Thị trường tài chính 24h: Năm đáng quên của chứng khoán châu Á

Thị trường tài chính 24h: Năm đáng quên của chứng khoán châu Á

(ĐTCK) VN-Index thúc năm 2018 dưới mốc 900 điểm; Đẩy lùi tín dụng đen và trách nhiệm của các định chế tài chính; Dự cảm thị trường chứng khoán và cơ hội đầu tư 2019; Đãi thị trường, tìm cổ phiếu trong năm 2019; Chứng khoán châu Á có năm sụt giảm mạnh; 2019 thách thức kinh tế đến sớm...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index bị đánh úp trong đợt khớp ATC

Cũng như những năm trước đây, phiên cuối cùng của năm thường diễn ra khá buồn tẻ bởi dòng tiền thiếu tích cực do tâm lý chủ yếu đứng ngoài quan sát. Mặc dù vậy, tích cực của các cổ phiếu lớn đã giúp VN-Index duy trì sắc xanh trong phiên sáng

Sang phiên chiều, thị trường vẫn biến động trong biên độ hẹp. VN-Index tiếp tục lình xình quanh tham chiếu. Tuy nhiên, đột biến đã xẩy ra trong đợt khớp ATC.

Áp lực bán gia tăng mạnh và tập trung vào nhóm bluechip đã khiến thị trường đột ngột cắm đầu đi xuống. VN-Index mất gần 1% chỉ trong ít.

Tác nhân chính khiến thị trường lao dốc là VIC khi giảm sàn -6,9% xuống 95.300 đồng và VNM giảm 2,6% xuống 120.000 đồng.

Ngoài ra, TCB giảm 0,8% xuống 25.850 đồng, MSN giảm 1,9% xuống 77.500 đồng, PLX giảm 5,7% xuống 53.000 đồng, VRE giảm 4,5% xuống 27.900 đồng, các mã ngân hàng CTG, STB, MBB cũng lùi về dưới tham chiếu.

Trái lại, đáng kể SAB bất ngờ tăng 6,7% lên sát mức giá trần 267.500 đồng nhưng không đủ để gánh vác thị trường.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã cũng rủ nhau đi xuống với FLC, ITA, KBC, HAI cũng đều đảo chiều giảm, thậm chí HQC giảm sàn.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 10,66 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 389,87 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 43.933 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 0,07 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 2,3 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 106,28 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/12: VN-Index giảm 8,27 điểm (-0,92%) xuống 892,54 điểm; HNX-Index tăng 0,25 điểm (+0,24%), lên 104,23 điểm; UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (+0,46%), lên 52,83 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên tăng vọt hôm thứ Tư với chỉ số Dow Jones lần đầu tăng trên 1.000 điểm, phố Wall đã đồng loạt điều chỉnh mạnh khi bước vào phiên thứ Năm khi áp lực bán mạnh diễn ra trên diện rộng, đẩy các chỉ số mất hơn 2%.

Tuy nhiên, vào phiên chiều, nhất là nửa cuối phiên chiều, lực cầu gia tăng đã kéo các chỉ số có phiên đảo chiều ngoạn mục. Nhóm cổ phiếu công nghệ là lực cản lớn nhất đầu phiên cũng lần lượt hồi phục vào cuối phiên.

Theo các nhà phân tích, đà giảm mạnh trong tháng 12 này đã khiến các chỉ số xác lập vùng giá hấp dẫn, nên khi lệnh bán chốt sớm sau phiên tăng mạnh trước đó đã kích thích lực cầu trở lại mạnh trong phiên chiều, kéo phố Wall tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp.

Tuy nhiên, S&P 500 đang đứng trước khả năng có năm giảm mạnh nhất kể từ năm 2008.

Kết thúc phiên 27/12, chỉ số Dow Jones tăng 260,37 điểm (+1,14%), lên 23.138,82 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 21,13 điểm (+0,86%), lên 2.488,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 25,14 điểm (+0,38%), lên 6.579,49 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ vào ngày giao dịch cuối cùng trong năm, khi các cổ phiếu liên quan đến năng lượng bị bán, dẫn đến chỉ số theo dõi của ngành giảm lần đầu tiên trong 7 năm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,31% xuống 20.014,77 điểm. Tính chung cả năm 2018, chỉ số này giảm 12,1%, và ghi nhận năm giảm điểm đầu tiên kể từ năm 2011.

Topix mất 0,5% xuống còn 1.494,09 điểm, và giảm 17,8% trong năm, mức sụt giảm mạnh nhất trong năm kể từ 2011.

Eiji Kinouchi, nhà phân tích kỹ thuật của Daiwa Securities cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn thận trọng trong suốt phiên giao dịch hôm nay, họ đề phòng cho sự biến động có thể xảy ra ở thị trường Mỹ và chọn cách đứng bên ngoài quan sát, trước khi bắt đầu kỳ nghỉ năm mới của Nhật Bản. Tuần tới, thị trường chứng khoán Tokyo sẽ chỉ mở cửa vào thứ Sáu.

Phiên hôm nay, các cổ phiếu liên quan đến năng lượng đã bị đè nặng sau khi giá dầu giảm mạnh đêm qua do lo ngại về tình trạng dư cung và triển vọng ngày càng kém đi cho tăng trưởng toàn cầu.

Theo đó, Idemitsu Kosan giảm 1,4% và Showa Shell Sekiyu KK mất 0,9%. Ngược lại, Inpex Corp đã phục nhẹ hồi từ mức giảm hơn 1% để đóng cửa tăng 0,1%.

Cổ phiếu của nhiều công ty lớn đã mất đà như Toyota giảm 0,1%, Sony Corp giảm 1,1% và Nintendo mất 0,1%, Uniqlo- giảm 0,4% và Keyence giảm 1,4%.

SoftBank Group, đã giảm 1,1% trong cuối phiên sáng, nhưng đã kịp phục hồi để tăng 0,3% khi đóng cửa.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ vào ngày giao dịch cuối cùng của năm, trong bối cảnh các nhà đầu tư mong đợi sự hỗ trợ của chính phủ nhiều hơn vào năm 2019.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,4% lên 2.493,90 điểm. Chỉ số này giảm 0,9% trong tuần, giảm 3,5% trong tháng 12, giảm 0,9% trong quý IV và mất mất 24,6% kể từ đầu năm.

Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,7% lên 3.010,65 điểm. Chỉ số này giảm 0,6% trong tuần, giảm 5,1% trong tháng 12, giảm 12,5% trong IV, và mất 25,3% trong năm nay.

Phiên hôm nay, chỉ số phụ  theo dõi ngành tài chính tăng hơn 0,7%, ngành tiêu dùng tăng 2,9%, và y tế tăng 0,8%

Cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của Trung Quốc đã bật đèn xanh cho hai ngân hàng quốc doanh lớn thành lập các đơn vị quản lý tài sản.

Sự ra đời của các công ty quản lý tài sản này, kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng hơn vào năm tới cho thấy tín hiệu các nhà đầu tư sẽ không còn phải lo lắng về thanh khoản vào năm 2019, Wei Yi, nhà phân tích tại Kaiyuan Securities nhận định.

Mặc dù hầu hết các nhà phân tích mong muốn chính quyền Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn để hỗ trợ nền kinh tế vào năm tới, tuy nhiên, các nhà phân tích tại Công ty Chứng khoán Minsheng vẫn còn nghi ngờ.

Hy vọng sẽ có một cắt giảm thuế trên quy mô lớn hơn, cơ sở hạ tầng, chi tiêu sẽ tăng trở lại nhưng s có giới hạn cho điều đó, chuyên gia phân tích cho biết. Các chính sách bất động sản sẽ được thực hiện trên cơ sở từng thành phố chứ trải rộng.

Chứng khoán Hồng Kông tăng không đáng kể khi các nhà đầu tư thận trọng trong phiên giao dịch cuối năm.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng chưa đến 0,1% tại 25.504,20 điểm, nhưng đã giảm gần 1% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises cũng gần như không đổi ở mức 9.992,22 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,4%, ngành CNTT không đổi, tài chính tăng 0,1% và bất động sản tăng 0,2%.

Phiên giao dịch cuối năm trầm lắng sau khi Reuters đưa tin Sinopec, gã khổng lồ năng lượng nhà nước Trung Quốc đã đình chỉ hai giám đốc điều hành cấp cao.

Cổ phiếu này thuộc nhóm giảm sâu nhất trên Hang Seng và trong số các cổ phiếu H, mất 5,1%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất là là CSPC Pharmaceutical Group Ltd, tăng 4,7%, Công ty Chứng khoán GF, tăng 3,5% và Shenzhou International Group Holdings Ltd, tăng 3,3%.

Kết thúc phiên 28/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 62,85  điểm (-0,31%), xuống 20.014,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,81 điểm (+0,44%), xuống 2.493,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 25,32 điểm (+0,10%), lên 25.504,20 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp đà tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.245 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,34 - 36,56 triệu đồng/lượng, tăng thêm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.825 đồng/USD, tăng 20 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.155 - 23.245 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Đẩy lùi tín dụng đen và trách nhiệm của các định chế tài chính

Thị trường tài chính tiêu dùng năm 2018 chứng kiến sự gia nhập của nhiều tên tuổi mới như Lotte, Shinhan Card... Điều này được kỳ vọng góp phần giải quyết nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp, đẩy lùi tín dụng đen..>> Chi tiết

Dự cảm thị trường chứng khoán và cơ hội đầu tư 2019

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khép lại năm 2018 đầy sắc màu và cảm xúc, với rất nhiều mặt được lẫn chưa được như kỳ vọng. Nhiều ý kiến nhận định, kho khăn, thách thức trong năm 2019 vẫn còn, nhưng nhiều cơ hội đang mở ra..>> Chi tiết

Đãi thị trường, tìm cổ phiếu trong năm 2019

Với những phiên lao dốc cuối năm 2018, thị trường chứng khoán như “người mới ốm dậy” cần có thời gian để hồi phục. Cánh cửa thị trường năm 2019 sắp mở ra với nhiều thử thách đan xen cơ hội mới..>> Chi tiết

Dòng tiền quốc tế năm 2019 sẽ đi đâu?

Kinh tế toàn cầu được nhận định sẽ có những biến động lớn, kéo theo sự chuyển hướng của dòng vốn đầu tư, nhưng có các dự báo khác nhau về điểm đến. Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến hấp dẫn, nhưng cũng có thể chỉ ở dạng tiềm năng..>> Chi tiết

Có hơn 131.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2018

Trong năm 2018 có 165.285 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, nhưng cũng có 106.965 tạm ngừng hoạt động, hoặc hoàn tất thủ tục giải thể..>> Chi tiết

2019 thách thức kinh tế đến sớm

Bước sang năm 2019, các tổ chức kinh tế hàng đầu đã công bố các báo cáo triển vọng đầu tư với cách nhìn thận trọng, xác định bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm, quan điểm và xu hướng chính trị thay đổi tạo ra những rủi ro..>> Chi tiết

Tin bài liên quan