Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Trở lại ngoạn mục

(ĐTCK) VN-Index tăng ngoạn mục; Nhà băng nhỏ vẫn mừng với những khoản lợi nhuận… nhỏ; Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chờ cú huých cơ chế; Đầu tư chứng khoán quốc tế: Nở nhưng chưa rộ;  Ông Lê Hải Trà: Chúng tôi rất tiếc về sự cố kỹ thuật; Chứng khoán Mỹ và Châu Á đồng loạt điều chỉnh; Nhà kinh tế trưởng WB từ chức...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. 

VN-Index tăng mạnh ngày "trở lại"

Dòng tiền lớn ào ạt đổ vào HOSE, đặc biệt là tại các bluechips, giúp VN-Index ghi nhận phiên tăng kỷ lục cả về điểm số và thanh khoản trong 3 năm trở lại đây khi kết thúc phiên sáng.

Bước vào phiên chiều, áp lực bán đã gia tăng mạnh tại một số mã lớn khiếnVN-Index hạ bớt độ cao. Dù vậy, vẫn ghi nhận có tới gần 16.000 tỷ đồng được đổ vào thị trường, riêng trên HOSE là hơn 14.200 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu giữ vai trò "đầu kéo" là ngân hàng và dầu khí vẫn giữ được phong độ, nổi bật là sắc tím của GAS, PVD, VCB và BID.

Thanh khoản của ác mã này cũng rất cao, PVD khớp hơn 8,8 triệu đơn vị, BID là 7,98 triệu đơn vị, VCB là 4,78 triệu đơn vị và GAS là 1,15 triệu đơn vị.

VJC tiếp tục có phiên trần lên 199.500 đồng, góp phần không nhỏ vào đà tăng chung của chỉ số.

Không tăng trần, song STB, MBB, VPB, HDB, CTG, SSI, VIC, FPT, DPM... lại gây ấn tượng về thanh khoản. STB khớp 48,55 triệu đơn vị; MBB, MBB, VPB, HDB và CTG khớp từ 10-17 triệu đơn vị. SSI khớp hơn 12 triệu đơn vị, các mã còn lại khớp từ 4-6 triệu đơn vị.

Trong khi VIC giữ được sắc xanh, thì VRE hay một số mã lớn khác như VNM, SAB, ROS, HPG... đã quay đầu giảm khá mạnh.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, áp lực chốt lời khiến sắc đỏ chiếm ưu thế, tuy nhiên một số mã vẫn ghi nhận mức tăng trần như HAG, IDI, KDH, LGL...,

Ngược lại, nhiều mã nằm sàn như HAI, HVG, PXS, TSC, FIT, SKG, CDO...

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 22,84 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 765,47 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 403.479 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 18,34 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 435.871 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 6,93 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/1: VN-Index tăng 17,15 điểm (+1,58%), lên 1.104,57 điểm; HNX-Index tăng 0,36 điểm (+0,39%), lên 126,62 điểm; UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,06%), lên 59,93 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 16.625 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục mở cửa với mức tăng tích cực, các chỉ số leo lên mức đỉnh mới nhờ kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp được công bố và đồng USD xuống thấp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Mỹ.

Tuy nhiên, các chỉ số sau đó đồng loạt đảo chiều khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) rằng, các cơ quan thương mại Mỹ đang điều tra liệu có trường hợp để hành động chống lại các vi phạm về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc hay không.

Phát biểu này khiến giới đầu tư lo lắng về cuộc chiến thương mại giữa 2 nên kinh tế lớn nhất thế giới và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu tại Davos vào thứ Năm và giới đầu tư đang tập trung vào sự kiện này, nhất là chính quyền của ông Trump đang đưa ra kế hoạch đánh thuế cao với máy giặt và pin mặt trời nhập khẩu vào nước này.

Trong khi đó, phần lớn pin mặt trời nhập khẩu vào Mỹ lại xuất đi từ thị trường Trung Quốc.

Theo báo cáo của Thomson Reuters, lợi nhuận trong quý IV/2017 của các doanh nghiệp trong S&P 500 tăng 12,4%. Trong số 88 công ty trong danh mục đã công bố kết quả kinh doanh, 78,4% vượt qua kỳ vọng so với tỷ lệ trung bình 72% trong bốn quý gần nhất.

Trong khi đó, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất 3 năm sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, ông hoan nghênh một đồng USD suy yếu.

Kết thúc phiên 24/1, chỉ số Dow Jones tăng 41,31 điểm (+0,16%), lên 26.252,12 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,59 điểm (-0,06%), xuống 2.837,54 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 45,23 điểm (-0,61%), xuống 7.415,06 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần qua khi các nhà xuất khẩu mất điểm do đồng yên tăng, mặc dù giá dầu tăng mạnh đã giúp các cổ phiếu dầu mỏ và khai khoảng tăng.

Chỉ số Nikkei 255  giảm 1,13% xuống 23.669,49 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 12/1.

Các cổ phiếu sản xuất ô tô giảm mạnh, với Honda Motor Co giảm 1,3%, Subaru Corp giảm 1,5%, các nhà sản xuất thiết bị cũng hạ độ cao với Panasonic Corp giảm 2,2% Advantest Corp giảm 2,5%.

Các cổ phiếu dầu mỏ và khai khoáng tích cực hơn khi giá dầu thô tăng cao nhất kể từ tháng 12 năm 2014 với Inpex Corp tăng 0,2%, Japan Petroleum Exploration Co tăng 2% và Showa Shell Sekiyu tăng 1,3%.

Chứng khoán Trung Quốc suy yếu từ mức cao kỷ lục trong 2 năm qua, với chỉ số chuẩn giảm điểm, chấm dứt phiên tăng thứ 7 liên tiếp, do áp lực chốt lời từ nhóm cổ phiếu bất động sản và chăm sóc sức khỏe sau khi đã tăng mạnh gần đây.

Chốt phiên, Shanghai Composite giảm 0,31% xuống 3.548,30 điểm. Chỉ số CSI300 bluechips giảm 0,57% xuống 4.365,08 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 1,35%, ngành tiêu dùng giảm 0,65%, bất động sản giảm 1,77% và chăm sóc sức khỏe giảm 1,28%

Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là Guizhou Redstar Developing Co Ltd tăng 10,04%, Fujian Dongbai Group tăng 10,01% và Shandong Lubei Chemical Co Ltd tăng 10%.

Trong khi đó, mất điểm lớn nhất thuộc về Nanjing Textiles Import & Export Corp Ltd giảm 9,99%, Bright Real Estate Group Co Ltd  mất 5,5% và Changchun Sinoenergy Corp giảm 5,43%.

Khoảng 24,34 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên sàn, bằng 133,4% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh nhất trong một tháng, sau khi các nhà đầu tư chốt lời sau 7 phiên tăng liên tiếp.

Hang Seng-Index giảm 0,92% xuống 32.654,45 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises index giảm 1,71% xuống 13.388,16 điểm

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,1%, ngành CNTT giảm 2,05%, tài chính giảm 1,58% và bất động sản tăng 0,14%.

Cổ phiếu tăng điểm lớn nhất trong phiên là CK Infrastructure Holdings Ltd tăng 4,55%, trong khi thất bại lớn nhất thuộc về China Mengniu Dairy Co Ltd giảm 3,72%.

Nhóm các cổ phiếu tăng điểm lớn nhất trong nhóm cổ phiếu H là Air China tăng 7,98%, Dongfeng Motor Group Co Ltd tăng 2,97% và xi măng Anhui Conch Co Ltd tăng 2,42%.

Nhóm cổ phiếu H giảm mạnh nhất là CITIC Securities Co Ltd giảm 5,24%, China Citic Bank Corp Ltd giảm 3,9% và GF Securities Co Ltd giảm 3,5%.

Khoảng 3,56 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 163% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Kết thúc phiên 25/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 271,29 điểm (-1,13%), xuống 23.669,49 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 304,24 điểm (-0,92%), xuống 32.654,45 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 11,16 điểm (-0,31%), xuống 3.548,31 điểm.

- Vàng SJC suy giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.745 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 220.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,96 - 37,18 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đồng/lượng chiều mua vào và 40.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.406 đồng/USD, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.675 - 22.745 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nhà băng nhỏ vẫn mừng với những khoản lợi nhuận… nhỏ

Năm 2017, danh sách các nhà băng tham gia vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng đã tăng lên đáng kể và phần còn lại dù chưa lọt vào nhóm này, nhưng cũng có lý do để vui mừng..>> Chi tiết

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chờ cú huých cơ chế

“Điều quan trọng là cơ quan quản lý cần sớm ban hành cơ chế mới có tính đột phá, để tạo cú huých thực sự thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển…”, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) chia sẻ quan điểm với Báo Đầu tư Chứng khoán..>> Chi tiết

Đầu tư chứng khoán quốc tế: Nở nhưng chưa rộ

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc, không ít nhà đầu tư đã mạnh dạn đổ tiền vào thị trường ngoại với mục tiêu kiếm lợi lớn. Tuy nhiên, bên cạnh rủi ro về mặt thị trường, các rủi ro pháp lý cũng là điều mà nhà đầu tư cần lưu tâm với hình thức này..>> Chi tiết

Ông Lê Hải Trà: Chúng tôi rất tiếc về sự cố kỹ thuật

Trao đổi với báo chí, ông Lê Hải Trà, Thành viên Hội đồng quản trị Phụ trách Hội đồng quản trị Sở GDCK TP.HCM (HOSE) cho biết, lấy làm tiếc về sự cố kỹ thuật, buộc Sở phải ngừng giao dịch..>> Chi tiết

Tổ hợp Hóa dầu miền Nam về tay người Thái?

Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) đến từ Thái Lan đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho mua lại toàn bộ phần vốn góp của phía Việt Nam trong Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam..>> Chi tiết

Nhà kinh tế trưởng WB từ chức sau phát ngôn gây tranh cãi

Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) Paul Romer đã nộp đơn xin từ chức sau khi xảy ra tranh cãi xung quanh nhận định của ông rằng tiêu chí chính trị ảnh hưởng đến bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của một số nước, điều khiến Chile bất bình và yêu cầu xin lỗi..>> Chi tiết

Tin bài liên quan