thị trường đóng góp nhiều nhất cho doanh thu của Công ty là Anh và Úc, nên dự phóng tỷ lệ tăng trưởng cho công ty mẹ TFC giai đoạn 2014 - 2019 ở mức CAGR là 7,2% đối với tổng doanh thu và lợi nhuận biên. Vì vậy, TFC dự kiến chi trả 25 - 30% cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2016.

Đến tháng 9/2015, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của TFC là hơn 40 tỷ đồng và thặng dư cổ phần thu được từ đợt huy động vốn gần nhất là gần 50 tỷ đồng.

Tin bài liên quan