Lễ ký kết Hợp đồng nguyên tắc triển khai sản phẩm Hưu Trí Vững Nghiệp của Bảo Việt Nhân thọ với Tổng Công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare)

Lễ ký kết Hợp đồng nguyên tắc triển khai sản phẩm Hưu Trí Vững Nghiệp của Bảo Việt Nhân thọ với Tổng Công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare)

Hưu trí vững nghiệp: Giá trị lớn cho doanh nghiệp và người lao động

(ĐTCK) Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ vừa chính thức ra mắt sản phẩm Hưu Trí Vững Nghiệp. Đây là sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện, có ý nghĩa xã hội lớn và được coi là công cụ quan trọng của chính sách phúc lợi giữ chân người tài tại mỗi doanh nghiệp.

Công cụ hàng đầu của chính sách phúc lợi

Theo các chuyên gia bảo hiểm quốc tế, bảo hiểm hưu trí tự nguyện ngoài ý nghĩa giúp người lao động có thêm một nguồn tài chính khi về hưu, còn có vai trò là công cụ quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng chính sách phúc lợi cho nhân viên và giữ chân người tài. Điều này không chỉ diễn ra với các doanh nghiệp tại các nước phát triển, mà còn là xu hướng tất yếu với các doanh nghiệp tại Việt Nam.

“Việt Nam đang có sự tương đồng lớn với Nhật Bản ở giai đoạn bùng nổ kinh tế trước đây”, ông Keigo Uchiyama, chuyên gia cao cấp của hãng bảo hiểm Sumitomo Life cho biết.

“Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và nhu cầu giữ chân người tài, tăng cường các chính sách phúc lợi đang là ưu tiên”.

Hưu Trí Vững Nghiệp có ưu điểm nổi bật đó là thời gian, số tiền đóng góp và hưởng linh hoạt.


- Doanh nghiệp và người lao động có thể linh hoạt xây dựng kế hoạch hưu trí phù hợp cho từng thành viên (tùy theo cấp bậc, thâm niên công tác).

- Doanh nghiệp và người lao động có thể linh hoạt lựa chọn phương thức (đóng định kỳ hoặc đóng một lần), tỷ lệ đóng góp (của doanh nghiệp và người lao động) và mức đóng góp cho từng thành viên.  

- Doanh nghiệp và người lao động linh hoạt lựa chọn quyền lợi hưu trí định kỳ và các quyền lợi bảo hiểm rủi ro phù hợp với nhu cầu của mỗi thành viên.

- Khi người lao động thay đổi công việc, tài khoản bảo hiểm hưu trí được linh hoạt chuyển sang Hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hoặc chuyển sáng hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm khác.

Cũng theo ông Keigo Uchiyama, trong cuộc khảo sát gần đây tại Nhật Bản, có tới 62,9% người lao động tại các doanh nghiệp coi nhu cầu “yên tâm sống an nhàn sau khi nghỉ hưu” là yếu tố hàng đầu trong danh sách các chỉ tiêu phúc lợi cần quan tâm. Điều này lý giải tại sao tại Nhật Bản, số lượng hợp đồng bảo hiểm hưu trí tự nguyện mà các doanh nghiệp mua cho người lao động vượt ngưỡng 18 triệu hợp đồng.

“Có những giai đoạn, có trên 90.000 doanh nghiệp  tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho nhân viên”, ông Keigo Uchiyama chia sẻ.

Còn theo ông John Ntatsopoulos, Giám đốc khu vực châu Á, Tập đoàn môi giới bảo hiểm Aon, Việt Nam có độ tuổi lao động trung bình hiện khá thấp, người lao động quan tâm tới cuộc sống hiện tại nhiều hơn, nhưng đây lại là thời điểm cần phải dành sự quan tâm lớn tới bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

Trích nhận định của Tổ chức Lao động quốc tế ILO về nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam vào năm 2034, ông John cho biết, Chính phủ Việt Nam đang có bước đi đúng đắn về phát triển các sản phẩm hưu trí tự nguyện thời gian vừa qua. Với chính sách ưu đãi về thuế cũng như sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp bảo hiểm, người lao động có thêm một lựa chọn để tăng thu nhập của mình khi về hưu.

Ngoài ý nghĩa xã hội, thì bảo hiểm hưu trí vẫn được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới coi đây là công cụ quan trọng để giữ chân người tài. Ở những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp, tỷ lệ nhảy việc càng cao do dễ tìm việc làm mới thì bảo hiểm hưu trí tự nguyện càng phát triển.

Theo thống kê của Aon, tại Việt Nam, tỷ lệ nhảy việc của người lao động tăng rất nhanh từ 12% lên 20% trong 5 năm vừa qua.

“Trong các cuộc tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, lãnh đạo hầu hết doanh nghiệp đều thể hiện sự quan tâm tới chính sách đào tạo và giữ chân nhân tài, cũng như các giải pháp để thực hiện yêu cầu này”, ông John cho biết.

 Toàn cảnh buổi Hội thảo ra mắt sản phẩm Hưu Trí Vững Nghiệp tại Hà Nội ngày 19/11/2015

Những cơ hội bùng nổ

Phát biểu tại Hội thảo ra mắt sản phẩm Hưu Trí Vững Nghiệp, ông Phùng Ngọc Khánh, Cục Trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, trên thị trường hiện có 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Doanh thu phí bảo hiểm hưu trí tự nguyện năm 2015 đạt gần 279 tỷ đồng và 20.000 khách hàng.

“So với tiềm năng phát triển, với khoảng 53 triệu người lao động làm việc thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế tại gần 8.000 doanh nghiệp lớn, khoảng 16.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ,... có thể nói bảo hiểm hưu trí tự nguyện có cơ hội rất lớn để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới”, ông Khánh nhận định.

Chia sẻ tại Hội thảo, Tổng giám đốc Bảo Việt Nhân thọ, bà Thân Hiền Anh phát biểu: “Bảo Việt Nhân thọ đã thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường để thiết kế và cung cấp cho thị trường sản phẩm Hưu Trí Vững Nghiệp phù hợp, linh hoạt. Chúng tôi tự tin đã có sự chuẩn bị chu đáo để phục vụ tốt nhất cho các khách hàng”.

Với Hưu Trí Vững Nghiệp, Bảo Việt Nhân thọ  mong muốn cung cấp giải pháp phúc lợi hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với các đặc tính đem lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp và người lao động.

Với chính sách ưu đãi thuế hiện hành, các doanh nghiệp và các cá nhân khi mua sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ được ưu đãi thuế. Cụ thể cho phép mức tối đa 12 triệu đồng/người/năm được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp, đây cũng là mức miễn thuế thu nhập cá nhân với người lao động khi tham gia sản phẩm này.

Theo tính toán của các chuyên gia, đối với một doanh nghiệp có 200 nhân viên với khoản đóng góp 12 triệu đồng/người/năm khi tham gia bảo hiểm hưu trí sẽ tiết kiệm được 528 triệu đồng/năm (thuế thu nhập doanh nghiệp 22%). Còn với người lao động đóng góp bảo hiểm hưu trí trong 20 năm, mức 2 triệu đồng/tháng (1 triệu đồng do doanh nghiệp đóng + 1 triệu đồng do người lao động đóng) thì khi về hưu sẽ nhận được giá trị khoản lương hưu hơn 1 tỷ đồng.

Hưu trí vững nghiệp: Giá trị lớn cho doanh nghiệp và người lao động ảnh 2

 Ông Phùng Ngọc Khánh
Cục Trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện do các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai, bổ sung cho bảo hiểm hưu trí bắt buộc, tạo nên một hệ thống an sinh xã hội tương đối toàn diện, đầy đủ, đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo hiểm hưu trí của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, thông qua việc huy động nguồn phí bảo hiểm từ người lao động và chủ sử dụng lao động, các doanh nghiệp sẽ tập hợp được nguồn vốn lớn và dài hạn, góp phần thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế-xã hội.  

Việc Bảo Việt Nhân thọ cung cấp Sản phẩm bảo hiểm Hưu Trí Vững Nghiệp vào thời điểm này là một hướng đi hoàn toàn đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tôi tin tưởng rằng Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ với tư cách là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoạt động đầu tiên tại Việt Nam, có mạng lưới hoạt động khắp cả nước với hơn 70.000 tư vấn viên bảo hiểm, sẽ cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác tiếp tục nghiên cứu, triển khai mở rộng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính chất an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi chăm sóc sức khỏe, y tế, quyền lợi tài chính cho người lao động đến tuổi nghỉ hưu ngày càng được tốt hơn.

Tin bài liên quan