Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư giá trị đang mua các cổ phiếu bị định giá thấp

Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư giá trị đang mua các cổ phiếu bị định giá thấp

(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ phiên cuối tuần; Hạ lãi suất không nên hiểu là Việt Nam nới lỏng tiền tệ; Một số điểm hạn chế của sàn phái sinh; Đãi khó tìm cổ phiếu tốt; Giải mã bức tranh thị phần sàn phái sinh quá lệch; Chứng khoán châu Á phân hóa; Ông Trump lại chỉ trích Fed trong bối cảnh thương chiến leo thang...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index đảo chiều trong phiên ATC

Lực cầu thận trọng khiến thị trường rung lắc trong nửa đầu phiên sáng, tuy nhiên, VN-Index dần hồi phục nhờ sự hỗ trợ từ một số bluechip. Mặc dù sau đó, chỉ số tiếp tục bị ép giá, nhưng lại một lần nữa thắng thế.

Bước sang phiên chiều, giao dịch diễn ra khá ảm đạm và VN-Index lình xình nhẹ trên mốc tham chiếu. Về cuối phiên, nhất là đợt khớp ATC, mộ số trụ bất ngờ bị xả mạnh, VN-Index qua đó lùi xuống dưới tham chiếu khi đóng cửa.

Nhóm VN30 phân hóa với VNM, VJC, CTG, EIB, GAS… nhích nhẹ, đáng kể có MSN +1,74%, MWG +2,57%, HDB +5,2%, NVL +1,87%...

Trái lại, VIC -1,48, VHM - 0,6%, SAB -1,54 cùng HPG, MBB, ROS… đứng dưới tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu vận tải, cảng biển hạ nhiệt, DVP và TCL không giữ được sắc tím, trong khi GMD, HAH lần lượt giảm 1,1% và 1,7%.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7,39 triệu đơn vị,  giá trị bán ròng 135,36 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/8: VN-Index giảm 0,9 điểm (-0,09%), xuống 974,34 điểm; HNX-Index giảm 0,12 điểm (-0,11%), xuống 102,79 điểm; UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,11%), lên 58,43 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tiếp tục có sắc xanh trong phiên thứ Năm và tăng vọt sau đó với sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ. Dữ liệu thương mại trong tháng 7 của Trung Quốc tốt hơn kỳ vọng giúp giới đầu tư giảm bớt lo lắng về suy thoái kinh tế do cuộc chiến thương mại gây ra.

Ngoài ra, theo dữ liệu vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm trong tuần trước, làm giảm bớt nỗi lo về khả năng suy thoái kinh tế và giúp lãi suất trái phiếu Mỹ tăng lên.

Bên cạnh đó, đồng nhân dân tệ ổn định trở lại cũng giúp nhà đầu tư vững tâm hơn để tự tin xuống tiền mạnh trở lại vào chứng khoán, giúp phố Wall có phiên khởi sắc với S&P 500 có mức tăng theo ngày mạnh nhất trong 2 tháng.

Kết thúc phiên 8/8, chỉ số Dow Jones tăng 371,12 điểm (+1,43%), lên 26.378,19 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 54,11 điểm (+1,88%), lên 2.938,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 176,33 điểm (+2,24%), lên 8.039,16 điểm.

Thị trường châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản có thêm một phiên tăng nhẹ, khi nhận được sự ủng hộ từ đà hồi phục của phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,44% lên 20.684,82 điểm. Topix tăng 0,35% lên 1.503,84 điểm.

Mặc dù vậy, thị trường bị kìm hãm khá nhiều sau khi có thông tin chưa chính thức rằng Nhà Trắng, đang hoãn ra quyết định cấp phép để công ty Mỹ nối lại kinh doanh với Huawei.

Nhóm cổ phiếu công bố kết quả kinh doanh quý vừa qua đáng chú ý có Inpex Corp, tăng 2,6% sau khi lợi nhuận tăng vọt 40,7%.

Công ty mỹ phẩm Shiseido Co tăng 8,1%, nhờ doanh số trong nửa đầu năm tốt hơn dự kiến do nhu cầu ổn định tại thị trường Trung Quốc.

Trái lại, Shinsei Bank giảm 11,8%, sau khi cổ đông JC Flowers & Co cho biết sẽ bán 700 triệu USD cổ phiếu.

Fuji Film Holdings Corp giảm 6% khi lợi nhuận giảm 48,2% do doanh số của bộ phận máy ảnh của hãng sụt giảm.

Chứng khoán Trung Quốc đảo chiều giảm từ nửa cuối phiên sáng do dữ liệu kinh tế mới gây thấy vọng.

Đóng cử, Shanghai Composite giảm 0,71% xuống 2.774,75 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,97% xuống 3.633,53 điểm.

Trong tuần, CSI300 đã giảm 3%, còn SSEC giảm 3,2%, cả hai đều ghi nhận mức giảm 1 tuần lớn nhất trong 3 tháng qua.

Thị trường phản ứng tiêu cực sau khi dữ liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố cho thấy, chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm 0,3% trong tháng 7 vừa qua so với kỳ cùng và lần đầu tiên giảm sau gần 3 năm.

Trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 2,7% trong tháng 6 và đánh dấu tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 2/2018.

Bên cạnh đó, tin xấu còn đến từ việc Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết, Nhà Trắng đang hoãn ra quyết định cấp phép để công ty Mỹ nối lại kinh doanh với Huawei. Điều này đã đẩy chỉ số theo dõi ngành viễn thông giảm  2,5%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng có diễn biến tương tự thị trường đại lục, khi đảo chiều giảm giá từ nửa cuối phiên sáng.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,69% xuống 25.939,30 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,48% xuống 9.993,84 điểm.

Trong tuần này, HSI mất 3,5%, trong khi HSCE giảm 3,3%.

Ảnh hưởng đến thị trường cũng bởi dữ liệu giá sản xuất của Trung Quốc yếu kém, cộng thêm các cuộc biểu tình chưa dứt tiếp tục đe dọa nền kinh tế thành phố.

Chỉ số  KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,89% lên 1.937,75 điểm, khi giới đầu tư nhận thấy sự ổn định của đồng nhân dân tệ Trung Quốc.

Cổ phiếu đáng chú ý là YG Entertainment, giảm 11% sau khi Yang Hyun Suk - ông chủ cũ, đồng thời là người sáng lập tập đoàn này bị nghi ngờ có liên quan tới đường dây đánh bạc tại nước ngoài trái phép. Phía cảnh sát Hàn Quốc cũng đã từng nghi ngờ này vào tháng 4 vừa rồi và chính thức bắt tay vào điều tra từ ngày 7/8.

Kết thúc phiên 9/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 91,47 điểm (+0,44%), lên 20.684,82 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 19,80 điểm (-0,71%), xuống 2.774,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 181,47 điểm (-0,69%), xuống 25.939,30 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Giá vàng giảm mạnh về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD.

Giá vàng thế giới sau phiên Mỹ đêm qua giảm nhẹ 0,2 USD xuống 15.00,7 USD/ounce đã nhích nhẹ lên khoảng 1.053 USD/ounce khi sang phiên châu Á sáng nay, và biến động trong biên độ hẹp cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối này hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,65 - 42,07 triệu đồng/lượng, giảm mạnh trở lại 350.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.102 đồng, giàm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.260 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Hạ lãi suất không nên hiểu là Việt Nam nới lỏng tiền tệ

Thị trường tài chính toàn cầu ghi nhận sự biến động mạnh trong tháng 7 vừa qua. Để ứng phó, nhiều quốc gia mới nổi đã nới lỏng tiền tệ và tại Việt Nam, lãi suất cũng điều chỉnh giảm ở kỳ hạn ngắn..>> Chi tiết

Đãi khó tìm cổ phiếu tốt

Nhiều nhà đầu tư ngắn hạn chờ đợi thị trường chứng khoán giảm thêm hoặc có tín hiệu hồi phục rõ nét, nhưng không ít nhà đầu tư giá trị đang mua tích lũy các cổ phiếu bị định giá thấp..>> Chi tiết

Giải mã bức tranh thị phần sàn phái sinh quá lệch

Bức tranh thị phần môi giới phái sinh ngày càng thay đổi mạnh, dần tập trung vào một vài công ty..>> Chi tiết

Một số điểm hạn chế của sàn phái sinh

Sau 2 năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, nhưng vẫn còn một số điểm hạn chế..>> Chi tiết

Cắt ‘bầu sữa’ với doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa

Sự thờ ơ của doanh nghiệp có vốn nhà nước, tâm lý níu giữ của một số bộ, ngành, cộng với những hạn chế trong định giá tài sản, kiểm toán, thủ tục IPO… đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài giảm niềm tin với quá trình thoái vốn nhà nước tại những doanh nghiệp này..>> Chi tiết

- Ông Trump lại chỉ trích Fed trong bối cảnh thương chiến leo thang

Khi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang bước vào giai đoạn quyết liệt, ông Trump lại đưa ra những lời chỉ trích với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)..>> Chi tiết

Tin bài liên quan