Thị trường tài chính 24h: Tiếp tục thoát hiểm

Thị trường tài chính 24h: Tiếp tục thoát hiểm

(ĐTCK) VN-Index tăng trở lại; LienVietPostBank đang chọn đối tác để sáp nhập; Dư địa hạ lãi suất huy động vẫn còn; Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng 12%; Giá chứng khoán phái sinh sẽ “bám” chỉ số VN30-Index; “Soi” 3 doanh nghiệp lớn sắp được VNPT và EVN thoái vốn; Nguồn gốc “núi nợ” mà Trung Quốc phải đối mặt... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tăng

Mặc dù thị trường đã được cứu vớt và bật mạnh khi tiệm cận mốc 765 điểm nhưng tâm lý nhà đầu tư còn dè dặt cùng giao dịch thiếu tích cực ở nhóm cổ phiếu lớn khiến các chỉ số đều chốt phiên sáng trong sắc đỏ.

Bước sang phiên chiều, lực cầu đã gia tăng và tập trung vào các cổ phiếu lớn giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm.

Cặp đôi lớn SAB và GAS đã tăng mạnh về cuối phiên với cùng mức tăng 2,5%, là lực đỡ chính giúp thị trường bứt mạnh trong phiên chiều.

Bên cạnh đó, các mã lớn khác cũng có được sắc xanh cùng góp phần hỗ trợ thị trường như VIC, MSN, VCB, BVH, PLX, ROS, NVL…

Các cổ phiếu thép cũng giao dịch khởi sắc trong phiên chiều. HPG tăng 2,2%, khớp 7,33 triệu đơn vị, HSG tăng 1,6%, NKG tăng 1,4%, TLH tăng 0,4%, VIS tăng 0,7%.

VNM vẫn giao dịch thiếu tích cực và tiếp tục hãm thị trường. Với mức giảm 0,7%, VNM đóng cửa tại mức giá 147.500 đồng/cổ phiếu.

Ở nhóm cổ phiếu nóng, bộ ba OGC, TSC và HAI tiếp tục chịu áp lực bán tháo và đều đóng cửa trong sắc xanh mắt mèo với lượng dư bán sàn khá lớn.

OGC khớp lệnh 15,19 triệu đơn vị, dư bán sàn 1,3 triệu đơn vị; TSC khớp hơn 6 triệu đơn vị và dư bán sàn 1,55 triệu đơn vị; HAI khớp 5,39 triệu đơn vị và dư bán sàn 8,25 triệu đơn vị.

Ở thái cực khác, HVG và HAR tiếp tục khoác áo tím và còn dư mua trần khá lớn. Ngoài ra, các mã khác như DXG, FLC, ITA, GTN, HHS… cũng hồi phục nhẹ.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 159.770 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 27,49 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 489.111 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 6,47 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại  mua ròng 83.100 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,7 đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/8: VN-Index tăng 2,51 điểm (+0,33%), lên 773,57 điểm; HNX-Index tăng 0,44 điểm (+0,44%), lên 101,74 điểm; UPCoM-Index tăng 0,27 điểm (+0,49%), lên 54,53 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 3.745 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên tăng mạnh đầu tuần do căng thẳng địa chính trị dịu lại, phố Wall ít thay đổi trong phiên giao dịch thứ Tư khi doanh số bán lẻ tháng 7 tích cực.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ của nước này trong tháng Bảy tăng 0,6%, số liệu tốt nhất kể từ tháng 12/2016. 

Chi tiêu tiêu dùng chiếm khoảng 70% GDP của Mỹ nên thống kê này là tín hiệu tốt đối với sức tăng trưởng tổng thể của nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

Tuy nhiên, thị trường bị hãm lại bởi đà lao dốc của cổ phiếu Home Depot khi nhà đầu tư lo lắng về triển vọng thị trường nhà ở trong tương lai.

Kết thúc phiên 15/8, chỉ số Dow Jones tăng 5,28 điểm (+0,02%), lên 21.998,99 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,23 điểm (-0,05%), xuống 2.464,61 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 7,22 điểm (-0,11%), xuống 6.333,01 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản trượt nhẹ, khi đồng yên đang dần giảm so với đồng USD.

Các cổ phiếu của Nhật Bản gần đây đã có những biến động bất ổn, phần lớn do căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, gây ảnh hưởng đến đồng yên tăng giá.

Cổ phiếu của Japan Airlines tăng 1,6% sau khi Nomura Securities khuyến nghị "mua vào” cổ phiếu này từ "giữ" như trước. Do dự báo doanh thu vận chuyển hành khách trong nước và hàng hóa tăng mạnh.

Đối thủ ANA Holdings tăng 0,4%.

Với việc chính phủ Mỹ tái đàm phán NAFTA với Mexico, đã dấy lên những lo ngại từ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang có những nhà máy của mình tại Mexico.

Ông Trump muốn làm giảm thâm hụt thương mại đang gia tăng với Mexico và thắt chặt các quy tắc xuất xứ cho ô tô và linh kiện.

Tập đoàn Motor Mazda giảm 0,3% và Tập đoàn Toyota Motor giảm 1,3%. Nhà sản xuất lốp Bridgestone Corp giảm 0,8%.

Cổ phiếu của nhà phân phối Don Quijote Holdings Co. giảm 3,3% do dự báo lợi nhuận hoạt động trong năm đến tháng 6/2018 là 48 tỷ yên, thấp hơn dự báo 52 tỷ yên.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, do tâm lý nhà đầu tư bị phá hoại bởi lo ngại về sự suy yếu của tăng trưởng kinh tế, nhưng đà giảm được bù đắp bởi sự vững chắc của cổ phiếu công nghệ.

Chỉ số blue-chips CSI300 giảm 0,1%, xuống còn 3.701,42 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite mất 0,1%.

Các khoản vay mới của Trung Quốc trong tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng, củng cố quan điểm rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong nửa cuối năm.

Bo Huang, nhà phân tích của Guotai Junan Securities tại Hồng Kông, cho biết: "Dữ liệu cho thấy sự chậm lại có liên quan đến các chính sách vĩ mô của chính phủ, nhưng điều này không có nghĩa là bi quan".

Có rất ít lo ngại xung quanh các công ty công nghệ, điều này giúp CSI300 tăng 1,3%.

Chỉ số công nghệ cao nặng ChiNext đã tăng 1,5%.

Công ty Khoa học và Công nghệ Wangsu tăng 6,8%.

Công ty phần mềm nhận dạng giọng nói iFlytek Co Ltd đóng cửa tăng 5,8%.

Ngược lại, các công ty vật liệu và chăm sóc sức khoẻ là tác nhân chính kéo lùi chỉ số.

Công ty Khai thác vàng Sơn Đông bị mất 2% và Zijin Mining Group Ltd mất 1,6%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh do thị trường đã lấy lại sức hút cho nhà đầu tư, sau mùa báo cáo kinh doanh quý II tốt hơn dự kiến, dù vẫn có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc.

Chỉ số Hang Seng tăng 0,9%, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0,7% lên 10.817,88 điểm

Huang Bo, một nhà phân tích của Guotai Junan Securities tại Hồng Kông, cho biết: "Nhiều kết quả  kinh doanh của các công ty đã vượt qua mong đợi, và một số ngành nói chung, như nguyên vật liệu, vận chuyển và kim loại màu, đang có bước tiến đáng kể so với năm ngoái.

Từ đó, chúng ta có thể thấy Hồng Kông vẫn đang có thị trường tăng trưởng rõ rệt".

Các nhà đầu tư Hồng Kông không bị ảnh hưởng bởi số liệu cho thấy các khoản cho vay mới của Trung Quốc trong tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng.

Cổ phiếu của Tencent Holdings Ltd tăng 1,4%. Thị trường mong đợi trò chơi di động phổ biến của Công ty này sẽ thúc đẩy doanh thu hàng quý tăng khoảng 50%.

Kết thúc phiên 16/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 24,03 điểm (-0,12%), xuống 19.729,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 234,11 điểm (+0,86%), lên 27.409,07 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 4,81 điểm (-0,15%), xuống 3.246,45 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.760 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 40.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,13 - 36,35 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đông/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.450 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.690 - 22.760 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

“LienVietPostBank đang chọn đối tác để sáp nhập“

Chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng cho biết, LienVietPostBank đang chọn đối tác để sáp nhập, đồng thời cũng giải thích lý do vì sao lại "khóa" room ngoại ở mức 5%..>> Chi tiết

Dư địa hạ lãi suất huy động vẫn còn

Dựa trên những phân tích vĩ mô, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vẫn còn dư địa để hạ lãi suất huy động, vấn đề là hạ đến mức nào để lãi suất vẫn thực dương, hấp dẫn người gửi tiết kiệm, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng..>> Chi tiết

Tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%: Hàng triệu người bị ảnh hưởng

Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vì thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công cao..>> Chi tiết

Giá chứng khoán phái sinh sẽ “bám” chỉ số VN30-Index

Sau 3 phiên giao dịch đầu tiên, thị trường chứng khoán phái sinh đã thu hút hơn 4.000 nhà đầu tư mở tài khoản tại các công ty chứng khoán. Thị trường này đang mở ra cơ hội đầu tư mới..>> Chi tiết

“Soi” 3 doanh nghiệp lớn sắp được VNPT và EVN thoái vốn

Trong nửa cuối tháng 8, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Tập đoàn Điện lực (EVN) sẽ thực hiện các đợt đấu giá thoái vốn tại 3 doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ nghìn tỷ đồng..>> Chi tiết

Vốn Nhật chọn doanh nghiệp Việt trên sàn

Xu hướng rót vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản vào các doanh nghiệp Việt, nhất là các doanh nghiệp niêm yết, đang có dấu hiệu tăng..>> Chi tiết

Nguồn gốc “núi nợ” mà Trung Quốc phải đối mặt

Hệ thống tài chính Trung Quốc đang đối diện với mối đe dọa “original sin” - thuật ngữ được 2 nhà kinh tế học Barry Eichengreen và Ricardo Hausmann tạo nên sau khủng hoảng khu vực năm 1997 - 1998..>> Chi tiết

Hãng xe Trung Quốc có ý định thâu tóm Fiat Chrysler

Một hãng sản xuất ôtô Trung Quốc chưa rõ tên được cho là đang nỗ lực để sở hữu Fiat Chrysler Automobiles (FCA)..>> Chi tiết

Tin bài liên quan