Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Mừng hụt

(ĐTCK) VN-Index chưa thể chinh phục ngưỡng lịch sử;  Ngân hàng “giữ chân” nhân sự chủ chốt bằng cổ phiếu; Những khoản cổ tức khủng mùa đại hội; Cuộc đua tăng “vũ khí” cạnh tranh margin; Nỗi lo của nhà đầu tư khi số liệu tài chính “nhảy múa”; Chứng khoán Mỹ phục hồi, trong khi Châu Á bị đánh úp vào những phút cuối; G20 thất bại trong việc xoa dịu mối đe dọa chiến tranh thương mại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng phiên thứ 8 liên tiếp

Trong phiên sáng, việc nhóm ngân hàng khởi sắc trở lại, VN-Index đã có lúc phá mức đỉnh mọi thời đại khi leo lên trên mức 1.172 điểm. Tuy nhiên, VNM đuối sức, cùng ROS giảm sàn đã khiến VN-Index đóng cửa dưới mức 1.170 điểm.

Bước sang phiên chiều, một lần nữa VN-Index chinh phục mức điểm đóng cửa cao nhất lịch sử khi leo lại lên trên ngưỡng 1.172 điểm  khi VNM tăng mạnh trở lại, VCB cũng nới rộng đà tăng.

Tuy nhiên, trên đỉnh gió thường mạnh, nên áp lực chốt lời diễn ra khá mạnh sau đó, nhất là tại VNM và VCB, cùng một số mã ngân hàng khác, khiến VN-Index bị đẩy ngược trở lại xuống dưới 1.165 điểm.

Về cuối phiên, nhờ sự khởi sắc bất ngờ của ROS khi được kéo lên mức trần, cùng đà tăng chắc của VIC, BID, MSN, PLX…, nên VN-Index đóng cửa thấp mức điểm của phiên đóng cửa sáng.

VNM bị đẩy ngược xuống tham chiếu 209.000 đồng, VCB thậm chí giảm 0,68%, xuống 73.500.

Một số mã ngân hàng khác cũng giảm như VPB giảm 0,61%, xuống 65.000 đồng, HDB giảm 1,14%, xuống 43.500 đồng.

Một số mã khác cũng góp phần khiến VN-Index không thể phá được mức đóng cửa lịch sử như VRE giảm 2,46%, xuống 51.500 đồng, VJC giảm 0,93%, xuống 203.000 đồng.

Trong khi đó, VIC tăng 3,65%, lên 108.000 đồng. ROS cũng bất ngờ được kéo lên mức trần 155.800 đồng dù đầu phiên sáng bị chốt lời mạnh.

Cũng có sắc tím còn có DRH, NVL, trong khi tăng giá hôm nay trong nhóm bất động sản có thêm FLC, HQC, DIG, ITA, KBC, QCG, EVG, HDC, SJS, KDH, NLG…

Trong khi đó, các mã còn lại như VRE, DXG, VRC, LDG, HDG, NTL, TDH, PDR… đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong các mã lớn, ngoài VCB, VRE giảm, VNM, SAB đứng ở tham chiếu còn lại đều tăng. Ngoại trừ VIC, còn có GAS tăng 0,95%, lên 127.200 đồng, BID tăng 2,35%, lên 43.500 đồng, CTG tăng 0,56%, lên 36.200 đồng, MSN tăng 1,89%, lên 102.400 đồng, PLX tăng 1,64%, lên 86.900 đồng…

STB là mã có thanh khoản tốt nhất với 19,14 triệu đơn vị được khớp, tăng 1,56%, lên 16.250 đồng. SCR ở vị trí tiếp theo với 12,98 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa ở tham chiếu 13.550 đồng.

OCG cũng nổi sóng chiều nay khi đóng cửa ở mức trần 2.220 đồng với 9,32 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua trần tới hơn 5,6 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 1,52 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 208,25 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 520.718 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 22,5 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 581.526 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 3,81 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/3: VN-Index tăng 9,97 điểm (+0,86%), lên 1.169,36 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm (-0,24%), xuống 134,96 điểm; UPCoM-Index giảm 0,44 điểm (-0,71%), xuống 60,64 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 9,029 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên lao dốc 6,8% trong phiên đầu tuần, cổ phiếu Facebook tiếp tục giảm 2,6% trong phiên thứ Ba, gây áp lực lên thị trường, dù mức giảm này đã được hãm đi khá nhiều so với đầu phiên.

Facebook cho biết, họ đã đối mặt với những câu hỏi của Ủy ban Thương mại liên bang về các các dữ liệu cá nhân của người sử dụng bị một công ty phân tích mà chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump thuê đã đánh cắp và sử dụng.

Cả các nhà lập pháp của Mỹ và châu Âu đều yêu cầu Facebook giải thích về các thức Công ty Cambridge Analytica truy cập vào được dữ liệu và vì sao mạng xã hội này lại không thông báo cho người dùng.

Diễn biến này khiến nhiều người dự đoán sẽ có các quy định chặt chẽ hơn được đưa ra với các mạng xã hội. Do đó, Facebook không phải là cổ phiếu mạng xã hội duy nhất giảm trong phiên thứ Ba, mà còn có Snap giảm 2,56%, Twiter giảm tới 10,38%, XF cũng giảm 0,9%.

Dù nhóm cổ phiếu công nghệ vẫn chịu áp lực lớn, nhưng phố Wall vẫn đảo chiều tăng trở lại trong phiên thứ Ba nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu thô tăng mạnh 2%, lên mức cao nhất 3 tuần, kéo nhóm cổ phiếu năng lượng tăng mạnh.

Kết thúc phiên 20/3, chỉ số Dow Jones tăng 116,36 điểm (+0,47%), lên 24.727,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,02 điểm (+0,15%), lên 2.716,94 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 20,06 (+0,27%), lên 7.364,30 điểm.

Cũng giống như phố Wall, chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt phục hồi trở lại trong phiên thứ Ba nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong khi nhóm cổ phiếu công nghệ vẫn chịu áp lực lớn.

Kết thúc phiên 20/3, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 18,34 điểm (+0,26%), lên 7.061,27 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 90,31 điểm (+0,74%), lên 12.307,33 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 29,60 điểm (+0,57%), lên 5.252,43 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch dịp ngày lễ Xuân phân.

Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm, mặc dù giao dịch phần lớn thời gian trong sắc xanh, do nhóm cổ phiếu các công ty mới thành lập không thể bù đắp cho tổn thất ở nhóm cổ phiếu công nghệ do bị chốt lời.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,3% xuống 3.280,95 điểm. Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 0,41% xuống 4.061,05 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính mất 0,01%, ngành tiêu dùng giảm 0,77%, y tế giảm 0,67% và chỉ số bất động sản tăng 0,56%

Nhóm cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất hôm nay là Guodian Namjing Automation Co Ltd, tăng 10,09%, Shenzhen Geoway Co Ltd, tăng 10,07% và Heilongjiang Interchina Water Treatment Co, tăng 10,04%.

Ngược lại, giảm điểm lớn nhất thuộc về  CSSC Holdings Ltd giảm 10,01%, CSSC offshore & Marine Engineering Group Co, giảm 9,98% và Shanghai Baosight Software Co Ltd, giảm 6,39%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm điểm về cuối phiên, sau khi phần lớn thời gian giao dịch tăng điểm, trong bối cảnh nhà đầu tư chốt lời nhóm cổ phiếu công nghệ do ảnh hưởng bởi facebook những ngày gần đây.

Thông tin đáng chú ý hôm nay là chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ đẩy mạnh thị trường chứng khoán Thượng Hải hơn là tăng cường mối quan hệ với thị trường Hồng Kông.

Bằng chứng là gần đây, Bắc Kinh đã đề xuất mở rộng thị trường cho các công ty nước ngoài và chấp thuận thêm nhiều đợt IPO mới, và không giới hạn các nhà đầu tư là trong nước hay nước ngoài.

Ben Kwong, giám đốc điều hành của KGI Asia Ltd. tại Hồng Kông cho biết: "Chắc chắn có một cuộc cạnh tranh về thu hút dòng vốn sẽ diễn ra giữa Hồng Kông và các thị trường đại lục."

Kết thúc phiên 21/3: Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 135,41 điểm (-0,43%), xuống 31.414,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 9,69 điểm (-0,29%), xuống 3.280,95 điểm.

- Vàng SJC hồi nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.800 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,52 - 36,72 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.459 đồng/USD, tăng 9 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.735 - 22.800 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng “giữ chân” nhân sự chủ chốt bằng cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu thưởng, cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ, nhân viên là chính sách đang được nhiều ngân hàng triển khai nhằm giữ chân nhân sự, gia tăng trách nhiệm với ngân hàng của các “ông chủ” nhỏ..>> Chi tiết

Những khoản cổ tức khủng mùa đại hội

Có những tín hiệu cho thấy, không ít doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cổ tức ở mức cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn thị trường..>> Chi tiết

Cuộc đua tăng “vũ khí” cạnh tranh margin

Nhiều công ty chứng khoán đã và đang tăng cường huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vay giao dịch ký quỹ (margin) của nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh sân chơi phái sinh đang mang lại nguồn thu không nhỏ và sản phẩm chứng quyền có bảo đảm sắp ra đời, dự kiến thu hút nhà đầu tư..>> Chi tiết

Nỗi lo của nhà đầu tư khi số liệu tài chính “nhảy múa”

Không chỉ số liệu trên báo cáo tài chính được kiểm toán khác xa với báo cáo tự lập, mà ngay cả những báo cáo đã được kiểm toán đánh giá là “trung thực, hợp lý” cũng vẫn phát sinh những vấn đề sai lệch nghiêm trọng về số liệu..>> Chi tiết

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính phủ vừa quy định nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP..>> Chi tiết

G20 thất bại trong việc xoa dịu mối đe dọa chiến tranh thương mại

Trong tuyên bố chung được phát đi hôm thứ Ba, các nhà lãnh đạo tài chính G20 bác bỏ chủ nghĩa bảo hộ về thương mại, nhưng thất bại trong việc tháo gỡ mối đê dọa về một cuộc chiến thương mại chỉ vài ngày trước khi các mức thuế nhập khẩu kim loại của Mỹ có hiệu lực và Washington sẽ công bố các biện pháp chống lại Trung Quốc..>> Chi tiết

Tin bài liên quan