Thị trường tài chính 24h: Tăng trong nghi ngờ

Thị trường tài chính 24h: Tăng trong nghi ngờ

(ĐTCK) VN-Index lên trên 900 điểm; Dấu ấn trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng 2018; Thị trường Sale off, lựa chọn cổ phiếu nào?; Chứng khoán tăng trong nghi ngờ; Bẫy giá trị trong đầu tư cổ phiếu; Chứng khoán châu Á hồi nhẹ; Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030: Hai gã khổng lồ châu Á đè bẹp Mỹ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục nhích nhẹ

Trong phiên sáng, VN-Index được kéo lên mốc 900 điểm. Dù có chút rung lắc trong nhưng sự hỗ trợ khá tích cực của VNM, cùng một số bluechip như VHM, GAS, MSN… đã giúp ngưỡng tâm lý này được bảo toàn.

Bước sang phiên chiều, dù tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng và giao dịch dè dặt nhưng cầu giá thấp được tiết chế cùng áp lực bán không quá lớn khiến thị trường duy trì đà tăng.

Tuy nhiên, sự đuối sức của ngân hàng đã khiến VN-Index chưa thể chinh phục được ngưỡng kháng cự này.

Tâm điểm dẫn dắt thị trường vẫn là cặp đôi VNM và VHM. Trong đó, VNM tăng 1,7% lên 134.000, VHM tăng 2,7% lên 76.600 đồng

Nhóm ngân hàng kém khởi sắc hơn so với những phiên trước. Trong đó VCB tăng 0,36% lên 55.200 đồng, HDB tăng 0,7% lên 29.200 đồng, CTG, MBB, VPB quay đầu giảm, BID giảm 1,8% xuống 31.900 đồng.

Trái lại, GAS rung lắc và đã quay đầu điều chỉnh sau 4 phiên tăng, với mức giảm 0,3% xuống 91.000 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cặp đôi FLC và HAG giao dịch khá tốt. FLC tăng 2,3% lên 5.320 đồng; HAG tăng 4,5% lên 5.080 đồng. Ngoài ra, các mã KBC, ITA, DIG, SCR… cũng đều trên mốc tham chiếu.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 4,2 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 169,64 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 173.484 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 3,63 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 519.911 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 2,49 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/1: VN-Index tăng 4,41 điểm (+0,49%), lên 902,71 điểm; HNX-Index tăng 0,09 điểm (+0,09%), lên 101,87 điểm; UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (+0,3%), lên 53,18 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Sau chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp, phố Wall gặp khó khăn khi mở cửa phiên giao dịch thứ Năm. Cả 3 chỉ số chính của phố Wall đều mở cửa trong sắc đỏ và lình xình dưới tham chiếu gần như suốt phiên.

Việc phố Wall điều chỉnh do triển vọng giải quyết cuộc chiến thương mại nhạt dần sau khi Trung Quốc đưa ra ít thông tin về các vấn đề chính như chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, hàn rào thuế quan và tấn công mạng.

Tuy nhiên, về cuối phiên, phố Wall đã đồng loạt quay đầu tăng điểm để duy trì chuỗi tăng giá lên phiên thứ 5 liên tiếp khi ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, các nhà hoạch định chính sách sẽ kiên nhẫn về việc tăng lãi suất.

Dù vậy, đà tăng sau đó bị hãm lại khi ông Powell cho biết, Fed sẽ thu hẹp dần khoản nắm giữ trái phiếu và ông lo ngại về vấn đề nợ công của Mỹ.

Kết thúc phiên 10/1, chỉ số Dow Jones tăng 122,80 điểm (+0,51%), lên 24.001,92 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,68 điểm (+0,45%), lên 2.596,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 28,99 điểm (+0,42%), lên 6.986,07 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm nhờ sức ảnh hưởng tích cực từ đà đi lên của phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng gần 1% lên 20.359,70 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 4,1%, mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn hai tháng qua. Topix tăng 0,5% lên 1.529,73 điểm.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất hôm nay là Olympus Corp, tăng 9,9% lên mức cao gần 3 tháng sau khi nhà sản xuất thiết bị y tế và máy ảnh cho biết, họ sẽ đề xuất cho quỹ U.S. hedge fund ValueAct Capital, cổ đông lớn nhất ngồi vào hội đồng quản trị.

Phiên hôm nay, cổ phiếu của các công ty công nghệ, máy móc và ô tô đã hồi trở lại với Awesomeest tăng 3,7%, Komatsu 2,3% và Honda Motor Co 2,4%.

Ông lớn Fast Retailing tăng 6,2% và đóng góp 120 điểm tích cực cho Nikkei 255, mặc dù báo cáo lợi nhuận hoạt động giảm 8% trong quý IV, nhưng việc vẫn giữ dự báo lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2019 không đổi ở mức 270 tỷ yên đã khiến cổ phiếu này bay cao.

Yaskawa Electric tăng 1,9%, bất chấp thông báo cắt giảm dự báo lợi nhuận hoạt động xuống còn 53 tỷ yên từ 59 tỷ yên cho năm kết thúc vào tháng Hai.

Masayasu Noguchi, nhà phân tích tại Nomura Securities cho biết, tuy nhiên tích cực khi công ty cho biết đơn đặt hàng động cơ servo đã được phục hồi kể từ tháng 9 năm ngoái.

Ngược lại, lĩnh vực bán lẻ lại suy yếu, mất 1,2% sau khi các cửa hàng tiện lợi báo cáo kết quả thu nhập đáng thất vọng.

Theo đó, FamilyMart UNY Holdings giảm 2,5% sau khi doanh số bán hàng trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 11/2018 giảm 1,7%.

Tương tự, 7&i Holdings giảm 1,9% sau khi phân khúc cửa hàng tiện lợi nội địa trong giai đoạn này giảm 1,1%. Lawson Inc, có lợi nhuận hoạt động giảm 11,9%, mất 2,4% trong phiên hôm nay.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ trong bối cảnh tin tức Phó thủ tướng Trung Quốc có thể đến Washington trong tháng này đã thúc đẩy sự lạc quan về việc hạ nhiệt cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,74% lên 2.553,83 điểm. Chỉ  số CSI300 bluechip tăng 0,72% lên 3.094,78 điểm.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã cho biết, Phó thủ tướng Trung Quốc Liu He sẽ có khả năng đến Washington vào tháng 1 để đàm phán thương mại.

Tuy nhiên, đà tăng của thị trường bị hãm lại khá nhiều sau thông tin Trung Quốc có kế hoạch đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế thấp hơn 6-6,5% trong năm 2019 so với mục tiêu của năm ngoái là khoảng 6,5%.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Wintime Energy Co Ltd, tăng 10,13%; Henan Zhongfu Industrial Co Ltd, tăng 10,1% và Ningxia Jiaze Renewables Corp Ltd, tăng 10,08%

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Shanghai Guangdian Electric Group Co Ltd, giảm 10,09%; Zhongchang Big Data Corp Ltd mất 10,01% và Jinzhou Port Co Ltd, giảm 9,16%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng tăng nhẹ khi có dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ và Chủ tịch Fed cho biết sẽ kiên nhẫn về việc tăng lãi suất.

Đóng cửa, Hang Seng tăng 0,55% lên 26.667,27 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,58% lên 10.454,95 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,7%, ngành CNTT tăng 0,9%, tài chính tăng 0,55% và bất động sản tăng 1,27%.

Chủ tịch Fed cho biết sẽ kiên nhẫn trong việc phê duyệt bất kỳ sự gia tăng lãi suất nào khi đánh giá liệu nền kinh tế Mỹ có chậm lại trong năm nay hay không, qua đó, giúp làm dịu những lo ngại rằng những đợt tăng lãi suất mới sẽ làm tổn thương tăng trưởng toàn cầu, vốn đang gặp khó khăn.

Cổ phiếu có mức tăng cao nhất là AAC Technologies Holdings Inc, tăng 5,11%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Sino Biopharmologists Ltd, giảm 3,88%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có Air China Ltd tăng 8,46%; China Shenhua Energy Co Ltd, tăng 3,23% và Postal Savings Bank of China Co Ltd, tăng 3,14%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm  Anhui Conch Xi măng Co Ltd, giảm 2,46%, Dongfeng Motor Group Co Ltd, giảm 1,4%, và ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd, giảm 1,3%.

Kết thúc phiên 11/1: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 195,90 điểm (+0,97%), lên 20.359,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 18,73 điểm (+0,74%), lên 2.553,83 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 145,84 điểm (+0,55%), lên 26.667,27 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.245 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 20.000 đồng/lượng với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,55 - 36,75 triệu đồng/lượng, giảm thêm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.835 đồng/USD,  tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.155 - 23.245 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Dấu ấn trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng 2018

Bên cạnh sự tăng trưởng cao nguồn thu từ lãi, hoạt động dịch vụ cũng đóng góp tỷ trọng không nhỏ trong tổng lợi nhuận của các ngân hàng năm 2018, với điểm nhấn là bancassurance..>> Chi tiết

Thị trường Sale off, lựa chọn cổ phiếu nào?

Không doanh nghiệp nào muốn “Sale off” cổ phiếu của mình, nhất là khi doanh nghiệp giữ vững hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đã giảm 30 - 50% so với 1 năm trước lại là một sự thật..>> Chi tiết

Chứng khoán tăng trong nghi ngờ

Sự “góp sức” của các cổ phiếu bluechip, đặc biệt trong nhóm VN30 đã phần nào ngăn đà giảm của thị trường, thậm chí kéo thị trường đi lên trong nghi ngờ..>> Chi tiết

Bẫy giá trị trong đầu tư cổ phiếu

Thị trường đang có khoảng 28% số cổ phiếu có P/E thấp hơn 5 và 61% số cổ phiếu có chỉ số P/B dưới 1 lần. Các cổ phiếu này có thể là những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong tương lai, nhưng cũng có thể là những cái bẫy chết người..>> Chi tiết

Hé lộ khoản thưởng Tết Kỷ Hợi của một số doanh nghiệp niêm yết

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán có thể đạt xấp xỉ 20% so với năm ngoái, nhưng lại có sự phân hóa rõ rệt về hiệu quả kinh doanh, nên việc mức thưởng có chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp là dễ hiểu..>> Chi tiết

Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030: Hai gã khổng lồ châu Á đè bẹp Mỹ

Theo bảng dự báo 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030 của ngân hàng Standard Chartered, GDP của Trung Quốc gấp đôi Mỹ, vươn lên dẫn đầu và đứng vị trí thứ hai là Ấn Độ..>> Chi tiết

Tin bài liên quan