Thị trường tài chính 24h: Tương lai giao dịch của khối ngoại vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ

Thị trường tài chính 24h: Tương lai giao dịch của khối ngoại vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ

(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh nhẹ; Giảm lãi suất cho vay ngoại tệ còn hạn chế; Cổ phiếu chết thanh khoản, lãi tốt cũng… vô nghĩa; Nới tín dụng vào chứng khoán: Cần đúng cách, đúng chỗ; Khối ngoại bấp bênh, khối nội vẫn lĩnh xướng; Chứng khoán châu Á phân hóa; 6 rủi ro thị trường chứng khoán nhà đầu tư không thể phớt lờ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 13/5 không so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 48,00 – 48,42 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 4,5 USD lên 1.701,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng dao động trong biên độ hẹp quanh 1.703 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 0,6 USD lên 1.707,4 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,04% xuống 99,89 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.244 đồng, giảm 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.260 - 23.440 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,24 USD (-0,93%), xuống 25,54 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,31 USD (-1,03%), xuống 29,67 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index đứt mạch tăng

Sau khi rơi thẳng đứng gần 20 điểm ngay khi mở cửa, lực cầu bắt đáy đã chảy mạnh kéo VN-Index trở lại tham chiếu.

Trong phiên chiều, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh, p giao dịch sôi động hơn và số mã tăng chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử. Tuy nhiên, VN-Index lại không thể bứt lên, mà chỉ lình xình quanh tham chiếu trước khi đóng cửa với sắc đỏ.

Trong các mã lớn, chỉ còn điểm sáng là BID + 2,72%, HPG +1,9%, HVN +3,71%, FPT +6,24%, HDB +4,41%, STB  +2,68% và TPB tăng trần.

Trong các mã vừa và nhỏ, HSG, DLG, HBC, TTF, CMX, IJC, TLH vững vàng sắc tím.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5,77 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 38,41 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/5: VN-Index giảm 1,11 điểm (-0,13%) xuống 834,21 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,09 điểm (+0,08%), lên 111,86 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,18%), lên 53,73 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Lình xình trong suốt phiên sáng và đầu phiên chiều, nhưng phố Wall đã đồng loạt lao dốc vào cuối phiên do lệnh bán tháo diễn ra mạnh khi giới chuyên gia cảnh báo về đợt bùng phát dịch thứ 2 do việc mở cửa trở lại nền kinh tế quá sớm.

Dữ liệu hôm thứ Ba cho thấy, giá tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 4 giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Tuy nhiên, giá thực phẩm tiêu thụ tại nhà đã tăng 2,6% trong đợt tăng lớn nhất kể từ tháng 2 năm 1974, khiến một số nhà đầu tư lo lắng về triển vọng của tình trạng lạm phát, nếu người tiêu dùng không thể theo kịp mức tăng giá.

Dữ liệu khác cũng cho thấy, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 4 đạt mức kỷ lục 738 tỷ USD.

Kết thúc phiên 12/5, chỉ số Dow Jones giảm 457,21 điểm (-1,89%), xuống 23.764,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 60,20 điểm (-2,05%), xuống 2.870,12 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 189,79 điểm (-2,06%), xuống 9.002,55 điểm.

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản giảm do chịu ảnh hưởng từ phố Wall mất điểm phiên đêm qua, bởi những lo ngại ngày một tăng về một đợt lây nhiễm Covid-19 thứ 2.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,49% xuống 20.267,05 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,14% xuống 1.474,69 điểm.

Ngoài những lo ngại về một đợt bùng phát lây nhiễm Covid-19 mới, giới đầu tư cũng cảm thấy lo lắng về tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi các thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đề xuất dự luật nhằm trao quyền cho Tổng thống Donald Trump trừng phạt Trung Quốc nếu Bắc Kinh không cung cấp báo cáo đầy đủ về dịch Covid-19.

Chứng khoán Trung Quốc đảo chiều tăng nhẹ về cuối phiên nhờ nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,22% lên 2.898,05 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,2% lên 3.968,25 điểm.

Chỉ số phụ ngành chăm sóc sức khỏe dẫn đầu tăng, thêm 1,4% với cổ phiếu của Tập đoàn Aier Eye Hospital Group tăng 4,3% lên mức cao nhất lịch sử tại 48,30 nhân dân tệ/cổ phiếu, sau khi Công ty tiết lộ kế hoạch mua cổ phần tại năm công ty khác.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm nhẹ, khi giới nhà đầu tư trở nên lo ngại hơn về tác động kinh tế của làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai có thể xảy ra.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,27%, xuống 24.180,30 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng nhẹ 0,04% lên 9.835,71 điểm.

Các nhà đầu tư vẫn lo ngại về nguy cơ một đợt lây nhiễm Covid-19 mới, sau khi thành phố Cát Lâm phía đông bắc Trung Quốc cho biết sẽ áp đặt các hạn chế mới đối với việc đi lại để ngăn chặn dịch bệnh, với 6 trường hợp nhiễm mới được báo cáo vào hôm qua.

Chứng khoán Hàn Quốc nhích gần 1%, khi các nhà đầu tư mong chờ bài phát biểu của Chủ tịch Fed sau khi cơ quan này nhận định các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ cần thêm hỗ trợ tài chính để vượt qua ảnh hưởng của dịch Covid-19 so với dự kiến ban đầu.

Thị trường còn được ủng hộ bởi tin, ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ tăng trần cho chương trình cho vay đặc biệt thêm 5 nghìn tỷ won (4,08 tỷ USD) lên 35 nghìn tỷ won để mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ bị dịch Covid-19 tấn công.

Kết thúc phiên 13/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 99,43 điểm (-0,49%), xuống 20.267,05 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,49 điểm (+0,22%), lên 2.898,05 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 65,38 điểm (-0,27%), xuống 24.180,30 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 18,25 điểm (+0,95%), lên 1.940,42 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Giảm lãi suất cho vay ngoại tệ còn hạn chế

Các gói tín dụng hiện mới tập trung giảm lãi suất đối với các khoản vay vốn bằng tiền đồng, trong khi giảm lãi suất ngoại tệ còn hạn chế…>> Chi tiết

Cổ phiếu chết thanh khoản, lãi tốt cũng… vô nghĩa

Thanh khoản là tiêu chuẩn có số doanh nghiệp bị loại nhiều nhất và bắt buộc phải loại do cổ phiếu thanh khoản quá kém, nếu tính vào bộ chỉ số chung sẽ không phản ánh đúng tính thị trường của sàn niêm yết..>> Chi tiết

Nới tín dụng vào chứng khoán: Cần đúng cách, đúng chỗ

Ngành chứng khoán mong muốn ngành ngân hàng tăng hạn mức tín dụng cho vay kinh doanh chứng khoán, nhưng giải pháp bổ sung dòng tiền này cần kèm theo sự nới lỏng một số quy định của chính ngành chứng khoán về cho vay giao dịch ký quỹ..>> Chi tiết

Khối ngoại bấp bênh, khối nội vẫn lĩnh xướng

Sau 14 tuần liên tiếp bán mạnh, cuối tuần qua, khối ngoại quay lại mua ròng, mở ra một hy vọng khối ngoại xoay chiều. Tuy nhiên, tương lai giao dịch của khối này ra sao, vẫn là câu hỏi ngỏ….> Chi tiết

6 rủi ro thị trường chứng khoán nhà đầu tư không thể phớt lờ

Thị trường chứng khoán đã tăng mạnh từ cuối tháng 3 do tâm lý sợ mất cơ hội của các nhà đầu tư và sự hoài nghi về đà tăng của thị trường có tiếp tục duy trì, theo Goldman Sachs..>> Chi tiết

Tin bài liên quan