Thị trường tài chính 24h: Tiếp tục bùng nổ

Thị trường tài chính 24h: Tiếp tục bùng nổ

(ĐTCK) VN-Index vượt 970 điểm;  Nhiều ông chủ nhà băng sẽ phải lựa chọn “ghế ngồi”; Cổ phiếu vốn hoá trung bình và nhỏ: Cơ hội tăng là cao; Cẩn trọng với rủi ro chứng khoán điều chỉnh; Chứng khoán khởi sắc, doanh nghiệp địa ốc rục rịch lên sàn; Chứng khoán Mỹ điều chỉnh;  Singapore đã “dám liều” trong kinh doanh....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục đi lên

Trong phiên sáng, với sự hỗ trợ của các mã lớn, nhất là 3 mã VNM, SAB và VIC, VN-Index đã tăng vọt lên ngưỡng 970 điểm. Thanh khoản cũng tăng mạnh khi đà tăng của thị trường đã kích thích dòng tiền tham lam gia nhập ngày càng mạnh.

Trong phiên chiều, sau ít phút thận trọng, VN-Index lại đã nới rộng đà tăng, kéo thêm nhiều mã tăng giá, trong đó có nhiều mã tăng trần.

Tuy nhiên, trong đợt khớp lệnh ATC, lực bán gia tăng nhẹ tại một số mã lơn khiến VN-Index hạ nhiệt và đóng cửa thấp hơn phiên sáng.

Dù sắc xanh lan tỏa, nhưng các mã vốn hóa lớn vẫn là trụ đỡ chính cho thị trường.

Trong top 10 mã vốn hóa lớn nhất, chỉ có 2 mã giảm là GAS mất 0,49%, và ROS mất 6,09%.

VRE chốt ngày vươn lên ở mức tham chiếu với 1,58 triệu đơn vị được khớp, BID cũng mất đà tăng khi đóng cửa ở tham chiếu với hơn 1 triệu đơn vị được khớp.

Trong nhóm này, VNM vẫn tăng mạnh 3,57%, SAB tăng nhẹ 0,7%, VIC tăng 2,01%,VCB tăng 2,28%, CTG tăng 0,83%, PLX tăng 1,53%.

Trong các mã bluechip, chiều nay ghi nhận sự khởi sắc của HSG và PVD khi cùng tăng trần lên 25.650 đồng và 20.200 đồng với tổng khớp lần lượt đạt 8,17 triệu đơn vị và 4,87 triệu đơn vị.

Trong khi các mã cùng ngành với HSG là HPG lại chỉ tăng nhẹ 1,2% với 4,4 triệu đơn vị được khớp.

Trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi FLC, HAR, HAG, HNG, KSA giảm giá, thì sắc xanh lại bao trùm lên nhiều mã còn lại, trong đó có nhiều mã có sắc tím như DLG, OGC, ASM, HVG, VOS, BTP, CTS…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 749.080 đơn vị, nhưng bán ròng về giá trị 16,94 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2,03 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 9,01 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 238.020 đơn vị với tổng giá trị đạt 9,31 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 4/12: VN-Index tăng 9,69 điểm (+1,01%), lên 970,02 điểm; HNX-Index tăng 1,21 điểm (+1,05%), lên 116,7 điểm; UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,25%), xuống 54,32 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 8.033 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên khởi sắc trước đó, phố Wall lình xình trong nửa đầu phiên sáng cuối tuần qua khi giới đầu tư thận trọng chờ đợi kết quả bỏ phiếu về kế hoạch thuế của Thượng viện Mỹ.

Tuy nhiên, sau đó, phố Wall đã lao mạnh sau thông tin về cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn chuẩn bị làm chứng rằng, trước khi nhậm chức Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo ông liên lạc với Nga.

Dù vậy, với việc Thương viện Mỹ đã thông qua kế hoạch cải cách thuế lớn nhất 35 năm qua của chính quyền Tổng thống Trump, cùng đã tăng tốt của nhóm cổ phiếu năng lượng, nên đà giảm của 3 chỉ số chính của phố Wall đã được hãm lại sau đó và đóng cửa với mức giảm nhẹ.

Dù điều chỉnh nhẹ phiên cuối tuần, nhưng với các phiên tăng mạnh trước đó, Dow Jones và S&P 500 có tuần tăng thứ 2 liên tiếp với mức tăng lần lượt là 2,86% và 1,74%, cao hơn nhiều so với tuần trước đó, trong khi Nasdaq đảo chiều giảm nhẹ 0,60% sau 2 tuần tăng liên tiếp trước đó.

Kết thúc phiên 1/12, chỉ số Dow Jones giảm 40,76 điểm (-0,17%), xuống 24.231,59 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,36 điểm (-0,20%), xuống 2.647,58 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 26,39 điểm (-0,38%), xuống 6.847,59 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm với đà đi xuống của các cổ phiếu vốn hóa lớn như Fanuc và SoftBank, và ngành công nghệ mất điểm, trong khi đó, đóng vai trò đà làm má phanh, hãm đà giảm là các cổ phiếu bán lẻ tiêu dùng.

Chỉ số Nikkei giảm 0,5% xuống 22.707,16 điểm. Topix giảm 0,5% xuống 1.786,87 điểm, với thanh khoản chỉ đạt 2.410 tỷ yên (21,36 tỷ USD), mức thấp nhất trong hơn một tuần.

Trong phiên, nhà sản xuất robot công nghiệp Fanuc Corp giảm 2% và SoftBank Group Corp giảm 1,1%.

Cổ phiếu công nghệ cũng bị bán mạnh với Advantest Corp giảm 1,4% và Panasonic Corp giảm 1,2%.

Các nhà bán lẻ hàng thời trang đã thu hút người mua với Isetan Mitsukoshi Holdings tăng 1,3%, J. Front Retailing và Takashimaya Co đều cộng thêm 1,7%, sau khi doanh số bán hàng tăng cao trong tháng 11 nhờ nhu cầu du lịch trong nước tăng trưởng và doanh số bán quần áo mùa đông cao hơn dự kiến.

Chỉ số CSI 300 blue-chip của Trung Quốc tăng điểm, trái ngược với chỉ số chính Shanghai Composite, do được hỗ bởi sự đi lên của các công ty tiêu dùng.

Đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,22% xuống 3.310,37 điểm. Chỉ số CSI300 tăng 0,53% lên 4.018,86 điểm.

Trong phiên, chỉ số phụ của khu vực tài chính tăng 0,43%, ngành tiêu dùng tăng 2,75%, bất động sản giảm 0,12% và chăm sóc sức khỏe tăng 0,82%.

Nhóm cổ phiếu lớn nhất tăng điểm là Hebei Jinniu Chemical Industry Co Ltd tăng 10,01%, Gansu Ronghua Industry Group Co Ltd tăng 9,95%, và Sichuan Swellfun Co Ltd tăng 8,56%.

Nhóm cổ phiếu thua cuộc trong phiên là SJEC Corp giảm 10,01%, Tederic Machinery Co Ltd mất 10,01% và Lawton Development Co Ltd giảm 9,98%.

Khoảng 14,81 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên sàn, bằng khoảng 84,9% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ nhờ sự dẫn dắ của Tencent.

Hang Seng-Index tăng 0,22% lên 29.138,28 điểm. Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0,6% lên 11.518,07 điểm.

Trong phiên, chỉ số phụ của ngành năng lượng tăng 1,2%, ngành công nghệ thông tin tăng 0,83%, tài chính tăng 0,21% và lĩnh vực bất động sản giảm 0,52%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là WH Group Ltd tăng 3,58%, Tencent tăng 0,88%, trong khi Hang Lung Properties giảm 2,35%.

Cho đến nay, chỉ số Hang Seng tăng 32,15%, trong khi chỉ số H-index của Trung Quốc tăng 21,9%. Hang Seng đã giảm 0,35% trong tháng này.

3 Cổ phiếu tăng giá nhiều nhất trong nhóm cổ phiếu H là New China Life Insurance Co Ltd tăng 4,02%, China Pacific Insurance Group Co Ltd tăng 3,38% và Air China Ltd tăng 3,22%.

3 Cổ phiếu mất điểm lớn nhất Sinopharm Group Co giảm 1,44%, CGN Power Co Ltd giảm 0,9% và China Railway Construction Corp Ltd giảm 0,9%.

Kết thúc phiên 4/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giàm 111,87 điểm (-0,49%), xuống 22.707,16 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 64,04 điểm (+0,22%), lên 29.138,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,00 điểm (-0,24%), xuống 3.309,62 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,34 - 36,56 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.429 đồng/USD, giảm 9 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nhiều ông chủ nhà băng sẽ phải lựa chọn “ghế ngồi”

Quy định mới về việc sếp ngân hàng sẽ không được đồng thời là sếp doanh nghiệp khiến không ít ông chủ nhà băng “đau đầu”..>> Chi tiết

Cổ phiếu vốn hoá trung bình và nhỏ: Cơ hội tăng là cao

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến trái chiều, chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, vượt qua mốc 960 điểm, với động lực tăng vẫn đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Dù vậy, theo VNDirect, cơ hội tăng của nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ vẫn được đánh giá cao..>> Chi tiết

Cẩn trọng với rủi ro chứng khoán điều chỉnh

“Do thị trường chứng khoán đã tăng liên tục từ đầu năm 2017 đến nay mà chưa trải qua một nhịp điều chỉnh đáng kể nào, nên thị trường có thể sẽ trải qua ít nhất một nhịp điều chỉnh trong thời gian tới, khi những thông tin tốt về kết quả kinh doanh quý IV/2017 được hấp thụ hết...”>> Chi tiết

Chứng khoán khởi sắc, doanh nghiệp địa ốc rục rịch lên sàn

Tính đến hết tháng 11/2017, TTCK Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về điểm số và thanh khoản, thúc đẩy nhiều doanh nghiệp bất động sản đưa cổ phiếu lên sàn..>> Chi tiết

Giảm vai trò đầu tư trực tiếp của nhà nước, vốn nhà nước chỉ là “vốn mồi”

Dự thảo Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và một số định hướng đến năm 2025 đã chính thức được trình Chính phủ.

Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo là sẽ mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước..>> Chi tiết

Singapore đã “dám liều” trong kinh doanh

Nếu thị trường Singapore thiếu điều gì đó, thì nó chính là tinh thần sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm..>> Chi tiết

Tin bài liên quan