ông Ngô Thanh Hải

Ngày 12/12/2016, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chào bán 130,6 triệu cổ phiếu VNM, tương đương 9% vốn điều lệ của Vinamilk. Kết thúc phiên bán đấu giá, SCIC bán được 78,4 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn F&N, tương ứng khoảng 60% số lượng cổ phiếu chào bán. 
Về việc thoái vốn nhà nước, người viết cho rằng, cần phải được thực hiện một cách cấp bách và hiệu quả hơn vì trên thực tế, sự vững mạnh của nền kinh tế thường dựa vào khu vực kinh tế tư nhân. Có

ông Ngô Thanh Hải Ngày 12/12/2016, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chào bán 130,6 triệu cổ phiếu VNM, tương đương 9% vốn điều lệ của Vinamilk. Kết thúc phiên bán đấu giá, SCIC bán được 78,4 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn F&N, tương ứng khoảng 60% số lượng cổ phiếu chào bán. Về việc thoái vốn nhà nước, người viết cho rằng, cần phải được thực hiện một cách cấp bách và hiệu quả hơn vì trên thực tế, sự vững mạnh của nền kinh tế thường dựa vào khu vực kinh tế tư nhân. Có

Thoái vốn nhà nước: cần chọn “bà đỡ” tốt để thành công

(ĐTCK) Trong năm 2016, không ít đợt thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp bị “ế”, phải bán nhiều lần. Tình trạng “ế” cổ phần tiếp tục diễn ra trong một số phiên bán đấu giá kể từ đầu năm năm 2017 đến nay. Để cải thiện tình trạng này, Báo Đầu tư Chứng khoán giới thiệu góc nhìn của ông Ngô Thanh Hải, Công ty Luật LNT và Thành viên.

Ngày 12/12/2016, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chào bán 130,6 triệu cổ phiếu VNM, tương đương 9% vốn điều lệ của Vinamilk. Kết thúc phiên bán đấu giá, SCIC bán được 78,4 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn F&N, tương ứng khoảng 60% số lượng cổ phiếu chào bán.

Về việc thoái vốn nhà nước, người viết cho rằng, cần phải được thực hiện một cách cấp bách và hiệu quả hơn vì trên thực tế, sự vững mạnh của nền kinh tế thường dựa vào khu vực kinh tế tư nhân. Có thể xem xét quá trình thoái vốn của Casino Group tại Big C Việt Nam, dù đây là thương vụ thoái vốn không liên quan đến bất kỳ vốn nhà nước nào nhưng cách thức và hiệu quả của nó rất đáng được quan tâm.

Ông Ngô Thanh Hải 

Casino Group đã mở ra ba đợt đấu thầu thu hút được nhiều “gã khổng lồ” của ngành bán lẻ, đợt đầu tiên có sự tham gia của Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Central Group, BJC (Thái Lan) và cả những tên tuổi lớn trong nước như Masan Group, Saigon Co.op… Tuy nhiên, chỉ có số ít những nhà đầu tư kể trên được tham gia vào vòng tiếp theo. Và cuối cùng, chỉ còn hai nhà đầu tư là Saigon Co.op và Central Group. Việc giữ hai đối tác có khả năng mua đến phút cuối cho phép bên bán có thể chủ động lựa chọn, xem xét năng lực của đối tác nào có đủ khả năng mua được trọn vẹn tất cả chuỗi cửa hàng bán lẻ của Big C Việt Nam với mức giá tốt nhất. Kết quả đạt được vượt trên cả mong đợi, Central Group đã mua với mức giá 1,1 tỷ USD, so với mức 880 triệu USD ban đầu mà bên bán kỳ vọng.

Có thể thấy, lý do chính dẫn đến thành công trong thương vụ thoái vốn tại Big C Việt Nam là bên bán đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư cùng với cơ chế đấu thầu minh bạch, cho phép các tập đoàn lớn được tiếp cận và có thời gian để tiến hành điều tra cẩn trọng một cách chi tiết để đưa ra mức chào cạnh tranh.

Trong khi đó, cách tiếp cận của bên bán trong thương vụ thoái vốn tại Vinamilk không đi theo con đường đấu thầu theo kiểu M&A (mua bán - sáp nhập), rõ ràng nhất có thể thấy là bên mua không có nhiều thời gian để thẩm định pháp lý, tài chính, hoặc kiểm tra lại kết quả thẩm định mà bên bán đã chuẩn bị. Một điều gần như chắc chắn là không có nhà đầu tư nào dám liều lĩnh mua lại phần vốn của một công ty khác mà không có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về tình hình sản xuất - kinh doanh, tình trạng pháp lý và tài chính của công ty đó.

Vì thế, người viết cho rằng, bí quyết thành công của thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nằm ở chỗ: chọn được đơn vị tư vấn M&A quốc tế để có thể đấu thầu một cách công khai, minh bạch, đồng thời chuẩn bị kỹ hồ sơ pháp lý trước khi chào bán; bên bán cần có thời gian để chuẩn bị thẩm định pháp lý, tài chính công ty trước và bên mua cần có thời gian để kiểm tra kết quả thẩm định của bên bán, hoặc ngược lại.

Về việc “ế” hơn 52 triệu cổ phần Vinamilk trong phiên bán đấu giá ngày 12/12/2016, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân là do thời gian thực hiện việc bán vốn gấp gáp, kế hoạch được duyệt tháng 9/2016, tới tháng 12/2016 đã tổ chức bán. Trong khi đó, tháng 12, nhà đầu tư nước ngoài thường thực hiện tất toán để nghỉ Tết. Ngoài ra, trước khi công bố giá khởi điểm là 144.000 đồng/cổ phiếu thì giá cổ phiếu Vinamilk trên thị trường ở mức cao, nhưng tại thời điểm tổ chức bán đấu giá lại giảm.

Tin bài liên quan