Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn nóng

Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn nóng

(ĐTCK) VN-Index mất hơn 7 điểm; Ngành bảo hiểm “tiến hóa” trong kỷ nguyên kinh tế số; Công ty chứng khoán gọi vốn cho năm 2020; Nhà đầu tư kêu chi phí giao dịch phái sinh đắt đỏ; Chứng khoán châu Á thêm một phiên khởi sắc nhờ thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giờ chỉ còn chờ ký kết; Boeing ngừng sản xuất máy bay 737 MAX kể từ tháng 1/2020...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Nhóm cổ phiếu nhỏ tiếp tục hút mạnh dòng tiền

VN-Index lóe xanh khi mở cửa, nhưng áp áp lực bán gia tăng trên diện rộng sau đó đã đẩy chỉ số thủng tham chiếu nhưng mốc 960 vẫn được giữ lại.

Trong phiên chiều, lực bán gia tăng mạnh hơn, VN-Index theo đó giảm hơn 7 điểm và để tuột mốc 955 điểm khi đóng cửa.

Góp phần chính khiến VN-Index giảm mạnh là bluechip trong rổ VN30, khi  chỉ còn 2 mã tăng là MWG và EIB trong khi có tới 22 mã giảm điểm. VRE tác động tiêu cực nhất tới chỉ số khi giảm 3%, cùng nhiều mã khác giảm từ 2% là FPT, HPG, POW, HDB…

Nhóm cổ phiếu nhỏ, thị giá thấp tiếp tục là điểm nóng. Trong số 20 mã có thanh khoản cao nhất sàn, thì có tới 15 mã thuộc nhóm này như FLC, HAI, ASM, HAG, HHS… hay thậm chí tăng trần như DLG, HQC, FIT, SJF…

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3,91 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 4,08 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 17/12: VN-Index giảm 7,44 điểm (-0,77%) xuống 954,03 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm (-0,31%) xuống 102,9 điểm; UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,37%) xuống 55,33 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall phiên thứ Hai cuối cùng cũng có phản ứng tích cực với thỏa thuận thương mại vừa đạt được giữa Washington và Bắc Kinh.

Ngoài ra, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc vừa công bố cho thấy, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ và bán lẻ của nước ngày trong tháng 11 cao hơn kỳ vọng, cũng góp phần tác động thêm vào tâm lý hứng khởi của nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 16/12, chỉ số Dow Jones tăng 100,51 điểm (+0,36%), lên 28.235,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 22,65 điểm (+0,71%), lên 3.191,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 79,35 điểm (+0,91%), lên 8.814,23 điểm.

Thị trường châu Á được thúc đẩy bởi thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1.

Chứng khoán Nhật Bản theo chân phố Wall hồi phục, với tín hiệu lạc quan mới đối với thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,47% lên 24.066,12 điểm. Topix tăng 0,59% lên 1.747,20 điểm.

Thị trường được thúc đẩy bởi phát biểu “thỏa thuận thương mại sẽ tăng gấp đôi xuất khẩu của chúng ta sang Trung Quốc” của Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow khi trả lời phỏng vấn của Fox News Channel hôm thứ Hai và cho biết, Bắc Kinh đã đồng ý tăng nhập khẩu ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ trong hai năm tới.

Chứng khoán Trung Quốc tăng khá cao với chỉ số bluechip đóng cửa ở đỉnh trong 8 tháng, được thúc đẩy bởi một  thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ đã hoàn thành.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,27% lên 3.022,42 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,36% lên 4.041,80 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 19/4.

Ngoài tin tức về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ chỉ còn chờ ký, thì thị trường còn được thúc đẩy bởi dấu hiệu mới cho thấy Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế bằng kích thích tài khóa. Theo đó, Uy ban kế nhà hoạch nhà nước Trung quốc cho biết, đã phê duyệt 8 dự án đầu tư bất động sản trong tháng 11 trị giá tổng cộng 7,1 tỷ nhân dân tệ.

Chứng khoán Hồng Kông tăng khi giới đầu tư sự lạc quan dâng cao đối với thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Trung Quốc và Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,22% lên 27.843,71 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,73% lên 10.964,99 điểm điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng khá tốt nhờ nhóm cổ phiếu sản xuất chip nổi sóng, khi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ-Trung được đánh giá sẽ đưa ngành công nghiệp bán dẫn hồi phục.

Kết thúc phiên 17/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 113,77 điểm (+0,47%), lên 24.066,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 38,03 điểm (+1,27%), lên 3.022,42 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 335,62 điểm (+1,22%), lên 27.843,71 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 27,53 điểm (+1,27%), lên 2.195,68 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Giá vàng trong nước tăng về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.230 đồng/USD.

Giá vàng thế giới sau phiên đêm qua tại Mỹ tăng 0,7 USD lên 1.476,4 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã rung lắc nhẹ và gần như không đổi quanh mức giá trên vào cuối giờ chiều

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,41 – 41,65 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.162 đồng, tăng 7 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.110 - 23.230 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngành bảo hiểm “tiến hóa” trong kỷ nguyên kinh tế số

Theo khảo sát CEO toàn cầu mới nhất của PwC, các công ty bảo hiểm đã có sự thích ứng linh hoạt hơn với những thay đổi công nghệ trong thời gian gần đây..>> Chi tiết

Công ty chứng khoán gọi vốn cho năm 2020

Ngoài hình thức tăng vốn điều lệ, các công ty chứng khoán ngoại đang tích cực gia tăng nguồn vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu, hoặc vay từ công ty mẹ, hoặc được công ty mẹ bảo lãnh các khoản vay quốc tế với lợi thế lãi suất hơn hẳn so với vay trong nước..>> Chi tiết

Nhà đầu tư kêu chi phí giao dịch phái sinh đắt đỏ

Một số nhà đầu tư ngoại, các đơn vị môi giới, tư vấn đầu tư là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cho rằng, chi phí giao dịch chứng khoán phái sinh ở Việt Nam đang ở mặt bằng khá cao..>> Chi tiết

Boeing ngừng sản xuất máy bay 737 MAX kể từ tháng 1/2020

Theo thông báo mới nhất hôm 16/12 của Boeing, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới của Mỹ, bắt đầu từ tháng 1/2020, hãng này sẽ tạm thời ngừng sản xuất máy bay Boeing 737 MAX..>> Chi tiết

Tin bài liên quan