Thị trường tài chính 24h: Thận trọng trước sự kiện lớn

Thị trường tài chính 24h: Thận trọng trước sự kiện lớn

(ĐTCK) VN-Index quay đầu giảm; Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm mạnh trong năm 2018; Chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển thị trường phái sinh; Doanh nghiệp niêm yết vào cuộc thực thi kế hoạch 2019; Chứng khoán châu Á thận trọng trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung; Chủ tịch Ngân hàng Thế giới bất ngờ từ chức...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm trở lại

Trong phiên sáng, tâm lý thận trọng cao độ sớm xuất hiện, dòng tiền vào thị trường hết sức dè dặt, trong khi áp lực bán luôn trực chờ khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ.

Trong phiên chiều, khi hoạt động giao dịch trở nên tích cực hơn, thanh khoản theo đó cũng tăng. Dẫu vậy, việc mua vào không thực sự rõ rệt, chủ yếu tập trung vào một số cổ phiếu nên không tạo động lực tăng mạnh.

So với phiên sáng, nhiều mã vốn hóa lớn đã hồi phục để hạn chế đà giảm của VN-Index. GAS tăng 2,3% lên 88.300 đồng, MSN +1% lên 79.000 đồng, VCB +0,7% lên 55.000 đồng. Các mã VIC, VHM, SAB, TCB cũng đã về được tham chiếu.

Trong khi đó, sắc đỏ vẫn phủ sẫm rổ VN30, các mã tạo gánh nặng nhất lên VN-Index có thể kể tới như NVL, VNM, HPG, PXL, CII, VJC, MWG..., trong đó NVL giảm sàn 57.700 đồng (-6,9%), CII -3,7% về 24.500 đồng, HPG -1,7% về 28.800 đồng, VNM -0,8% về 130.000 đồng...

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế. Tuy nhiên, khá nhiều mã đi ngược thị trường, thậm chí tăng trần như ASM, IDI, HVG, VOS, FIT, ATG...

FLC dẫn đầu thanh khoản trên HOSE với 6,67 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 4,1% lên 5.340 đồng.

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 5,73 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 128,07 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 449.400 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 5,89 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 138.724 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,05 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/1 VN-Index giảm 2,2 điểm (-0,25%), xuống 887,44 điểm; HNX-Index giảm 0,66 điểm (-0,65%), xuống 101,27 điểm; UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (+0,24%), lên 52,55 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tiếp tục có phiên tăng thứ 2 liên tiếp trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi nhà đầu tư kỳ vọng vào cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung và sự hỗ trợ của Amazon và Netflix.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết, Trung Quốc có niềm tin sẽ hợp tác với Mỹ để giải quyết các xung đột thương mại.

Còn Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wilbur Ross cho biết, ông thấy cơ hội rất tốt để cả 2 nước sẽ có được một thỏa thuận hợp lý khi hai nước bắt đầu cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên của họ kể từ thỏa thuận tạm đình chiến 90 ngày đã được thống nhất vào tháng 12/2018.

Trong phiên đầu tuần, cổ phiếu Amazon tăng 3,44% giúp nhóm cổ phiếu tiêu dùng tăng 2,36% - mức tăng lớn nhất trong các nhóm ngành.

Phiên tăng mạnh này cũng giúp vốn hóa của Amazon vượt qua vốn hóa của Microsoft, đạt 797 tỷ USD (vốn hóa của Microsoft đạt 784 tỷ USD). Trong khi đó, cổ phiếu Netflix tăng 5,97%.

Kết thúc phiên 7/1, chỉ số Dow Jones tăng 98,19 điểm (+0,42%), lên 23.531,35 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 17,75 điểm (+0,70%), lên 2.549,69 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 84,61 điểm (+1,26%), lên 6.823,47 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng, nhờ có thêm dấu hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận thương mại mới.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,82% lên 20.204,04 điểm. Topix tăng 0,39% lên 1.518,43 điểm, mặc dù 12 trong số 33 phân ngành mất điểm.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết, đã thấy cơ hội rất tốt để được một thỏa thuận thương mại hợp lý, khi hai nước bắt đầu cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày vào tháng 12 năm ngoái.

Hikaru Sato, nhà phân tích kỹ thuật của Daiwa Securities cho biết, vẫn có những rủi ro toàn cầu như tranh chấp thương mại và các vấn đề liên quan đến Brexit. Tuy nhiên, vì một số cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá bán và vẫn còn rẻ, nên các nhà đầu tư đang mua chúng trên thị trường.

Các cổ phiếu chu kỳ như vận tải, máy móc và nhà sản xuất ô tô được mua mạnh với Mitsui OSK Lines tăng hơn 2,3%, Kawasaki Kisen tăng 2,6%, Fanuc Corp tăng hơn 3,4% và Honda Motor Co tăng hơn 3,2%.

Đáng chú ý, Olympus Corp đã tăng 8,4% sau khi Morgan Stanley nâng mức xếp hạng cổ phiếu với lý do kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng, trong khi UBS Securities UBS cũng tăng xếp hạng của Olympus Corp  từ  “trung lập” lên “mua”.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, trong bối cảnh cảnh nhà đầu tư thận trọng khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách đạt được thỏa thuận thương mại tại Bắc Kinh trong cuộc gặp sắp tới.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,3% xuống 2.526,46 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,2% xuống 3.047,70 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,45%, chỉ số y tế tăng 0,37%.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross đã thông báo vào hôm thứ Hai rằng Bắc Kinh và Washington có thể đạt được thỏa thuận thương mại. Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh cũng đưa ra tuyên bố hợp tác với Mỹ để giải quyết các xung đột thương mại.

Nhưng nhiều nhà phân tích nghi ngờ hai bên có thể đạt được thỏa thuận toàn diện về tất cả các vấn đề gây chia rẽ trước thời hạn tháng Ba.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Jinzhou Port Co Ltd, tăng 10,07%, Pengqi Technology Development Co Ltd, tăng 10,06% và Zhejiang Tiantai Xianghe Industrial Co Ltd, tăng 10,03%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Wuxi New Hongtai Electrical Technology Co Ltd,, giảm 9,98%, và BTG Hotels Group Co Ltd, giảm 7,18%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư chờ đợi kết quả của cuộc đàm phán được tổ chức tại Bắc Kinh giữa các quan chức của Mỹ và Trung Quốc để giảm bớt căng thẳng thương mại.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,2% lên 25.875,45 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,1% lên 10.133,74 điểm.

Kết thúc phiên 8/1: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 477,01 điểm (+2,44%), lên 20.038,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 18,22 điểm (+0,72%), lên 2.533,09 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 209,67 điểm (+0,82%), lên 25.835,70 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm gần 100.000 đông/lượng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.255 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 40.000 đồng/lượng so với cuối ngàyhôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,54 - 36,74 triệu đồng/lượng, giảm thêm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.827 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.165 - 23.255 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm mạnh trong năm 2018

Năm 2018, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giảm mạnh cùng lượng lớn tiếp tục được xử lý; mặt bằng lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại tệ được duy trì ổn định, thông suốt..>> Chi tiết

Chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển thị trường phái sinh

Việc chỉ số VN-Index trong năm 2018 giảm 9,3% so với năm trước đã “tạo đất” cho TTCK phái sinh gặt hái thêm những kết quả tích cực..>> Chi tiết

Doanh nghiệp niêm yết vào cuộc thực thi kế hoạch 2019

Với các doanh nghiệp niêm yết, chu kỳ mới năm 2019 đã bắt đầu với những thử thác và cơ hội đan xen. Một số doanh nghiệp ước thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2018 ở mức cao, nhưng vẫn thận trọng khi lên kế hoạch kinh doanh năm 2019..>> Chi tiết

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới bất ngờ từ chức

Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim ngày 7/1 đã bất ngờ từ chức sớm hơn 3 năm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2022..>> Chi tiết

Tin bài liên quan