Top 10 cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu dầu khí khoe sắc

Top 10 cổ phiếu tăng/ giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu dầu khí khoe sắc

(ĐTCK) Cùng với sự trở lại ấn tượng của dòng bank, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đã đón nhận tuần giao dịch thăng hoa, là các điểm tựa lớn tiếp sức cho thị trường khởi sắc trong tuần qua.

Thị trường tiếp tục có những phiên hồi phục sau 2 tuần liên tiếp giảm điểm trước đó. Tổng kết tuần, VN-Index tăng 17,16 điểm (+1,8%) lên 952,32 điểm, HNX-Index tăng 1,42 điểm (+1,3%) lên 113,03 điểm.

Tuy nhiên độ rộng lại chưa mấy tích cực khi sắc xanh không có sự lan tỏa đều giữa các nhóm cổ phiếu vốn hóa khác nhau. Các mã bluechip và vốn hóa lớn vẫn là tâm điểm dẫn dắt thị trường khởi sắc, đặc biệt là sự trở lại của dòng bank và nhóm cổ phiếu dầu khí. Trong đó, nhóm cổ phiếu họ P có diễn biến tích cực nhất nhờ hưởng lợi từ sự đi lên của giá dầu thô thế giới. Hầu hết các cổ phiếu trong nhóm này đều tăng giá trong tuần qua.

Mặc dù những cổ phiếu lớn trong nhóm dầu khí như GAS, PLX, CNG không lọt vào top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần, nhưng các mã này cũng có thứ hạng khá cao khi đều nằm trong top 30 mã tăng mạnh nhất trên tổng số 344 mã hiện đang niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE.

Bên cạnh đó, với triển vọng kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2017, đại diện lớn của nhóm cổ phiếu vua – VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng đã có một tuần giao dịch tỏa sáng.

Với 3 phiên tăng khá mạnh và 2 phiên giảm nhẹ xen kẽ, cổ phiếu VCB đã được kéo từ mức 46.000 đồng/Cp lên 50.800 đồng/Cp, tương ứng tăng hơn 10% và đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng những mã tăng mạnh nhất trên sàn HOSE. Cùng với đó, tuần qua VCB cũng đã có những phiên giao dịch sôi động với mức thanh khoản đều đạt một vài triệu đơn vị trên mỗi phiên.

Được biết, 9 tháng đầu năm, Vietcombank đã đạt gần 8.000 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành được 81% kế hoạch cả năm. Với đà tăng trưởng mạnh trong tháng cuối năm, cộng với việc vừa thoái vốn thành công với khoản lãi không hề nhỏ từ các tổ chức tín dụng là Saigonbank, Tài chính xi măng và OCB, lợi nhuận của Vietcombank khả năng đạt không dưới 10.000 tỷ trong năm nay.

Không chỉ dừng lại ở những nhóm cổ phiếu dẫn dắt, sự khởi sắc của thị trường cũng được tiếp sức của một số mã lớn khác. Trong đó, cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros đã có tuần hồi phục tích cực sau những phiên điều chỉnh khá sâu trước đó với mức tăng 18,33% và đứng ở vị trí thứ 3.

Đáng chú ý là KPF của Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Hoàng Minh với sự bứt phá đã được minh chứng cho chuỗi ngày dài liên tiếp khoác áo tím. Chỉ tính trong 1 tháng qua (từ ngày 22/11-22/12), cổ phiếu KPF đã tăng tới hơn 286% từ mức giá 5.320 đồng/CP lên mức 20.550 đồng/CP.

Tính riêng trong tuần qua, KPF tăng trần cả 5 phiên với tổng mức tăng đạt gần 40% và đã tiến thêm 1 bậc so với tuần trước, trở thành quán quân của top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 18-22/12

Giá ngày 22/12

Giá ngày 15/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 22/12

Giá ngày 15/12

Biến động giảm (%)

KPF

20.55

14.75

39,32

CMG

31.8

45.55

-30,19

VNS

14.85

12.35

20,24

SAB

251

309.2

-18,82

ROS

162

136.9

18,33

SVT

7.44

9.14

-18,6

PXS

8.91

7.59

17,39

FDC

22.2

26.65

-16,7

CTF

24.6

21.5

14,42

TDG

12.2

14.55

-16,15

NVT

3.42

3.04

12,5

PLP

19.95

23

-13,26

VOS

3.47

3.1

11,94

MCP

26.1

30

-13

VCB

50.8

46

10,43

DTA

9.68

10.95

-11,6

L10

16

14.5

10,34

PNC

23.8

26.9

-11,52

PGI

22

20

10

VFG

34.1

38.5

-11,43

Trong khi đó, CMG của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC lại có màn lao dốc mạnh trong tuần qua do chịu áp lực bán chốt lời tăng cao sau những phiên thăng hoa kể từ đầu tháng 12.

Cụ thể, với 5 phiên giảm sàn liên tiếp, giá cổ phiếu CMG đã bị đẩy từ mức 45.550 đồng/CP xuống mức 31.800 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 30% và là mã giảm mạnh nhất trên sàn HOSE.

Tuy nhiên, tâm điểm đáng chú ý trong bảng này là vị trí á quân lại dành cho tên tuổi lớn ngành bia SAB – Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn. Ngay trong phiên đầu tuần ngày 18/12, cổ phiếu này đã làm nóng thị trường bởi thông tin tỷ phú người Thái Lan đã mua đấu giá thành công hơn 343 triệu cổ phần Sabeco và nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty này lên hơn 53%.

Tuy nhiên, ngay sau phiên đấu giá thành công này, cổ phiếu SAB đã liên tiếp giảm sâu. Mặc dù đà giảm đã được ngắt trong phiên cuối tuần nhưng với sự hồi phục nhẹ cũng không thấm vào đâu trước những phiên giảm sâu trước đó. Tổng cộng cả tuần, cổ phiếu SAB đã giảm 18,82%.

Trên sàn HNX, cũng góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cho nhóm cổ phiếu dầu khí, mã lớn trong ngành là PVB của Công ty cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam cũng đã có một tuần giao dịch khởi sắc.

Với 4 phiên tăng mạnh, trong đó phiên đầu tuần tăng kịch trần và chỉ điều chỉnh duy nhất trong phiên 21/12, giá cổ phiếu PVB đã tăng từ mức 16.900 đồng/CP lên mức 20.200 đồng/CP, tương ứng tăng 19,53% và đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng những mã tăng mạnh nhất trên sàn HNX.

Bên cạnh đó, thành viên khác trong nhóm là PCG của CTCP Đầu tư và Phát triển Gas Đô thị dù giao dịch khá nhỏ giọt nhưng với việc ghi nhận 3 phiên tăng trần trong tuần qua, đã kéo giá cổ phiếu này lên sát mệnh giá, kết tuần tại mức giá 9.700 đồng/CP, với tổng cộng mức tăng đạt  hơn 31% và đứng ở vị trí thứ 3.

Được biết, mới đây, PCG đã đón nhận thêm 2 cổ đông lớn là CTCP Đầu tư Việt Tú và cá nhân ông Nguyễn Thanh Tú với việc mua vào hơn 1,89 triệu cổ phiếu và 1,85 triệu cổ phiếu, lần lượt nâng sở hữu tại PCG lên 10,02% và 11,91%. Rất có thể đây là lượng cổ phiếu nằm trong tổng số 6,7 triệu cổ phiếu PCG do Tổng công ty khí Việt Nam – CTCP đăng ký thoái vốn trước đó.

Trong khi đó, cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua lại là một cái tên khá mới – CAG của CTCP Cảng An Giang. Cổ phiếu CAG mới chỉ niếm yết và giao dịch trên sàn HNX từ đầu tháng 12 này, tuy nhiên đến tuần qua, cổ phiếu này mới có giao dịch.

Dù thanh khoản khá hạn chế nhưng với 2 phiên tăng điểm, trong đó phiên 18/12 là phiên tăng đầu tiên kể từ ngày chào sàn với biên độ tăng 27,3%, đưa tổng cộng mức tăng giá cổ phiếu CAG trong tuần qua lên 38,18%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 18-22/12

Giá ngày 22/12

Giá ngày 15/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 22/12

Giá ngày 15/12

Biến động giảm (%)

CAG

15.2

11

38,18

NDF

4.5

6.4

-29,69

DL1

55

40.7

35,14

V12

14.4

19.6

-26,53

PCG

9.7

7.4

31,08

MST

4.5

5.9

-23,73

VTH

15.5

12

29,17

DC2

8.1

10.5

-22,86

ATS

60

47

27,66

TFC

5.1

6.6

-22,73

HVA

3.3

2.6

26,92

VXB

10.4

13.2

-21,21

SDG

19.9

16.3

22,09

GMX

29.7

36.6

-18,85

PCN

2.8

2.3

21,74

VSM

11.1

13.4

-17,16

PVB

20.2

16.9

19,53

DID

5

6

-16,67

VE1

17.2

14.4

19,44

ALV

13.4

15.9

-15,72

Ở chiều ngược lại, NDF của CTCP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định là mã giảm mạnh nhất tuần qua khi đón nhận tới 4 phiên giảm sâu, trong đó 3 phiên cuối tuần giảm sàn và chỉ duy nhất đứng giá trong phiên đầu tuần ngày 18/12. Qua đó, giá cổ phiếu NDF đã bị đẩy từ mức 6.400 đồng/CP xuống mức 4.500 đồng/CP, tương ứng giảm 29,69%.

Đáng chú ý trong tuần qua, trên trang thông tin điện tử chính thức của NDF đã công bố đính chính số liệu trên báo cáo quản trị các năm từ 2015-2017.

Theo đó, tại báo cáo thường niên năm 2015, công ty ghi số cuộc họp của Ban kiểm soát là 4 lần, nay đính chính là 0 lần. Tại báo cáo thường niên năm 2016, công ty ghi số cuộc họp của Ban kiểm soát là 4 lần, nay đính chính là 0 lần. báo cáo thường niên năm 2017, công ty ghi số cuộc họp của Ban kiểm soát là 3 lần, nay đính chính là 0 lần.

Bên cạnh đó, Công ty cũng vừa công bố thông tin về việc qua đời của Chủ tịch HĐQT nhưng file công bố đính kèm hiện không truy cập được. Thông tin này hiện chưa công bố trên các sở ban ngành.

Hiện Chủ tịch HĐQT Công ty là ông Nguyễn Quang Thanh. Ông Thanh sinh năm 1968 và được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch ngày 22/5/2017. 2 tháng sau đó, ông được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh giám đốc công ty. Trong thời gian từ 23 đến 25/10, ông Thanh đã bán 400.000 cổ phiếu NDF và giảm lượng cổ phiếu sở hữu từ 420.000 CP (tỷ lệ 5,35%) còn 20.000 đơn vị.

Trên sàn UPCoM, biên độ tăng cũng không còn mạnh mẽ như những tuần trước đó, tuy nhiên dẫn đầu bảng xếp hạng cũng là một trong những thành viên của nhóm xăng dầu khí đốt – PEQ của CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex.

Sau 37 phiên phiên liên tiếp nằm bất động ở mốc tham chiếu, cổ phiếu PEQ đã có phiên giao dịch đầu tiên và với quy định riêng của sàn UPCoM, phiên 21/12 cổ phiếu này đã tăng trần với biên độ 39,69%. Sau đó, PEQ tiếp tục tăng trần trong phiên cuối tuần ngày 22/12, nâng tổng mức tăng trong tuần qua lên 60,31%, là cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn UPCoM và cũng là mã tăng mạnh nhất thị trường.

Đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng là CMF của Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex. Với 2 phiên không có giao dịch đầu tuần và 3 phiên tăng trần sau đó, giá cổ phiếu CMF đã tăng từ mức 51.000 đồng/CP lên mức 77.300 đồng/CP, tương ứng tăng 51,57%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 18-22/12

Giá ngày 22/12

Giá ngày 15/12

Biến động tăng (%)

Giá ngày 22/12

Giá ngày 15/12

Biến động giảm (%)

PEQ

21

13.1

60,31

EFI

3.6

5.7

-36,84

CMF

77.3

51

51,57

VRG

3.7

5.5

-32,73

SPA

15.9

11

44,55

L12

5

7

-28,57

BTV

35

24.7

41,7

PXM

0.3

0.4

-25

TAW

39.2

28

40

TEL

7

9

-22,22

DAR

18.2

13

40

RTB

10.2

13

-21,54

ASD

0.7

0.5

40

TBT

0.4

0.5

-20

HLA

0.4

0.3

33,33

AMP

17

21

-19,05

NOS

0.4

0.3

33,33

PTM

5.9

7.2

-18,06

SD8

0.4

0.3

33,33

RGC

4.6

5.6

-17,86

Trái lại, EFI của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua trên sàn UPCoM. Với 3 phiên giảm sàn và sát sàn, cùng 2 phiên tăng nhẹ, giá cổ phiếu EFI đã giảm từ mức 5.700 đồng/CP xuống mức 3.600 đồng/CP, tương ứng giảm  36,84%.

Được biết, đầu tuần qua, HĐQT Công ty đã họp thông qua quyết định công bố thông tin bất thường với nội dung: “Có dấu hiệu thất thoát lớn về tài sản của CTCP Đầu tư tài chính giáo dục tại ngân hàng và công ty chứng khoán. Số liệu cụ thể, nguyên nhân, trách nhiệm liên quan… công ty đang chờ cơ quan điều tra làm rõ…”.

Đồng thời HĐQT công ty cũng quyết định mời (thuê) đơn vị, luật sư có kinh nghiệm để tư vấn cho HĐQT, BĐH, BKS trong quá trình xử lý sự việc liên quan. Giao Ban điều hành công ty và người được ủy quyền thực hiện công bố thông tin triển khai ngay các công việc nêu trên.

Cùng với đó, EFI cũng đã có văn bản gửi UBCKNN, Sở GDCK Hà Nội về việc “có dấu hiệu thất thoát lớn về tài sản công ty tạo ngân hàng và công ty chứng khoán".

Trước đó ngày 14/12 Công ty đã có công văn thông báo về việc mất liên lạc với ông Bùi Văn Dũng, Kế toán trưởng công ty. Ông Bùi Văn Dũng đồng thời là người công bố thông tin của công ty.

Tin bài liên quan