Thị trường tài chính 24h: Những giải pháp “làm lớn” thị trường chứng khoán

Thị trường tài chính 24h: Những giải pháp “làm lớn” thị trường chứng khoán

(ĐTCK) VN-Index mất gần 6 điểm; Hàng loạt thương vụ M&A kỷ lục ngân hàng sắp lộ diện; Nghị trường nóng chuyện “làm lớn” thị trường chứng khoán; Kỳ vọng dòng vốn ngoại quay lại; Cổ phiếu ô tô chờ thoát cơn bĩ cực; Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm khá mạnh; Trung Quốc nới lỏng quy định nhập cư, tạo điều kiện cho người mua nhà...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Bluechip làm khó, thị trường điều chỉnh

Trong phiên sáng, thị trường duy trì trạng thái giao dịch ảm đạm. VN-Index lình xình trong biên độ hẹp trước sự phân hóa chung của thị trường và đã lui về dưới tham chiếu.

Bước sang phiên chiều, sau ít phút đầu le lói sắc xanh, áp lực bán dâng cao và lan rộng, VN-Index nhanh chóng chia tay ngưỡng 1.020 điểm khi đóng cửa.

Nhóm VN30 chỉ còn 8 mã xanh nhạt gồm FPT, HPG, MBB, TCB, VHM, VNM, VRE, ROS.

Trái lại, 19 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu như VIC -1,3%, GAS -1,3%, MSN -3%, SAB -1,9%, CTG -1,6% …

Nhóm cổ phiếu nhỏ nổi sóng với hàng loạt mã đua nhau tăng trần như HVG, HAR, HCD, BCG, MCG...

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,83 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là bán ròng 5,7 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 11/11: VN-Index giảm 5,74 điểm (-0,56%), xuống 1.016,75 điểm; HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,48%), xuống 106,76 điểm; UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,02%), xuống 56,72 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phát biểu tại Nhà trắng cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông không đồng ý cắt bỏ hoàn toàn thuế quan với hàng hóa của Trung Quốc như Bắc Kinh mong muốn. Thông tin này khiến kỳ vọng về việc 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận thương mại mờ nhạt đi phần nào và đẩy chứng khoán thoái lui.

Tuy nhiên, các chỉ số sau đó đã hồi phục tăng điểm thành công nhờ kết quả kinh doanh tích cực của một số doanh nghiệp vừa công bố.

Trong số 446 công ty S & P 500 đã báo cáo kết quả cho đến nay, gần ba phần tư đã đánh bại ước tính lợi nhuận, theo dữ liệu của IBES từ Refinitiv.

Trong tuần, Dow Jones tăng 1,22%. Trong khi đó, S&P 500 tăng 0,85%, tuần tăng thứ 5 liên tiếp và Nasdaq tăng 1,06%, tuần tăng thứ 6 liên tiếp.

Kết thúc phiên 8/11, chỉ số Dow Jones tăng 6,44 điểm (+0,02%), lên 27.681,24 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,90 điểm (+0,26%), lên 3.093,08 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 40,80 điểm (+0,48%), lên 8.475,31 điểm.

Thị trường châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ về cuối ngày, do những động thái leo thang bạo lực tại Hồng Kông khiến giới đầu tư e ngại.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,26% xuống 23.331,84 điểm. Topix nhích nhẹ 0,07% lên 1.704,03 điểm.

Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết phản ứng tiêu cực trước tin tức từ Hồng Kông, nơi truyền thông đưa tin ít nhất một người đã bị thương sau khi cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình.

Phiên hôm nay, đáng chú ý có Honda Motor, tăng 3,9% khi công bố kế hoạch mua lại 1,9% cổ phần. Tương tự, Nissan Chemical tăng 9,9% sau khi tuyên bố mua lại cổ phiếu.

Đặc biệt, Ngân hàng Fukushima tăng 27,6% sau khi đài truyền hình NHK đưa tin, Ngân hàng này sẽ góp vốn và hợp tác chiến lược với công ty internet khổng lồ Nhật Bản là SBI Holdings Inc.

Chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong hơn 4 tháng qua, sau khi những phát biểu mới của ông Trump về vấn đề thuế quan với Trung Quốc đã khiến giới đầu tư chọn cách xả mạnh cổ phiếu.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,83% xuống 2.909,97 điểm, phiên tệ nhất kể từ tháng 8.

Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,76% xuống 3.902.98 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 5/8.

Thị trường sụt giảm chủ yếu bởi phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tuần trước rằng, ông không đồng ý cắt bỏ hoàn toàn thuế quan với hàng hóa của Trung Quốc như Bắc Kinh mong muốn.

Bên cạnh đó, việc chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của Trung Quốc tăng  3,8% so với cùng kỳ và là tốc độ nhanh nhất trong gần 8 năm qua, chủ yếu là do giá thịt lợn tăng đột biến khi bị dịch tả lợn châu Phi tàn phá cũng khiến giới đầu tư lo ngại.

Một số nhà phân tích cho rằng CPI tăng tốc có thể trở thành mối lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách, vốn đang tìm cách đưa ra các biện pháp để thúc đẩy sức mua trong nước.

Chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm sâu nhất trong hơn 3 tháng qua, sau khi truyền thông đưa tin cảnh sát đã bắn đạn thật vào một người biểu tình.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,62% xuống 26.926,55 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 2,47% xuống 10.613,63 điểm, cả hai đều có phiên tồi tệ nhất kể từ ngày 5/8.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm cũng bởi phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc ông không đồng ý giảm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.

Kết thúc phiên 11/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 60,03 điểm (-0,26%), xuống 23.331,84 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 54,21 điểm (-1,83%), xuống 2.909,97 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 724,59 điểm (-2,62%), xuống 27.926,55 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 13,14 (-0,61%), xuống 2.124,09 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Giá vàng giảm về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD.

Giá vàng thế giới sau đêm qua tại Mỹ giảm 9,6 USD xuống 1.458,8 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã hồi phục và lên trên 1.465 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 40.000 đồng/lượng chiều mua vào và 20.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,30 – 41,58 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.130 đồng, giảm 3 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.260 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Hàng loạt thương vụ M&A kỷ lục ngân hàng sắp lộ diện

Sau thương vụ BIDV - Keb Hana, một loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) khủng khác trong lĩnh vực ngân hàng sắp diễn ra..>> Chi tiết

Nghị trường nóng chuyện “làm lớn” thị trường chứng khoán

Báo cáo với Quốc hội về các giải pháp điều hành phát triển nền kinh tế trong năm 2020, một nội dung đáng chú ý được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập là thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán (TTCK)..>> Chi tiết

Kỳ vọng dòng vốn ngoại quay lại

Một số yếu tố trong và ngoài nước cho thấy, dòng vốn ngoại có thể sẽ sớm đảo chiều từ bán ròng sang mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam..>> Chi tiết

Cổ phiếu ô tô chờ thoát cơn bĩ cực

Kinh doanh kém hiệu quả, thị giá liên tục trồi sụt từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngành ô tô đang có một thời kỳ ảm đảm…>> Chi tiết

Quốc hội thông qua 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, tăng trưởng GDP khoảng 6,8%

Sáng nay (11/11), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với 88,02% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành..>> Chi tiết-

- Trung Quốc nới lỏng quy định nhập cư, tạo điều kiện cho người mua nhà

Ít nhất 30 thành phố của Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện khả năng sở hữu nhà của người lao động kể từ tháng 9/2019, khi một số chính sách có sự điều chỉnh..>> Chi tiết

Tin bài liên quan