Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Lựa chọn “tránh bão“

(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Lãi suất khó... đứng yên; Cơ hội với cổ phiếu ngành điện; Dấu hỏi dòng tiền đi đâu?; Cổ phiếu cổ tức cao, lựa chọn “tránh bão” thị trường; Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng ngay trước thềm hội nghị G20; Liệu giá dầu có rơi xuống 40 USD/thùng?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm nhẹ

Trong phiên sáng, thanh khoản thị trường đã nhích lên, nhưng diễn biến phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn khiến VN-Index khá giằng co, và khi bị đẩy về dưới mốc 925 điểm, lực cầu gia tăng đã giúp thị trường hồi phục.

Bước sang phiên chiều, sau 90 phút giao dịch giằng co dưới mốc tham chiếu, VN-Index đã đảo chiều thành công. Tuy nhiên, đà tăng khá hạn chế trước lực đỡ khá yếu khiến thị trường nhanh chóng trở lại sắc đỏ.

Một số mã lớn duy trì đà tăng giúp thị trường cân bằng hơn như VNM tăng 1,3% lên 128.000 đồng, GAS tăng 0,8% lên 90.800 đồng, VCB tăng 0,7% lên 55.400 đồng, CTG tăng 0,7% lên 23.000 đồng, BVH tăng 0,8% lên 95.800 đồng, BID đảo chiều tăng 0,5% lên 31.400 đồng…

Trong khi đó, VIC thu hẹp đà giảm 0,3% xuống 101.700 đồng, MSN chỉ còn giảm 1,2% xuống 80.000 đồng, VHM giảm 1,1% xuống 77.800 đồng, SAB lấy lại mốc tham chiếu.

Tâm điểm đáng chú ý vẫn là MBB. Lực cầu gia tăng mạnh giúp mã này có thời điểm được kéo lên sát trần và kết phiên tại mức giá 21.550 đồng, tăng 3,11%.

Nhóm cổ phiếu thị trường cũng khá phân hóa, trong khi HAG, QCG, ITA, SCR… khởi sắc thì ASM, HQC, FLC, KBC… đứng dưới mốc tham chiếu.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 87.850 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là bán ròng 16,19 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 197.540 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 4,62 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 739.244 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 34,31 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 30/11: VN-Index giảm 0,25 điểm (-0,03%), xuống 926,54 điểm; HNX-Index tăng 0,65 điểm (+0,63%), lên 104,82 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,13%) lên 52,36 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên khởi sắc trước đó, phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng khi mở cửa phiên giao dịch thứ Năm sau biên bản cuộc họp tháng trước của Fed được công bố.

Biên bản cuộc họp cho thấy, các thành viên của Fed đồng ý rằng, việc tăng lãi suất nữa trong năm nay gần như chắc chắn, nhưng cũng đánh dấu một loạt các vấn đề bắt đầu cân nhắc về quan điểm của họ về nền kinh tế, cho thấy mức tăng lãi suất có thể chậm hơn thời gian tới.

Điều này cũng đã được thể hiện trong bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong ngày thứ Tư tại Câu lạc bộ Kinh tế New York.

Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu, các chỉ số quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính.

Ngoài ra, sự thận trọng của nhà đầu tư trước thềm cuộc họp G20 mà tâm điểm là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng khiến phố Wall không duy trì được đà tăng.

Ông Trump hôm thứ Năm đã đưa ra những phát biểu nước đôi về cuộc chiến thương mại này.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm theo lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ sau phát biểu của ông Powell.

Kết thúc phiên 29/11, chỉ số Dow Jones giảm 27,59 điểm (-0,11%), xuống 25.338,84 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,03 điểm (-0,22%), xuống 2.737,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 18,51 điểm (-0,25%), xuống 7.273,08 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần nhờ nhóm cổ phiếu  phòng thủ và xăng dầu, nhưng đà tăng bị hạn chế khá nhiều khi hội nghị G20 đã cận kề với tâm lý thận trọng, chọn cách đứng ngoài của nhiều nhà đầu tư.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,4% lên 22.351,06 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 8/11. Tuần này, chỉ số Nikkei 255 tăng 3,3% và 2% trong tháng 11.

"Nhà đầu tư đang mong đợi một bức ảnh của Trump và Tập mỉm cười và bắt tay sau G20. Họ có thể không đạt được thỏa thuận thương mại trong một ngày, nhưng miễn là có sự xác nhận hai nước sẽ tiếp tục đối thoại trước khi mức thuế 25% Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc bắt đầu vào ngày 1/12019 có hiệu lực, thì có thể thị trường sẽ phản ứng tích cực”, Norihiro Fujito, Giám đốc chiến lược đầu tư của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết.

Cổ phiếu dầu khí đtìm thấy sự hỗ trợ do giá dầu thô tăng, với Inpex Corp tăng 3,0% và Japan Petroleum Exploration tăng 2,3%.

Các cổ phiếu phòng thủ vượt trội so với thị trường chung như Otsuka Holdings tăng 4,5% và Eisai Co tăng 2,2%

Murata Manufacturing tăng 2,5% sau khi công bố kế hoạch kinh doanh trung hạn với mục tiêu biên lợi nhuận 17% và lợi nhuận trên vốn (ROC) hơn 20% vào cuối tháng 3 năm 2022.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, nhưng thanh khoản tiếp tục ở mức thấp do tâm lý nhà đầu tư càng trở nên thận trọng trước cuộc họp G20 sắp khai mạc.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,8% lên 2.588,19 điểm và tăng 0,3% trong tuần. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,1% lên 3.172,69 điểm và tăng 0,9% trong tuần.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng gần 1%, bất động sản tăng 0,9% và y tế tăng 1,3%.

Tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh cho biết, một thỏa thuận thương mại với Mỹ là có thể đạt được tại G20 lần này, nhưng nói thêm rằng Washington phải "công bằng" trong các cuộc đàm phán.

“Kịch bản tồi tệ nhất là Mỹ tăng thuế lên 25%, điều này sẽ có tác động rõ ràng đến các cổ phiếu A và phần còn lại của châu Á. Nhưng tác động sẽ là tạm thời, bởi Trung Quốc sẽ tìm cách đưa ra các chính sách để hỗ trợ ngược trở lại." Zhang Gang, một nhà phân tích tại Central Securities in Shanghai cho biết

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Jiangsu Sunrain Solar Energy Co Ltd, tăng 10,1%, BanBao Co Ltd và SEC Electric Machinery Co tăng 10%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Jinzhou Jixiang Moly Co Ltd and Ginwa Enterprise Group Inc,cả hai giảm 10% và Guangxi Radio and Television Information Network Corp Ltd,  mất 9,6%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu dầu khí, do kỳ vọng các nước sản xuất dầu sẽ cắt giảm nguồn cung. Kỳ vọng tăng lãi suất tăng chậm lại của Fed cũng đã thúc đẩy tâm lý chung.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,2% lên 26.506,75 điểm,và tăng 2,2% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,4% lên 10.621,74 điểm và cũng vào thứ Sáu và tăng 2,2% trong tuần.

Các công ty năng lượng dẫn đầu đà tăng do giá dầu thô phục hồi tăng, sau khi Reuters đưa tin OPEC và Nga đang tiến gần hơn tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Nhờ đó, Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,8%. CNOOC Ltd, một công ty năng lượng Trung Quốc tăng 3,7%, là cổ phiếu tăng giá cao nhất trên Hang Seng và trong số các cổ phiếu H.

Cổ phiếu H tăng tốt thứ 2 là China Resources Land Ltd, tăng 2,7%, và Huaneng Power International Inc, tăng 1,9%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất là ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd,, giảm 2,6%;  GF Securities Co Ltd, giảm 1,7% và China Communications Construction Co Ltd giảm 1,6%.

Kết thúc phiên 30/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 88,46 điểm (+0,40%), lên 22.351,06 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 20,74 điểm (+0,81%), lên 2.588,19 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 55,72 điểm (+0,21%), lên 26.506,75 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.365 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,32 - 36,50 triệu đồng/lượng, giảm thêm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.750 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.275 - 23.365 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lãi suất khó... đứng yên

Lãi suất huy động đã đi lên trong thời gian qua, nên lãi suất cho vay sẽ khó đứng yên. Nếu được kìm chế không tăng trong tháng cuối năm, lãi suất sẽ tăng trong đầu năm 2019..>> Chi tiết

 Cơ hội với cổ phiếu ngành điện

Tự do hóa ngành điện thúc đẩy cạnh tranh và gia tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong ngành điện. Nhiều doanh nghiệp đã báo lãi vượt kế hoạch dù chưa hết năm..>> Chi tiết

Dấu hỏi dòng tiền đi đâu?

Nền kinh tế tăng trưởng vững, nhưng VN-Index lại giảm gần 7% so với đầu năm 2018. Dòng tiền thận trọng hay vơi cạn trên sàn niêm yết?..>> Chi tiết

Cổ phiếu cổ tức cao, lựa chọn “tránh bão” thị trường

Khi thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm, các cổ phiếu có tỷ lệ cổ tức trên thị giá cao trở thành “vịnh tránh bão” của nhiều nhà đầu tư, bởi mức lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm, lại không cần lượng vốn lớn như đầu tư bất động sản và ổn định hơn nhiều kênh đầu tư khác..>> Chi tiết

Liệu giá dầu có rơi xuống 40 USD/thùng?

Nếu cách đây vài tháng, các chuyên gia từng nghĩ tới triển vọng giá dầu 100 USD/thùng thì hiện tại, câu hỏi được đặt ra là liệu giá dầu có rơi xuống mức 40 USD/thùng?..>> Chi tiết