Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Vẫn còn cổ phiếu “sáng“

(ĐTCK) VN-Index xuống dưới 890 điểm; Không được sở hữu chi phối, vốn ngoại đổ vào ví điện tử sẽ sụt giảm; Điểm sáng các doanh nghiệp về đích 2018; Nắm bắt cơ hội với chứng khoán phái sinh; Cổ phiếu ngân hàng vẫn “sáng”; Chứng khoán Trung Quốc lại bị xả mạnh; Chứng khoán châu Á “bốc hơi” 5.000 tỷ USD và chưa có dấu hiệu ngừng lại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. 

VN-Index giảm phiên thứ 8 liên tiếp

Thị trường bước vào phiên 29/10 tiếp tục đỏ lửa trước áp lực bán thường trực trong khi tâm lý bên mua càng thận trọng hơn sau chuỗi 7 phiên liên tiếp giảm sâu.

Sau những lần “bắt đáy trượt”, nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khiến thanh khoản thị trường sụt giảm nghiệm trọng. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn trong chưa đạt được 1.800 tỷ đồng.

Bước vào phiên chiều, áp lực bán tiếp tục dâng cao khiến VN-Index và duy trì đến hết phiên tiếp tục lùi sâu lùi sâu và mất ngưỡng 890 điểm khi đóng cửa.

10 mã vốn hóa lớn nhất trên sàn HOSE chia làm 2 thái cực. Trong khi VIC, SAB thu hẹp đà tăng, MSN lấy lại tham chiếu; còn lại hầu hết đều nới rộng đà giảm.

Cụ thể, GAS giảm 4,7% xuống 97.000 đồng, VNM giảm 1,2% xuống 120.000 đồng, VHM giảm 4,19% xuống 61.800 đồng, VCB giảm 1,1% xuống 52.900 đồng, BID giảm 5,6% xuống 28.900 đồng, CTG giảm 1,8% xuống 22.100 đồng, TCB giảm 0,6% xuống 25.700 đồng.

Nhiều mã khác trong VN30 cũng có mức giảm khá sâu như MWG, NVL, PNJ, CTD, DHG.

FLC dẫn đầu thanh khoản HOSE với 5,73 triệu đơn vị, giảm 0,4% xuống 5.000 đồng.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 793.550 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 49,42 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 979.300 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 14,64 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 596.600 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 15,75 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 29/10: VN-Index giảm 12 điểm (-1,33%), xuống 888,82 điểm; HNX-Index giảm 0,66 điểm (-0,65%), xuống 101,13 điểm; UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,37%), xuống 50,94 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên hồi phục mạnh mẽ hôm thứ Năm, chứng khoán Mỹ lại chứng kiến cảnh bán tháo trong phiên cuối tuần, đặc biệt là từ nhóm cổ phiếu công nghệ sau kết quả kinh doanh và triển vọng kết quả kinh doanh thất vọng từ các ông lớn như Alphabet (Google), Amazon…

Ngoài ra, Phó chủ tịch Fed cho biết việc tăng lãi suất vẫn cần thiết cũng khiến giới đầu tư trở không mấy vui vẻ.

Tuy nhiên, đà giảm đã được hãm bớt phần nào trong ít phút cuối phiên nhờ lực cầu bắt đáy nhập cuộc, nhưng nó vẫn không thể giúp cho Nasdaq có tuần giảm mạnh nhất từ cuối tháng 3.

Trong tuần, Dow Jones giảm tới 2,97%, S&P 500 mất 3,94% và Nasdaq cũng mất tới 3,78%.

Kết thúc phiên 26/10, chỉ số Dow Jones giảm 296,24 điểm (-1,19%), xuống 24.688,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 46,88 điểm (-1,73%), xuống 2.658,69 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 151,12 điểm (-2,06%), xuống 7.167,21 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản mất điểm về cuối phiên, khi mà trước đó hầu như tất cả thời gian giao dịch đều ở trên tham chiếu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,16% xuống 21.149,80 điểm. Topix giảm 0,4% xuống 1.589,56 điểm.

“Khá nhiều nhà đầu tư đã mạnh tay bắt đáy khi nhận thấy thị trường đã giảm về vùng quá bán. Nhưng phần lớn là họ mua các hợp đồng tương lai, dẫn tới sự phục hồi của thị trường cơ sở phục hồi khá yếu. ”Yoshinori Ogawa, chiến lược gia của Okasan Securities cho biết.

Phiên hôm nay, Kourakuen Holdings Corp tăng 11,15% sau khi tăng dự báo lợi nhuận ròng cho đến hết năm tài chính (kết thúc vào tháng 3/2019) lên 739 triệu yên từ 269 triệu yên trước đó.

Một công ty khác hút dòng tiền nhờ triển vọng lợi nhuận lạc quan là Shin-Etsu Chemical Co, tăng 8% sau khi nâng dự báo lợi nhuận ròng trong năm nhờ sự tăng trưởng trong các công ty silicon hóa học và bán dẫn của Mỹ.

Ngược lại, Hitachi Chemical Co, giảm 7,57% sau khi giới truyền thông có báo cáo rằng công ty này đã cố ý làm sai lệch các khâu kiểm tra đối với các sản phẩm vật liệu được sử dụng chất bán dẫn.

Tokyo Tekko giảm 9,2% do giảm dự báo lợi nhuận ròng cả năm trong bối cảnh giá sắt phế liệu tăng.

Cổ phiếu của Sony mất 0,55%, bất chấp kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm tài chính (từ tháng 3 đến hết tháng 9) có khả năng đạt mức cao kỷ lục.

Chứng khoán Trung Quốc có thêm một phiên bị bán mạnh do tăng trưởng lợi nhuận và sức mua trong nước suy yếu, làm dấy lên sự hoài nghi của nhà đầu tư về hiệu quả của những nỗ lực nhằm ổn định thị trường chứng khoán của Bắc Kinh.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,18% xuống 2.542,10 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm hơn 3% xuống 3.076,89 điểm.

Cả hai chỉ số này đều đang có khoảng thời gian tồi tệ nhất kể từ tháng 1/2016, với Shanghai Composite giảm 9,9% và CSI300 giảm 10,5% trong 1 tháng.

Tăng trưởng lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc chậm lại trong tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 9 vừa qua, khi chi phí nguyên liệu tiếp tục tăng, dữ liệu cho thấy vào ngày cuối tuần trước.

Các công ty tiêu dùng dẫn đầu sự sụt giảm hôm nay, với chỉ số phụ theo dõi lao dốc 8,63%. Chỉ số phụ ngành tài chính giảm 2,6%, bất động sản mất 2,38% và y tế giảm 2,63%.

Distiller Kweichow Moutai, nhà sản xuất rượu baijiu nổi tiếng nhất của Trung Quốc đã giảm 10% sau khi báo cáo lợi nhuận thấp hơn trong quý III so với cùng kỳ.

Trong số các công ty liên quan đến bia rượu khác thì Wuliangye Yibin cũng giảm 10%, trong khi Luzhou Laojiao giảm 7,2%.

Thông tin mới nhất thị trường là 11 công ty chứng khoán lớn nhất Trung Quốc (đều là doanh nghiệp nhà nước) dự kiến thành lập 1 quỹ giải cứu thị trường trị giá 100 tỷ nhân dân tệ (14,4 tỷ USD) để mua các cổ phiếu bị thế chấp và ngăn tình trạng bán tháo.

Tính chung toàn thị trường chứng khoán Trung Quốc, khoảng 11% giá trị vốn hóa thị trường đang được dùng làm tài sản thế chấp.

Trên thị trường ChiNext tại Thẩm Quyến (gồm các cổ phiếu vốn hóa nhỏ) giá trị vốn hóa thị trường bị thế chấp lên tới 45%, theo số liệu của CLSA Ltd. Ngược lại, trên thị trường chứng khoán Thượng Hải (gồm các công ty nhà nước lớn), chỉ khoảng 2% được dùng làm tài sản thế chấp.

Chứng khoán Hồng Kông chỉ phục hồi nhẹ do ảnh hưởng bởi đà bán mạnh trên thị trường đại lục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,38% lên 24.812,04 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,46% xuống 10.012,63 điểm.

Nhóm cổ phiếu đáng chú ý hôm nay là HSBC Holdings Plc, khi đã tăng hơn 5% sau khi lợi nhuận quý vừa qua tăng mạnh hơn dự kiến.

Bên cạnh đó là, Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của Trung Quốc, công ty bảo hiểm lớn nhất theo giá trị thị trường, giảm 2,22% sau khi cho biết hôm lợi nhuận ròng quý III giảm 7%.

Kết thúc phiên 29/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 34,80 điểm (-0,16%), xuống 21.149,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 56,74 điểm (-2,18%), xuống 2.542,10 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 94,41 điểm (+0,38%), lên 24.812,04  điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.390 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng naykhông đổi so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,43 - 36,59 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.722 đồng/USD, giảm 1 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.300 - 23.390 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Không được sở hữu chi phối, vốn ngoại đổ vào ví điện tử sẽ sụt giảm

Thời gian qua, vốn ngoại rầm rộ đổ vào mua lại các trung gian thanh toán trong nước. Trước tình trạng này, NHNN đang xem xét đưa ra hạn mức tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này..>> Chi tiết

Điểm sáng các doanh nghiệp về đích 2018

Kết thúc 3/4 chặng đường của năm 2018, nhiều doanh nghiệp đã sớm hoàn thành kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cả năm. Không ít doanh nghiệp khác hoàn thành 80 - 90% kế hoạch năm..>> Chi tiết

Cổ phiếu ngân hàng vẫn “sáng”

9 tháng đầu năm 2018, nhiều ngân hàng hoàn thành gần 80% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong khi đó, lợi nhuận ngành này thường tăng mạnh trong quý IV..>> Chi tiết

Nắm bắt cơ hội với chứng khoán phái sinh

Sau một năm hoạt động, chứng khoán phái sinh đã trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn với số lượng tài khoản mới liên tục tăng, trung bình mỗi ngày có hơn 100 tài khoản mới, hiện đạt  hơn 40.000 tài khoản..>> Chi tiết

Thúc đẩy tiến độ chuyển giao doanh nghiệp về Ủy ban Quản lý vốn

19 doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban Quản lý vốn) đang trong quá trình hoàn thành báo cáo tài chính quý III/2018 để đủ điều kiện chuyển giao về Ủy ban..>> Chi tiết

Chứng khoán châu Á “bốc hơi” 5.000 tỷ USD và chưa có dấu hiệu ngừng lại

Sau khi lao dốc theo đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoán lớn tại châu Á cuối cùng đã chịu “thua cuộc”, chính thức bước vào xu hướng đi xuống (bear market). Kể từ đầu năm tới nay, chứng khoán khu vực này đã “bốc hơi” hơn 4,9 nghìn tỷ USD giá trị thị trường..>> Chi tiết

Tin bài liên quan