Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Thua lỗ vì chọn sai chiến lược

(ĐTCK) Vn-Index phục hồi mạnh; Ngân hàng liên tục 'rao bán' cao ốc, ai mua?; Gợi mở chiến lược đầu tư 2 tháng cuối năm; Dấu ấn mùa kinh doanh quý III (kỳ 1); Lãi lớn, công ty chứng khoán vẫn còn “của để dành”; Chứng khoán Châu Á tăng kỷ lục; Vụ sụp đổ lớn nhất lịch sử chứng khoán vẫn chưa dừng lại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Vn-Index phục hồi

Dù tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng nhưng với sự trở lại của các mã lớn đã giúp thị trường nhanh chóng hồi phục ngay khi mở cửa phiên.

Đặc biệt, cú nhảy vọt của ROS cùng một số mã lớn khác về cuối phiên sáng đã khiến thị trường “bừng tỉnh” giúp VN-Index bay cao và tạm chốt phiên tại mức cao nhất.

Sang phiên chiều, áp lực bán bất ngờ gia tăng khiến VN-Index lùi về dưới mốc 840 điểm . Tuy nhiên, ngoài ROS thì VNM với tin SCIC thoái vốn ở mức giá cao đã "tham chiến", khuấy động chỉ số sàn HOSE.

VN-Index tiếp tục thiết lập mức đỉnh mới trong 10 năm qua khi đóng cửa.

Trong đó, ROS tăng trần lên 214.000 đồng/CP khớp 1,47 triệu đơn vị.

Ngay sau thông tin SCIC công bố giá khởi điểm chào bán cổ phần Vinamilk lần 2 là 150.000 đồng/CP, cổ phiếu VNM hồi phục tăng 2,6% khớp lệnh đạt 1,5 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, một số mã vốn hóa lớn cũng hỗ trợ tích cực như GAS tăng 2,1%, MSN và VJC cùng tăng 0,8%, SAB tăng 0,5%, VIC tăng 0,2%, BVH tăng 1,2%...

Dòng bank vẫn duy trì sắc xanh ổn định, trong đó BID tăng 2,2% với khối lượng khớp 2,54 triệu đơn vị; VCB tăng 0,5% và khớp 2,15 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, hàng loạt mã lùi về mức giá sàn như HQC, OGC, HAI, AMD, QCG, HVG, HAR…

Trong đó, HQC dẫn đầu thanh khoản thị trường với 12,78 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Ngoài ra, nhiều mã khác như KBC, DXG, ITA, HHS, TSC… cũng đóng cửa trong sắc đỏ.

Thị trường chứng khoán phái sinh phiên 1/11 có 15.749 hợp đồng được giao dịch, giá trị 1.312,3 tỷ đồng, giảm 20,47% về khối lượng và 20,54% về giá trị so với phiên 31/10.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 4,57 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 233,67 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 298.144 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 10,44 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 470.547 đơn vị, tổng giá trị tương ứng 14,23 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 1/11: VN-Index tăng 5,43 điểm (+0,65%), lên 842,71 điểm; HNX-Index giảm 0,18 điểm (-0,17%), xuống 104,98 điểm;UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,39%), xuống 52,3 điểm . Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.814 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Cổ phiếu Mondelez vọt 5,4% sau khi hãng sản xuất bánh Oreo công bố lợi nhuận và doanh thu vượt qua kỳ vọng.

Cổ phiếu Kellogg cũng tăng mạnh 6,2% sau khi doanh số bán hàng của Công ty này lần đầu tiên tăng trong hơn 2 năm.

Việc đi lên của 2 cổ phiếu trên đã hỗ trợ cho lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu. Cụ thể, lĩnh vực này tiến 0,8% và dẫn đầu đà tăng trong số các lĩnh vực chính thuộc S&P 500.

Cổ phiếu Apple tăng 1,4% lên mức cao kỷ lục, đồng thời tác động tích cực nhất đến cả 3 chỉ số chính, sau những đánh giá tích cực về iPhone X.

Lĩnh vực công nghệ cộng 0,4% sau một loạt báo cáo lợi nhuận lạc quan trong tuần trước.

Tuy nhiên, không phải tất cả các báo cáo lợi nhuận đều thu được phản ứng tích cực. Cụ thể, cổ phiếu Pfizer lùi 0,3% sau báo cáo kết quả hàng quý.

Cổ phiếu Qualcomm lao dốc 6.,% và tác động tiêu cực nhất đến S&P 500 và Nasdaq Composite sau khi có thông tin rằng hãng Apple sẽ không sử dụng con chip của Công ty này từ năm sau.

Kết thúc phiên 31/10, chỉ số Dow Jones tăng 28,50 điểm (+0,12%), lên 23.377,24 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,43 điểm (+0,09%), lên 2.575,26 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 28,71 điểm (+0,43%), lên 6.727,67 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản lại tăng mức cao kỷ lục 21 năm, được cổ vũ bởi lợi nhuận bùng nổ của các nhà xuất khẩu như Sony và Nitto Denko.

Chỉ số Nikkei đóng cửa tăng 1,86% lên 22.420,08 điểm, và có lúc đã lên đến 22.455,92 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 7/1996.

Sony Corp đã tăng 12,3% lên mức cao nhất trong 9 năm sau khi dự báo lợi nhuận năm cao nhất từ trước đến nay.

Sony đã nâng mức dự báo lợi nhuận hoạt động cả năm lên 26% ở mức 630 tỷ yên (5,5 tỷ USD), chủ yếu đến từ mảng cảm biến Camera và các loại TV cao cấp.

Công ty sản xuất băng keo công nghiệp Nitto Denko tăng 6,3% sau khi tăng mức lợi nhuận ròng hàng năm lên mức 98 tỷ yên (861 triệu USD) từ mức 70 tỷ yên trước đó.

Tokyo Electron tăng vọt 13,9%, chạm mức cao kỷ lục, sau khi tăng dự báo lợi nhuận ròng trong năm lên 198 tỉ yên (1,7 tỷ USD) từ mức 163 tỷ yên.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, trong bối cảnh các cổ phiếu tài nguyên đi lên đã bù đắp cho tổn thất ở mảng ngân hàng.

Chỉ số CSI300 của blue-chip giảm 0,2%, xuống còn 3.996,62 điểm trong khi chỉ số Shanghai Composite đóng cửa tăng 0,1% lên 3.395,91 điểm.

Một cuộc khảo sát cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng với tốc độ thấp nhất trong 4 tháng vào tháng 10.

Sự suy giảm bất ngờ này, đã tăng quan ngại về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang bị mất đà.

Trong phiên, hoạt động của ngành khá đa dạng.

Ngành cơ sở hạ tầng tăng 0,8%, dẫn đầu bởi Cơ quan Xây dựng Nhà nước Trung Quốc.

Các mã tài nguyên cũng được củng cố nhờ sức mạnh của thị trường hàng hóa, với mức tăng trưởng năng lượng tăng 0,7%.

Nhưng khu vực ngân hàng giảm 0,6%, trong khi nhóm cổ phiếu tiêu dùng cũng suy yếu sau những phiên tăng điểm gần đây.

Chứng khoán Hồng Kông bắt đầu tháng 11 với mức tăng mạnh nhất trong gần một tháng, khi các thị trường châu Á đạt mức cao kỷ lục nhờ tăng trưởng kinh tế vững chắc trên toàn cầu.

Trong khi đó, các nhà đầu tư tỏ ra không thấy quá quan trọng đối với khảo sát cho thấy sản lượng sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong tháng 10.

Chỉ số Hang Seng tăng 1,2%, lên 28.594,06 điểm, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 1,1%, lên 11.636,49 điểm.

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng đến mức cao gần 17 năm vào tháng 10, với các hộ gia đình lạc quan về thị trường lao động và các điều kiện kinh doanh.

Hầu hết các ngành đều tăng, với cổ phiếu ngành CNTT và viễn thông trong số những cổ phiếu tăng điểm nhiều nhất.

Chỉ số theo dõi cổ phiếu IT tăng vọt gần 3%.

Ngành tài chính cũng vững vàng, tăng 1,2%

Kết thúc phiên 1/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 408,47 điểm (+1,86%), lên 22.420,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 348,52 điểm (+1,23%), lên 28.594,06 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,57 điểm (+0,08%), lên 3.395,91 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC tăng mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng naygiảm 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,42 - 36,64 triệu đồng/lượng, tăng 70.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.468 đồng/USD, giảm 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng liên tục 'rao bán' cao ốc, ai mua?

Kể từ ngày 15/8/2017, thời điểm Nghị quyết 42/2017/QH14 chính thức có hiệu lực, các tổ chức tín dụng liên tục thông báo đấu giá, hoặc thu giữ tài sản thế chấp của khách hàng dính nợ xấu, trong đó chủ yếu là các dự án bất động sản..>> Chi tiết

Gợi mở chiến lược đầu tư 2 tháng cuối năm

Với sự nâng đỡ của nhóm cổ phiếu blue-chips, VN-Index liên tiếp lập đỉnh trong tháng 10. Tuy  nhiên, niềm vui không dành cho tất cả thị trường, không ít nhà đầu tư thua lỗ vì chọn sai chiến lược..>> Chi tiết

Dấu ấn mùa kinh doanh quý III (kỳ 1): Điểm sáng hoàn thành kế hoạch 2017

Mùa công bố kết quả kinh doanh quý III/2017 và 9 tháng đầu năm chưa kết thúc, nhưng thống kê các doanh nghiệp đã có báo cáo tài chính quý III cho thấy, bức tranh lợi nhuận xét theo nhóm ngành có hai gam màu nổi bật là sáng và tối..>> Chi tiết

Lãi lớn, công ty chứng khoán vẫn còn “của để dành”

9 tháng đầu năm nay, có 5 CTCK công bố lợi nhuận trên 300 tỷ đồng. Có gì đáng chú ý sau những con số lợi nhuận đã công bố?..>> Chi tiết

Doing Business 2018: Việt Nam và Indonesia là hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua

Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 vừa công bố với chủ đề "Cải cách để tạo việc làm" cho biết, Đông Á-Thái Bình Dương là nơi có 2 trong số 10 nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới là Singapore và Đặc khu Kinh tế Hồng Kông của Trung Quốc, và cũng có 2 trong số 10 nước có nhiều sự cải thiện nhất là Brunei (năm thứ hai liên tiếp) và Thái Lan..>> Chi tiết

Vụ sụp đổ lớn nhất lịch sử chứng khoán vẫn chưa dừng lại

PetroChina, công ty đầu tiên trên toàn cầu đạt giá trị vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD đã chứng kiến cổ phiếu của mình rớt giá kể từ năm 2007 và cho tới nay, đà giảm này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại..>> Chi tiết

Tin bài liên quan