Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, Chủ tịch HĐQT BHTG Việt Nam Nguyễn Quang Huy (thứ hai và thứ ba từ phải sang) và một số đại biểu tại lễ vận hành hệ thống công nghệ mới

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh, Chủ tịch HĐQT BHTG Việt Nam Nguyễn Quang Huy (thứ hai và thứ ba từ phải sang) và một số đại biểu tại lễ vận hành hệ thống công nghệ mới

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nỗ lực tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

(ĐTCK) Những năm gần đây, Việt Nam thực hiện quyết liệt tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, để chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hội nhập sâu sắc và toàn diện với khu vực và thế giới. Ngành ngân hàng đã triển khai kịp thời và đồng bộ các chương trình, đề án đổi mới hoạt động, cũng như khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. 

Trong bối cảnh đó, Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Là một thành viên quan trọng của mạng an toàn tài chính quốc gia, BHTG Việt Nam đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo an toàn hệ thống theo các quy định của pháp luật. 100% tổ chức tham gia BHTG được BHTG Việt Nam giám sát định kỳ hàng tháng, quý và năm. Trên cơ sở thông tin thu thập được của các tổ chức tham gia BHTG, BHTG Việt Nam thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, phát hiện những biểu hiện yếu kém, vi phạm các quy định về an toàn hoạt động để cảnh báo, đồng thời báo cáo, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền, BHTG Việt Nam đã tiến hành hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ. Tiêu biểu là Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) hợp phần BHTG Việt Nam. Đây được coi là dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Việc triển khai thành công dự án trên sẽ hỗ trợ BHTG Việt Nam trở thành một tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiên tiến, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần tăng cường chia sẻ và sử dụng thông tin kỹ năng phân tích, đánh giá cảnh báo rủi ro.

Để bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020, BHTG Việt Nam đang triển khai đồng bộ những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2017, đó là:

- Nghiên cứu, đề xuất với NHNN xem xét trình các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi Luật BHTG; chủ động triển khai, hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản trị điều hành;

- Tiếp tục hoàn thiện Chiến lược phát triển BHTG Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; triển khai đầy đủ và hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của BHTG Việt Nam và hướng tới các chuẩn mực quốc tế;

- Đầu tư hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, nâng cao năng lực tài chính của BHTG Việt Nam; tăng cường quản lý, quản trị tốt nguồn vốn, công tác hạch toán kế toán, tài chính tiết kiệm, hiệu quả; phối hợp điều hành giữa các nghiệp vụ như: lao động, tiền lương, đầu tư, tài chính - kế toán, quản lý nguồn nhân lực...;

- Tiếp tục hoàn thiện tái cấu trúc bộ máy, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo quản lý; chú trọng xây dựng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông để chính sách BHTG lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp dân cư.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Luật BHTG, cũng như định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, NHNN, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra, BHTG Việt Nam đang và sẽ nỗ lực nâng cao năng lực của tổ chức, tham gia tích cực hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ. Qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền ngày càng được bảo đảm tốt hơn và đóng góp có hiệu quả vào hoạt động an toàn, lành mạnh của các tổ chức tín dụng. 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm mà BHTG Việt Nam cần triển khai thực hiện gồm: tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN để hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định điều chỉnh hạn mức trả BHTG; tăng cường năng lực tài chính của BHTG Việt Nam; chú trọng công tác giám sát các tổ chức tín dụng, tập trung vào hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; triển khai có hiệu quả các mảng chuyên môn nghiệp vụ.

Tin bài liên quan