Thị trường tài chính 24h: Ngưỡng cản tâm lý chưa thể được chinh phục

Thị trường tài chính 24h: Ngưỡng cản tâm lý chưa thể được chinh phục

(ĐTCK) VN-Index chưa thể lên 1.000 điểm; Tín dụng vẫn là đất sống của ngân hàng;  “Nóng” thao túng chứng khoán; Thách thức của phát hành trái phiếu xanh; Chứng khoán phái sinh: Bên thận trọng, bên kiên trì; Chứng khoán châu Á đặt cược vào thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung; Sự sụp đổ bất ngờ của quỹ quản lý đầu tư hàng đầu nước Anh...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Mốc 1.000 điểm chưa thể được chinh phục

Thị trường tiếp tục dao động trong biên độ hẹp, và có thời điểm thử thách ngưỡng 1.000 điểm, nhưng lực cầu chưa đủ mạnh để vượt cản thành công.

Bước sang phiên chiều, VN-Index thêm một lần áp sát ngưỡng điểm trên, nhưng một lần nữa, , áp lực bán đã gia tăng khiến thị trường cắm đầu đi xuống và chớm đỏ khi đóng cửa.

Tâm điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu nhà FLC tiếp tục nổi sóng. FLC được kéo lên kịch trần trong phiên chiều, khớp lệnh hơn 11,77 triệu đơn vị, dư mua trần hơn 11 triệu đơn vị.

Cặ đôi AMD và HAI cũng khoe sắc tím với lượng dư mua trần vài trăm nghìn đơn vị và khớp lệnh trên dưới 2,5 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,56 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 32,61 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/10: VN-Index giảm 0,09 điểm (-0,01%), xuống 996,48 điểm;  HNX-Index tăng 0,33 điểm (+0,31%), lên 105,04 điểm; UpCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,21%), xuống 56,4 điểm.

 Chứng khoán Mỹ

Mở cửa phiên cuối tuần trong sắc đỏ, nhưng sau đó phố Wall đã nhanh chóng đảo chiều bật trở lại sau thông tin từ CNBC cho biết, Mỹ và Trung Quốc đã gần như hoàn tất các phần của hiệp định thương mại.

Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của Intel cũng góp phần hỗ trợ giúp phố Wall tăng điểm trong phiên cuối tuần, trong đó S&P 500 tiến tới sát đỉnh lịch sử thiết lập 3 tháng trước.

Trong tuần, Dow Jones tăng 0,7% sau khi điều chỉnh nhẹ tuần trước đó. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq tiếp tục duy trì đà tăng tuần thứ 3 và 4 liên tiếp. Trong đó, S&P tăng 1,22%, tuần tăng thứ 3 liên tiếp và Nasdaq tăng 1,90%, tuần tăng thứ 4 liên tiếp.

Kết thúc phiên 25/10, chỉ số Dow Jones tăng 125,53 điểm (+0,57%), lên 26.958,06 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 12,26 điểm (+0,41%), lên 3.022,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 57,32 điểm (+0,70%), lên 8.243,12 điểm.

Thị trường châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm, khi giới đầu tư mua mạnh nhóm cổ phiếu chu kỳ như chip bán dẫn và vận tải biển.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,30% lên 22.867,27 điểm. Topix gần như không đổi ở mức 1.648,43 điểm.

Tâm lý giới đầu tư được thúc đẩy bởi những bình luận từ các quan chức Mỹ và Trung Quốc rằng họ đang tiến gần đến việc hoàn thiện một phần của thỏa thuận thương mại sau các cuộc thảo luận qua điện thoại cấp cao.

Các cổ phiếu sản xuất linh kiện điện tử theo đó hưởng lợi nhất, bởi vốn nhạy cảm với thương mại đã dẫn đầu đà tăng với Sumco tăng 5,3%, Minebea Mitsumi 4,5% và Advantest tăng3,8%.

Cổ phiếu vận tải cũng đồng loạt đi lên với Mitsui OSK Lines tăng 1,5% và Nippon Yusen tăng 1,3%.

Chứng khoán Trung Quốc khởi sắc nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ, sau khi Bắc Kinh cam kết hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực này.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,85% lên 2.980,05 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,76% lên 3.926,59 điểm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tuần trước rằng nước này nên đẩy nhanh sự phát triển của công nghệ blockchain làm cốt lõi cho sự đổi mới và mới đây nhất Quốc hội nước này đã thông qua đạo luật mới về mã hóa, đánh dấu bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để chuẩn bị ra mắt tiền kỹ thuật số.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ và giới đầu tư kỳ vọng vào diễn biến tích cực trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,84% lên 26.891,26 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,99% lên 10.569,82 điểm.

Các công ty công nghệ đã dẫn đầu mức tăng khi Bắc Kinh tuyên bố sự hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực này, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ kéo dài, bao gồm thông qua luật mới về mã hóa, mở đường cho sự ra mắt đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,27% lên 2.093,60 điểm, khi giới đầu tư hoan nghênh những tiến triển trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Kết thúc phiên 28/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 67,46 điểm (+0,30%), lên 22.867,27 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,12 điểm (+0,85%), lên 2.980,05 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 223,87 điểm (+0,84%), lên 26.891,26 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Giá vàng chững lại. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.265 đồng/USD.

Giá vàng thế giới sau phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 0,4 USD lên 1.504 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục nhích nhẹ và lên 1.505 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 41,72 – 42,00 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.152 đồng, giảm 3 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.145 - 23.265 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Kinh doanh ngoại hối, chứng khoán,... giảm, tín dụng vẫn là đất sống của ngân hàng

Nỗ lực tăng nguồn thu ngoài lãi, giảm tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng chưa đem lại nhiều kết quả. Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm cho thấy, các ngân hàng vẫn sống nhờ vào tín dụng là chính..>> Chi tiết

“Nóng” thao túng chứng khoán

Từ đầu năm đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) tiếp tục phát hiện và xử phạt nhiều vụ thao túng giá chứng khoán..>> Chi tiết

Chứng khoán phái sinh: Bên thận trọng, bên kiên trì

Thị trường đang tiếp cận trở lại khu vực kháng cự mạnh mà trước đó đã nhiều lần chưa thể vượt qua, trong khi sự lan tỏa cục bộ của các nhóm cổ phiếu dẫn dắt hay dòng tiền không thực sự tích cực..>> Chi tiết

Thách thức của phát hành trái phiếu xanh

Bên trong ngành tài chính đang diễn ra những cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nỗ lực hơn để đưa lời nói thành hiện thực..>> Chi tiết

Vố đau của các quỹ đầu tư trong thương vụ Món Huế

Thông tin nhóm nhà đầu tư nước ngoài đứng đơn khởi kiện ông Huy Nhật - ông chủ chuỗi ẩm thực Món Huế, Phở Ông Hùng, Cơm Thố Cháy, Great Bánh Mì, Phở 99 và TP Tea - được giới đầu tư chứng khoán quan tâm, bởi đây là thương hiệu khá đình đám thời gian qua..>> Chi tiết

Sự sụp đổ bất ngờ của quỹ quản lý đầu tư hàng đầu nước Anh

Woodford Investment Management, công ty từng tự hào có lượng tài sản thuộc quyền quản lý trị giá hàng tỷ bảng Anh, sụp đổ một cách không bất ngờ trong tháng này vì đã đầu tư quá nhiều rủi ro..>> Chi tiết

Tin bài liên quan