Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Sức ép lớn

(ĐTCK) VN-Index mất gần 25 điểm; Nâng room ngoại tại ngân hàng: Nhu cầu lại nóng; Dòng tiền lớn đang trở lại; Doanh nghiệp mía đường trong cơn bĩ cực; Hạn chế nhà đầu tư cá nhân trên TTCK phái sinh hiện nay liệu có khả thi?; Chứng khoán châu Á đỏ lửa sau khi Mỹ và Triều Tiên không có thỏa thuận nào được đưa ra trong cuộc gặp thượng đỉnh...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm sâu

Trong phiên sáng 28/2, áp lực bán sớm xuất hiện khiến VN-Index giảm điểm, giao dịch khá trầm lắng. Dần về sau, sức cầu đã có phần cởi mở hơn song chưa đủ để bù đắp trước áp lực bán luôn trực chờ.

Bươccs vào phiên chiều, giống với các thị trường chứng khoán châu Á khác đồng loạt giảm điểm khi cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều không đạt được thỏa thuận chung, chứng khoán Việt Nam cũng lao dốc mạnh.

TOP 10 mã vốn hóa lớn không còn mã nào tăng, trong đó có tới 9 mã giảm. Rổ VN30 cũng chỉ còn duy nhất DHG tăng.

Nhóm cổ phiếu "họ" Vingroup giảm sâu nhất khi VIC giảm 2,9% về 114.000 đồng, VHM giảm 5,6% về 87.500 đồng; VRE giảm 4,3% về 33.000 đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng khi cũng đồng loạt giảm với BID -3,3% về 32.500 đồng, TCB -2,6% về 26.500 đồng, VCB -2,3% về 60.500 đồng, CTG -1,7% về 20.800 đồng...

VNM giảm 4,5% về 141.100 đồng và SAB giảm 3% về 240.000 đồng, nhiều mã lớn khác như MSN, HPG, VJC, NVL, PNJ cũng giảm giảm từ gần 2% trở lên.

GAS là một trong số ít giao dịch tích, nhưng đóng cửa cũng lùi về tham chiếu 97.500 đồng.

FLC giảm 3,9% về 5.380 đồng. Đa phần nhóm cổ phiếu bất động sản - xây dựng khác đều đi xuống như HBC, ROS, SCR, DXG, HQC, DIG, LDG.

GTN vững sắc tím lên 14.500 đồng và cũng là phiên tăng thứ 4 liên tiếp.

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 9,82 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 350,51 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 707.040 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 14,95 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 77.540 đơn vị, với tổng giá trị mua ròng tương ứng 7,93 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/2: VN-Index giảm 24,8 điểm (-2,5%), xuống 965,47 điểm; HNX-Index giảm 1,77 điểm (-1,64%), xuống 105,86 điểm; UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,85%), xuống 55,13 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tiếp tục có phiên giảm điểm nhẹ thứ 2 liên tiếp khi nhà đầu tư thận trọng trước các thông tin mới.

Đầu tiên là căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan khi 2 nước tuyên bố bắn hạ tiêm kích của nhau, đẩy khả năng cả 2 lao vào một cuộc xung đột mới.

Trong khi đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết, “còn nhiều việc phải làm” để Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận chung.

Tuy nhiên, đà giảm của phố Wall không lớn khi trong phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ diễn ra hôm thứ Tư, ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed cho biết, cơ quan này sẽ ngừng thu hẹp danh mục đầu tư trị giá 4.000 tỷ USD/tháng trong năm nay. Fed cũng có cái nhìn mềm mỏng hơn về việc tăng lãi suất.

Giới đầu tư cũng thận trọng chờ đợi kết quả hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều đang diễn ra tại Việt Nam.

Kết thúc phiên 27/2, chỉ số Dow Jones giảm 72,82 điểm (-0,28%), xuống 25.985,16 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,52 điểm (-0,05%), xuống 2.792,38 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 5,21 điểm (+0,07%), lên 7.554,51 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm khi có dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó khăn.

Bên cạnh đó, đà giảm nới rộng về cuối phiên do giới đầu tư ngừng mua vào, sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên kết thúc mà không đưa ra được tuyên bố chung nào.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm gần 0,8% xuống 21.385,16 điểm. Topix giảm 0,8% xuống 1.607,66 điểm.

Tâm lý vẫn tiêu cực từ khi mở cửa với phát ngôn của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết những vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc “quá nghiêm trọng” để có thể giải quyết bằng lời hứa mua thêm hàng hóa Mỹ từ phía Trung Quốc.

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong một tháng vào tháng 1 vừa qua, do nhu cầu của Trung Quốc yếu đi bởi ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Theo đó, mhóm cổ phiếu Máy móc và cổ phiếu chu kỳ như vận tải biển giảm mạnh với Fanuc Corp giảm 2,1%, Tokyo Electron mất 1,6%, Komatsu Ltd giảm 2,6% và Mitsui OSK Lines giảm 1,6%.

Cổ phiếu đáng chú ý là Nexon Co đã tăng 4,7% sau khi báo tờ Maeil Business cho biết rằng Amazon, Comcast Corp và Electronic Arts Inc đã gửi hồ sơ dự thầu đợt chào bán cổ phiếu của công ty mẹ của Nexon là NXC Corp.

Chứng khoán Trung Quốc giảm do lo ngại về tiến trình đàm phán thương mại với Mỹ, nhưng chỉ số chính vẫn có tháng tăng mạnh nhất trong gần 4 năm qua nhờ những hy vọng của nhà đầu tư về các chính sách hỗ trợ và kích thích kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,44% xuống 2.940,95 điểm. Tuy nhiên, tính chung trong cả tháng 2, chỉ số này vẫn tăng 13,8%, mức tăng trong một tháng lớn nhất kể từ tháng 4/ 2015.

Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,25% xuống 3.669,37 điểm , nhưng cũng đã vọt 14,6% trong tháng 2, và cũng là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4/2015.

Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cảnh báo rằng vẫn còn nhiều việc cần làm để tiến tới một hiệp định thương mại Mỹ-Trung, bao gồm cả việc xây dựng và sẽ được thực thi như thế nào và Mỹ sẽ cần phải duy trì mối đe dọa về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trong nhiều năm.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng cao nhất có Henan Yinge Industrial Investment Co Ltd, tăng 10,15%; Hualing Xingma Cars Group Co Ltd, tăng 10,12% và Shanghai Shenqi Pharmaceutical Investment Management Co Ltd, tăng 10,09%

Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất có Shanghai AJ Group Co Ltd, giảm 10,02%; Shanghai Shibei Hi-Tech Co Ltd, mất 10,02% và Anxin Trust Co Ltd, giảm 10,01%.

Chứng khoán Hồng Kông suy yếu cũng bởi kỳ vọng giảm về việc sẽ đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, và về cuối phiên gánh thêm một đòn khác bởi cuộc gặp thương đỉnh giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên đã không đưa ra được tuyên bố chung nào.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,4% xuống 28.633,18 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,8%. Nhưng trong tháng 2 năm nay, Hang Seng tăng 2,5%, còn chỉ số H tăng 3%.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1%, ngành CNTT mất 0,8%, tài chính tăng 0,2% và bất động sản giảm 1,4%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất phiên hôm nay Air China Ltd và Great Wall Motor Co Ltd, đều giảm 4,8%, Guangzhou Automobile Group Co Ltd, mất 3,5%.

Kết thúc phiên 28/2: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 171,35 điểm (-0,79%), xuống 21.385,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,87 điểm (-0,44%), xuống 2.940,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 124,26 điểm (-0,43%), xuống 28.633,18 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,80 - 37,02 triệu đồng/lượng, giảm thêm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.915 đồng/USD, tăng 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.260 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nâng room ngoại tại ngân hàng: Nhu cầu lại nóng

Không chỉ có nhà đầu tư ngoại muốn được nâng tỷ lệ sở hữu tối đa (room), mà để có thể tăng vốn nhằm đáp ứng chuẩn Basel II, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng Việt cũng mong được nới room..>> Chi tiết

Dòng tiền lớn đang trở lại

Ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, với nhiều yếu tố tích cực, dòng tiền lớn đã được kích hoạt, quay trở lại thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tăng cường mua ròng..>> Chi tiết

Doanh nghiệp mía đường trong cơn bĩ cực

Còn 4 tháng nữa mới kết thúc niên vụ 2018 - 2019, nhưng một số doanh nghiệp ngành mía đường cho biết khó có thể cán đích doanh thu, lợi nhuận đề ra. Giá đường đã giảm 3 năm liên tiếp và chưa biết ngày nào hồi phục..>> Chi tiết

Hạn chế nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay liệu có khả thi?

Câu chuyện về việc áp dụng biểu phí giao dịch chứng khoán theo Thông tư 127 của Bộ Tài chính kể từ ngày 15/2/2019 đang tạo ra những luồng ý kiến khác nhau..>> Chi tiết

Kinh tế ngầm lộ diện không tạo áp lực quản lý thuế

Việc thống kê cả khu vực kinh tế chưa được quan sát (NOE) vào GDP kể từ năm 2020, theo bà Lê Thu Mai, Phó vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế), không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đăng ký sản xuất, kinh doanh, mà còn giúp ngành thuế quản lý tốt hơn nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế..>> Chi tiết

Tin bài liên quan