Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm ngân hàng bùng nổ

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm ngân hàng bùng nổ

(ĐTCK) Tuần qua, thị trường được hỗ trợ mạnh mẽ nhất nhờ thông tin ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành. Điều này khiến tâm lý nhà đầu tư được cải thiện đáng kể, giao dịch trở nên sôi động hơn trong phiên cuối tuần và nhóm cổ phiếu ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất và tăng vọt.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 13,14 điểm (+1,35%), lên 987,22 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 23,9% lên 18.395 tỷ đồng, khối lượng tăng 20,2% lên 794 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 1,284 điểm (+1,27%), lên 102,2 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 40,1% lên 1.930 tỷ đồng, khối lượng tăng 35,6% lên 137 triệu cổ phiếu.

Với phiên cuối tuần bùng nổ, nhóm cổ phiếu ngân hàng trở thành điểm sáng của thị trường với VCB (+6%), CTG (+4,8%), BID (+4,9%), VPB (+1,72%), TCB (+2%), HDB (+2%),  MBB (+3,1%),  STB (+1,97%), TPB (+0,45%), ACB (+3,2%), SHB (+1,6%)...

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa, nhưng các mã tăng có điểm số tích cực hơn các mã giảm. Cụ thể, VIC (+1,07%), MSN (+3,38%), HPG (+5,61%), VJC (+5,98%), GAS (+0,2%), PLX (+1,98%)...trong khi đó, VHM (-0,9%), VNM (-0,57%), SAB (-0,75%), VRE (-0,44%)…

Các cổ phiếu tăng tốt nhất tuần qua trên HOSE có một vài cái tên đáng tên khá đáng chú ý, như TSC đã tăng vọt với 3 phiên tăng trần, sau khi được thông báo được đưa ra khỏi diện kiểm soát kể từ 12/9 nhờ lợi nhuận sau thuế cổ đông Công ty mẹ là 9,45 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 30/6/2019 là 66,78 tỷ đồng.

AGM được mua bắt đáy ngắn hạn với phiên tăng kịch trần giữa tuần, sau khi tuần trước đột ngột giảm sâu.

FRT có tuần tăng tốt cũng được cho bởi lực mua bắt đáy gia tăng do đã về mức đáy trong 6 tháng gần đây tại 40.000 đồng/cổ phiếu vào tuần trước.

PLP tăng tốt được cho là đã bứt phá khỏi các đường SMA kháng cự, và có thể hình thành xu hướng tăng mới đang trở lại.

Bất ngờ nhất là cổ phiếu DBD của CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định với phiên tăng hết biên độ 12/9 với thanh khoản đột biến hơn 1,22 triệu đơn vị khớp lệnh.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 6/9 đến 13/9:

Giá ngày 6/9

Giá ngày 13/9

Biến động tăng (%)

Giá ngày 6/9

Giá ngày 13/9

Biến động giảm (%)

HRC

38.45

47

22,24

FTM

7.58

5.3

-30,08

TSC

1.78

2.14

20,22

MCP

20.9

16.85

-19,38

EMC

11.95

13.95

16,74

LGC

43.7

36.3

-16,93

AGM

9.52

10.95

15,02

PDN

77.9

65.6

-15,79

PLP

10.9

12.5

14,68

RIC

6.48

5.58

-13,89

TN1

53.5

61

14,02

TTE

14.15

12.25

-13,43

VNE

3.19

3.6

12,85

YEG

65

57.9

-10,92

DXV

2.66

2.98

12,03

CRC

18.4

16.4

-10,87

FRT

41.2

46

11,65

VPS

12

10.7

-10,83

DBD

47.8

53.2

11,30

PXT

1.39

1.24

-10,79

Trái lại, giảm sâu nhất vẫn là FTM, và ghi nhận tổng cộng 21 phiên giảm sàn liên tiếp. Nhưng điểm nhấn là phiên cuối tuần 13/9, đã có một số nhà đầu tư chơi trò “bắt dao rơi” mã này, với 660.000 đơn vị được khớp lệnh, trong khi 20 phiên đo sàn trước đó, có tới 19 phiên thanh khoản ở mức thấp.

YEG đảo chiều, sau tuần trước đó là mã tăng tốt nhất HOSE (+28,7%), sau khi ban lãnh đạo công ty này hoàn tất việc mua 3 triệu cổ phiếu từ cổ đông nội bộ khá chóng vánh chỉ theo phương thức thỏa thuận tại mức giá sàn của YEG trong 2 phiên 10 và 11/9.

Trên sàn HNX, MBG là tâm điểm, khi được “kéo – xả” khá mạnh trong thời gian gần đây, tuy nhiên, số phiên tăng cao đang chiếm ưu thế, qua đó, đã đưa cổ phiếu này lên gần ngưỡng cao nhất lịch sử (giá điều chỉnh) quanh 20.000 đồng/cổ phiếu.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 6/9 đến 13/9:

Giá ngày 6/9

Giá ngày 13/9

Biến động tăng (%)

Giá ngày 6/9

Giá ngày 13/9

Biến động giảm (%)

SPP

2.6

3.9

50,00

DPC

21.8

14.5

-33,49

VTJ

5.8

8.2

41,38

STC

16.4

13

-20,73

SPI

0.9

1.1

22,22

CAG

117.6

95.4

-18,88

HKB

0.5

0.6

20,00

DZM

3.3

2.7

-18,18

HPM

8.1

9.7

19,75

TKC

19.5

16.2

-16,92

MBG

15.4

18.4

19,48

CKV

16.8

14

-16,67

VGP

15.5

18.4

18,71

NHP

0.6

0.5

-16,67

HBS

2.2

2.6

18,18

VDL

23.4

19.7

-15,81

SJE

25.1

29.4

17,13

TFC

7

6

-14,29

CDN

18

20.7

15,00

GDW

26.1

22.7

-13,03

Trên UpCoM, gây sốt là tân binh MEG của CTCP Megram bắt đầu niêm yết từ ngày 9/9 với 44 triệu cổ phiếu, giá tham chiếu 12.000 đồng/cổ phiếu đã có 4 phiên tăng hết biên độ, nhưng thanh khoản khá thấp, chỉ vài nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên.

Tiền thân của Megram là CTCP Elmich do các thành viên của Tập đoàn Elmich Châu Âu thành lập tháng 5/2011 với vốn điều lệ 70 tỷ đồng. Năm 2018 CTCP Elmich tái cấu và đổi tên thành CTCP Megram vào năm 2019.

Đáng chú ý nhất đến MEG là hiện tại đang nắm 51%/vốn tại CTCP Thực phẩm Lâm Đồng – đơn vị sở hữu thương hiệu Vang Đà Lạt.

Về kết quả kinh doanh trong 2018, MEG đạt doanh thu hơn 1.005 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 47,2 tỷ đồng.

Trong năm 2019, Công ty đặt mục tiêu 1.722 tỷ đồng doanh thu và 63,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Mặc dù vậy, lũy kế 6 tháng từ đầu năm  tới nay, MEG chỉ đạt hơn 388,2 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 6 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 6/9 đến 13/9:

Giá ngày 6/9

Giá ngày 13/9

Biến động tăng (%)

Giá ngày 6/9

Giá ngày 13/9

Biến động giảm (%)

MEG

12 (9/9)

29.2

143,33

RTS

41.2

24.8

-39,81

BAL

6.5

11.1

70,77

MLS

18.1

11

-39,23

ATA

0.2

0.3

50,00

BLN

6.9

4.2

-39,13

BTU

11.9

17.6

47,90

HHV

14.7

10.7

-27,21

SCC

2.5

3.6

44,00

RGC

6

4.4

-26,67

THW

11.2

16

42,86

HLS

13.9

10.2

-26,62

BMD

4.5

6.3

40,00

KHD

26.8

20.5

-23,51

SPV

8.8

12.3

39,77

VFC

11.9

9.2

-22,69

IN4

53

74

39,62

DTG

15

11.9

-20,67

SHX

14.6

20

36,99

MTA

1.5

1.2

-20,00

Tin bài liên quan