Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Sức ép dội cung

(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Lãi suất huy động sẽ nhúc nhắc tăng đến trước Tết Nguyên đán; Cổ phiếu “vua” trước sức ép dội cung; “Hạt sạn” cổ phần hóa, thoái vốn trong mắt nhà đầu tư ngoại; Ngân hàng mạnh tay gom hàng, đỡ giá; Chứng khoán châu Á biến động nhẹ; Ba thế lực đang điều khiển giá dầu toàn cầu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục nhích nhẹ

VN-Index mở cửa phiên sáng với sắc xanh nhạt và không thể bứt phá do dòng tiền thận trọng. Dẫu vậy, nhờ sự ổn định của một số mã lớn, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh khi chốt phiên.

Trong phiên chiều, diễn biến thị trường có phần bớt buồn tẻ hơn, nhưng cả bên mua và bên bán vẫn tỏ ra thận trọng. VN-Index tiếp tục lình xình với sắc xanh nhạt, thanh khoản nhúc nhắc tăng.

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt có sự phân hóa rõ nét là nhóm ngân hàng khi VPB, STB, HDB, TPB tăng điểm, còn  CTG, VCB, BID, MBB, EIB giảm điểm, trong khi TCB đứng giá tham chiếu.

VPB tích cực nhất +3% lên 22.450 đồng STB tăng 1,2% lên 12.400 đồng. Ngược lại, VCB giảm 1,1% về 54.800 đồng, CTG giảm 1,5% về 22.950 đồng/

VIC bất ngờ bứt lên trong đợt ATC lên 98.000 đồng (+0,7%), cùng sự ổn định của VHM khi +1,6% lên 77.000 đồng để hỗ trợ cho sắc xanh của Index. Tuy nhiên, VRE giảm 0,9% về 31.300 đồng.

Đóng góp tích cực khác còn VNM (+0,8%),  MSN (+1%), PNJ (+1), MWG (+1,1%), BHV (+2,3%)...

Với nhóm cổ phiếu thị trường, sự phân hóa cũng diễn ra. Trong khi QCG, FLC, ITA, ASM, DXG, SCR, DLG... tăng điểm, thì HAG, HNG, KBC, OGC, ROS, HQC... giảm điểm.

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 2,89 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 180,6 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 668.851 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 10,41 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 152.533 đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 0,27 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 22/11: VN-Index tăng 1,86 điểm (+0,2%), lên 924,42 điểm; HNX-Index tăng 0,65 điểm (+0,63%), lên 104,55 điểm; UPCoM-Index 0,1 điểm (+0,19%) lên 52,16 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Sau 2 phiên bán tháo đầu tuần, phố Wall đã đồng loạt mở cửa trong sắc xanh và có đà tăng khá tốt nhờ sự trở lại của nhóm cổ phiếu năng lượng theo đà hồi phục của giá dầu thô và nhóm cổ phiếu công nghệ sau khi bị bán tháo trước đó.

Tuy nhiên, về cuối phiên, cổ phiếu Apple hạ nhiệt đã khiến Dow Jones đánh rơi hết điểm số đã có được trước đó trong phiên, trong khi S&P 500 và Nasdaq có phiên hồi phục khá tốt.

Một báo cáo cho biết, Fed có thể tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất của mình sơm nhất là vào mùa Xuân cũng hỗ trợ tâm lý cho các nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Năm cho ngày Lễ Tạ ơn và giao dịch trở lại vào ngày thứ Sáu.

Kết thúc phiên 21/11, chỉ số Dow Jones giảm 0,95 điểm (-0,01%), xuống 24.464,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,04 điểm (+0,30%), lên 2.649,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 63,43 điểm (+0,92%), lên 6.972,25 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng với đà đi lên của nhóm phòng thủ cao và du lịch.

 Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,7% lên 21.646,55 điểm. Topix tăng 0,8% lên 1.628,96 điểm.

Thị trường chứng khoán Nhật Bản sẽ tạm nghỉ vào ngày mai, ngày Lễ Lao động.

Phiên hôm nay, cổ phiếu của các công ty như mỹ phẩm đã được hưởng lợi từ chi tiêu du lịch tăng trông thấy, sau khi Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản báo cáo rằng doanh thu từ hoạt động mua sắm du lịch trong tháng 10 tăng 1,8% so với cùng kỳ lên 2,646 triệu USD.

Theo đó, Shiseido Co tăng 3,7%, Kose Corp tăng 4,5%, Matsumotokiyoshi tăng 3,6%.

Các cổ phiếu phòng thủ như đường sắt, bất động sản và thực phẩm hoạt động tốt với Central Japan Railway tăng 2,8%, Mitsubishi Estate Co tăng 1,8% và Ajinomoto Co tăng 1,5%.

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ giảm 1,4% sau khi tờ New York Times dẫn nguồn tin rằng các công tố viên Mỹ đang điều tra hệ thống mà ngân hàng này bị lợi dụng để rửa tiền.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, kéo dài chuỗi sụt giảm liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các nhà phân tích cho biết thị trường tài chính - chứng khoán của Trung Quốc có thể sẽ giảm trong thời gian tới, bởi sự thận trọng gia tăng trước các cuộc đàm phán giữa ông Tập Cận Bình và Donald Trump tại cuộc họp G20 tại Argentina vào cuối tháng này.

“Ngay cả trong trường hợp có một thỏa thuận được cả 2 nước thông qua, thì triển vọng dài hạn vẫn không quá lạc quan, nếu Mỹ vẫn coi Trung Quốc như một đối thủ chiến lược", Cao Yuanzheng, chiến lực gia tại China International nhận định.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm hơn 0,2% xuống 2.645,43 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip đã giảm gần 0,4% xuống 3.214,43 điểm.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Henan Huanghe Whirlwind Co Ltd tăng 10,14% ; Anhui Jianghuai Automobile Group Corp Ltd tăng 10,08% và Beihai Gofar Marine Biological Industry Co Ltd tăng 10,07%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu gồm A-Zenith Home Furnishings Co Ltd giảm 10,03%;  Y.U.D. Yangtze River Investment Industry Co Ltd giảm 9,59% và Jiangxi Guotai Industrial Explosive Material Group Co Ltd  giảm 6,47%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhờ cổ phiếu lớn Tencent, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn còn khá chán nản khiến chỉ số chính chỉ nhích nhẹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,18%, lên 26.019,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm  0,38% xuống 10.446,43 điểm.

Kết thúc phiên 22/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 139,01 điểm (+0,65%), lên 21.646,55 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 6,07 điểm (-0,23%), xuống 2.645,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 47,94 điểm (+0,18%), lên 26.019,41 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.395đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,41 - 36,59 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.733 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.305 - 23.395 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lãi suất huy động sẽ nhúc nhắc tăng đến trước Tết Nguyên đán

Thông thường, càng về cuối năm, nhu cầu vốn của các nhà băng tăng cao nên lãi suất đầu vào tiếp tục tăng. Cùng với đó, việc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ tăng lãi suất USD trong tháng 12 tới cũng tạo áp lực lên lãi suất VND..>> Chi tiết

Cổ phiếu “vua” trước sức ép dội cung

Cổ phiếu “vua” đang trong tình cảnh bị “dội cung" trước sức ép tăng vốn cũng như thoái vốn. Song, để đáp ứng các quy định, các ngân hàng và tổ chức vẫn quyết đẩy mạnh hoạt động thoái vốn..>> Chi tiết

“Hạt sạn” cổ phần hóa, thoái vốn trong mắt nhà đầu tư ngoại

Luật sư Sung Mee Hong, phụ trách nghiệp vụ doanh nghiệp và M&A, Công ty Luật Lee&Ko, với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đã chia sẻ góc nhìn thực tế về những chuyển động chính sách và bất cập liên quan đến việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài..>> Chi tiết

Ngân hàng mạnh tay gom hàng, đỡ giá

Trước tình hình giá cổ phiếu ngân hàng có xu hướng giảm liên tục thời gian gần đây, lãnh đạo nhiều nhà băng đã mua vào để đỡ giá..>> Chi tiết

Bức tranh doanh nghiệp nhà nước chuyển màu sáng

Bức tranh DNNN đang tươi sáng hơn, nhất là sau khi Nghị quyết số 12-NQ/TW về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN được ban hành..>> Chi tiết

 Ba thế lực đang điều khiển giá dầu toàn cầu

Mỗi lời nói hoặc hành động của lãnh đạo Mỹ, Nga, Saudi Arabia đều có thể quyết định diễn biến của dầu thô..>> Chi tiết

Tin bài liên quan